Một sao bản Lễ kí đầu thế kỉ X. | |
Địa điểm | Trung Hoa |
---|---|
Ngôn ngữ | Hán văn |
Thể loại | Tùng văn |
Chủ đề | Lễ nghi |
Thời điểm | Thế kỉ I CN |
Lễ kí (chính văn : 禮記) là nhan đề một kinh điển Nho học, do học giả thời Tây Hán cố công sưu tầm trứ tác của môn đệ đức Khổng Tử và chư gia Xuân Thu Chiến Quốc.
Lịch sử
Ở thời Hán sơ có lệnh tầm khảo những thủ cảo lưu lạc dân gian vì biến động trong và sau phần thư khanh nho. Vì thế, tác gia Lưu Hướng sưu tập được 130 thiên chép về lễ chế Tiên Tần. Dựa theo số cảo bản này, tác gia Đái Đức hiệu chính làm 85 thiên, tạm đặt nhan đề Đại Đái lễ kí (大戴禮記), sau có người cháu ông là Đái Thánh giản ước còn 46 thiên với nhan đề Tiểu Đái lễ kí (小戴禮記). Nguyên bản Đại Đái đã thất tán phần lớn thời Tùy-Đường, chỉ còn 39 thiên ; vì thế, Tiểu Đái là bản Lễ kí toàn vẹn nhất và được lưu hành trong trường kì lịch sử Hán quyển[1].
Khoảng triều Hán Cảnh đế, có Lỗ Cung vương Lưu Dư cho phá Khổng miếu để lập cung thất, vô tình phát hiện cổ bản 56 thiên Lễ kí giấu trong tường[2][3]. Tuy nhiên, ngoài 17 thiên đã có trong Tiểu Đái, những thiên còn lại được gọi chung Dật lễ kí (逸禮記) và không được dùng.
Kể từ triều Hán, Lễ kí được liệt vào kinh điển phải học trong sĩ lâm. Sang giai đoạn Tùy-Đường về sau, Lễ kí càng có vị thế lớn trong việc củng cố ý thức hệ Nho gia, với phương châm lấy lễ nghi làm căn bản trị nhân. Trong không gian Hán tự văn hóa quyển, tùy từng quốc gia và thị tộc lại có cách giảng nghĩa Lễ kí khác nhau.
Lễ kí có cách gọi ít phổ biến hơn là Lễ kinh (禮經), nay đã bỏ.
Văn hóa
Trong thiên niên kỉ thứ nhì sau Công Nguyên, Lễ kí là cứ liệu căn bản để trích dẫn và kiến thiết lễ chế các quốc gia hoặc thị tộc Hán tự văn hóa quyển.
Tham khảo
Liên kết
Tài liệu
- Quốc văn
- Kinh lễ, Nguyễn Tôn Nhan khảo dịch, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1999.
- GS Trần Văn Đoàn, Lễ nghĩa trong nền đạo đức Khổng Mạnh, Quốc lập Đài Loan đại học, Đài Bắc, ngày 04 tháng 10 năm 2003.
- Ngoại văn
- 葉衡選註, 《禮記》, 學生國學叢書, 台北市: 台灣商務印書館, OCLC 37636933
- Buckley Ebrey, Patricia. Confucianism and the Family Rituals in Imperial China. New Jersey: Princeton University Press, 1991.
- Confucius; James Legge; Ch'u Chai; Winberg Chai. Li Chi: Book of Rites. An encyclopedia of ancient ceremonial usages, religious creeds, and social institutions, New Hyde Park, N.Y., University Books [1967]. (originally published in 1885)
- Creel, H.G. Confucius and the Chinese Way. New York: Harper & Row, Publishers, 1949
- Dawson, Raymond (1981), Confucius, Great Britain: The Guernsey Press, ISBN 978-0-19-287536-5.
- de Bary, Wm. Theodore, Wing-tsit Chan, and Buton Watson. Sources of Chinese Tradition. New York and London: Columbia University Press, 1960, ISBN 978-0-231-02255-2
- Holm, Jean, and John Bowker. Sacred Writings. London: Printer Publishers Ltd., 1994
- Jingpan, Chen. Confucius as a Teacher. Beijing: Foreign Languages Press, 1990.
- Lin Yutang. The Wisdom of Confucius. New York: Random House, Inc., 1938.
- Nylan, Michael (2001), The five "Confucian" classics, Yale University Press, ISBN 978-0-300-08185-5.
- Puett, Michael. “Centering the Realm: Wang Mang, the Zhouli, and Early Chinese Statecraft.” in Elman, Benjamin A. and Kern, Martin, eds., Statecraft and Classical Learning: the Rituals of Zhou in East Asian History, pp.129-154.[1]
- Riegel, Jeffrey K. (1993), "Li chi 禮記", trong Loewe, Michael (bt.), Early Chinese Texts: A Bibliographical Guide, Society for the Study of Early China, tr. 293–297, ISBN 978-1-55729-043-4.
- Smith, Howard. Confucius. Great Britain: Charles Scribner's Sons, 1973