Ảo mộng Một tập các hình ảnh tinh thần thường không có cơ sở trong thực tế. Ảo mộng là một khái niệm xuất phát từ tiếng Hy Lạp, biểu thị một hiện tượng không có trong thực tế. Có nhiều quan niệm khác nhau về ảo mộng: 1) điều mơ tưởng hão huyền, không có thật; 2) điều mơ ước viển vông; 3) là một tình huống thú vị con người rất thích nghĩ đến, hình dung ra nhưng tình huống chắc chắn không diễn ra.
Ảo mộng được truyền cảm hứng bởi trí tưởng tượng được đặc trưng bởi những hình ảnh tinh thần không nhất thiết phải có bất kỳ mối quan hệ nào với thực tế. Trong phân tâm học, tưởng tượng được coi như một cơ chế phòng vệ. Ví dụ, sau khi bị quản đốc khiển trách, một công nhân có thể mơ tưởng về việc tiếp quản công ty và sa thải người giám sát. Tương tự, một đứa trẻ có thể mơ tưởng về việc chạy trốn khỏi nhà để trả thù cha mẹ vì đã trừng phạt mình.
Những tưởng tượng sống động thường là một phần của tuổi thơ, giảm dần khi đứa trẻ lớn lên. Đa số các cá nhân, tưởng tượng không phải là một nguyên nhân đáng lo ngại, miễn là người tưởng tượng nhận thức được rằng tưởng tượng đó không có thật, thì việc hình thành những hình ảnh tinh thần này có thể được coi là bình thường. Tuy nhiên, khi ranh giới giữa tưởng tượng và thực tế trở nên mờ nhạt, có thể là một dạng bệnh tâm thần nào đó đang xuất hiện. Khi các cá nhân liên quan đến tưởng tượng của mình như là thực tế, nó có trở thành một ảo giác. Trong những tình huống như vậy, ảo giác có thể là một triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và cần được bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần đánh giá chuyên môn.
Ảo tưởng là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, những mong muốn vượt quá khả năng thực tế và không diễn ra trong thực tế. Ảo tưởng có thể về bất kỳ điều gì:
Con người có thể đặt kỳ vọng quá mức vào một điều gì đó mà tương lai có thể mang lại cho họ. Ảo tưởng có thể về bản thân mỗi người (ảo tưởng sức mạnh): Do sự tự tin quá mức nên con người có thể ngộ nhận về bản thân mình, mơ mộng về những điều mình không bao giờ làm được. Như vậy, ảo mộng và ảo tưởng đều là những mong muốn không thực tế của con người nên những ảo mộng và ảo tưởng của con người không bao giờ biến thành hiện thực. Nhưng hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nghĩa.
Ảo tưởng gắn với những lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người như ảo tưởng về nghề nghiệp, ảo tưởng về người bạn đời, ảo tưởng về bản thân. Những ảo tưởng này gắn với những mối quan hệ cụ thể của con người với thế giới xung quanh và với chính họ. Nhưng họ đã đánh giá sai lầm về thế giới xung quanh và về bản thân, có xu hướng phóng đại khả năng thực tế nên đặt ra kỳ vọng quá mức, vượt quá khả năng thực tế nên không bao giờ đạt được điều họ mong muốn.
Còn ảo mộng là điều con người mơ mộng không gắn với thực tế, thường là những điều con người mơ ước viển vông, không dựa trên cơ sở thực tế nào nên không thể hiện diện. Người sống trong ảo mộng không bao giờ đạt được điều gì, con người đánh mất bản thân vì những mơ tưởng hão huyền. Khi vỡ mộng con người rơi vào trạng thái chán nản, mất phương hướng.
Ảo mộng là một loại giấc mơ không có cơ sở thực tế nên trở thành viển vông. Người có ảo mộng sẽ bị vỡ mộng. Vì thế, chúng ta không nên có những mơ ước viển vông. Nhưng nếu không có mơ ước thì không thể có sáng tạo, không có động lực để con người phấn đấu đạt được các mơ ước ấy. Để tránh rơi vào Ảo mộng, con người nên mơ ước những điều có cơ sở thực tế, gắn với thực tế, phù hợp với khả năng của mình.
Tài liệu thẢo mộng khảo
- Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, Tâm lý học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997.
- Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên), Từ điển tâm lý, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001.
- Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (đồng chủ biên), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Giáo dục Việt NẢo mộng, 2009.
- Vũ Dũng (Chủ biên), Từ điển thuật ngữ Tâm lý học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2012.