Mục từ này cần được bình duyệt
Người tình trên chiến trận/đang phát triển
Phiên bản vào lúc 09:34, ngày 15 tháng 11 năm 2020 của Taitamtinh (Thảo luận | đóng góp) (Taitamtinh đã đổi Người tình trên chiến trận thành Người tình trên chiến trận/đang phát triển: Quá 30 ngày chưa bình duyệt nên chuyển sang không gian bài đang phát triển)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Người tình trên chiến trận
Người tình trên chiến trận - Thanh Tuấn, Lệ Thủy.JPG
Đôi nghệ sĩ Thanh TuấnLệ Thủy trong DVD cải lương Người tình trên chiến trận.
Tác giảMộc Linh
Nguyên Thảo
Vai chínhA Khắc Thiên Kiều
A Khắc Chu Sa
A Khắc Lữ
Cổ Thạch Xuyên
Vai phụBinh tướng Mông Cổ
Quan binh Tây Hạ
Quần chúng Đảng Hạng
Công bốĐầu thập niên 1970
Địa điểmSài Gòn, Flag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hòa
Ngôn ngữTiếng Việt
Chủ đềBi tình, cổ trang, võ hiệp
Đề tàiTuồng Hồ Quảng
Bối cảnhHạn Hải sa mạc đầu thế kỷ XIII

Người tình trên chiến trận là một tuồng cải lương bi tình võ hiệp của soạn giả Mộc LinhNguyên Thảo.

Lịch sử

Tác phẩm Người tình trên chiến trận được đôi soạn giả Mộc LinhNguyên Thảo chấp bút theo một tiểu thuyết võ hiệp nay chưa rõ tên của Hương Cảng, theo trào lưu phim chưởng rất thịnh hành tại Sài Gòn đầu thập niên 1970. Các tác giả trù liệu Người tình trên chiến trận lấy bối cảnh nước Tây Hạ đầu thế kỷ XIII đang chịu họa xâm lăng của các bộ lạc Mông Cổ, nhưng tuồng tích xoay quanh mối tình của hai con người khác huyết thống chứ không chủ trương đề cập chiến sự.

Nội dung

Trên đường chạy loạn, mẹ con Tiêu Kim Yến được một lão lang y Mông Cổ kì dị cứu nạn, lão tỏ ra rất quý trọng dân Đảng Hạng. Quân Mông Cổ sắp sang sông, người Đảng Hạng thua mãi phải để một toán quân nhỏ do Cổ Thạch Xuyên (phu quân Tiêu Kim Yến) cầm đầu chịu hiến thân để phần đông quân dân có thời gian chạy xa hơn.

Cổ Thạch Xuyên cự được ít lâu thì gục hẳn, chàng bị chủ súy Mông Cổ là A Khắc Lữ bẳt giam vì phần nào ông tôn trọng khí phách viên tì tướng này. Nhưng chẳng ngờ đứa con gái nuôi A Khắc Thiên Kiều vì thốt mê dũng khí hiên ngang và cả nhan sắc oai hùng của Cổ Thạch Xuyên mà lén tháo cũi cho chàng trốn thoát.

Tiêu Kim Yến chạy nạn bất thành, bị quân Mông Cổ bắt được, thấy nàng có nhan sắc bèn ép làm tì thiếp tướng A Khắc Lữ. Cổ Thạch Xuyên mấy lần lẻn vào toan cứu nhưng bị đánh thọ trọng thương và bất tỉnh ngay trước trướng Thiên Kiều. Thiên Kiều gọi lão lang tới chữa thương cho Cổ Thạch Xuyên, bất giác mừng ra mặt vì nom Thiên Kiều rất quý mến dân Tây Hạ mà đồng thời đau xót trước sự phụng hiến của nàng.

Chu Sa (con ruột A Khắc Lữ) phát giác, bèn gọi cha tới. Trước sự van lơn chí tình của Thiên Kiều, A Khắc Lữ chẳng nỡ giết Cổ Thạch Xuyên, nhưng để trừ họa, ngài bắt chàng làm nô lệ và chuẩn bị theo đoàn mã phu hộ tống Thiên Kiều về Mông Cổ.

Tiêu lão mẫu sức đã yếu lắm vẫn ráng chống gậy tới doanh Mông Cổ tìm con. Vừa hay gặp lại lão lang y không ăn mặc lem nhem như dạo trước, bà nhận ra chính là Tiêu Minh, người chồng đầu ấp tay gối cách đây mười năm đã biệt tích cùng con gái lớn Tiêu Kim Phụng trong một chuyến đi buôn. Bà gạn hỏi tin con mà ông nghẹn ngào không nói. Bấy giờ Thiên Kiều trong trướng đi ra liền hô thuộc hạ bắt giam Tiêu lão mẫu vì nghi bà dò thám binh tình.

Ngày Thiên Kiều về Mông Cổ, Chu Sa không dằn được nữa bèn kể hết nỗi lòng cho nàng. Vì việc này Chu Sa bị cha quở ghê gớm, trong cơn uất hận, chàng bèn phóng ngựa như bay về đồn Tây Hạ.

Đương lúc quân doanh rối loạn, Tiêu Kim Yến giải thoát cho Cổ Thạch Xuyên, nhưng bị Thiên Kiều bắt gặp. Thiên Kiều sai thuộc hạ hành hạ tàn nhẫn mẹ con Tiêu Kim Yến cho thỏa hờn ghen. Lúc ấy, lão lang Tiêu Minh phải ra can và đành cho nàng rõ cội nguồn, rằng nàng chính là Tiêu Kim Phụng. Cả nhà nhận ra nhau mừng mừng tủi tủi.

Lát sau Chu Sa trở về, mình mẩy bầm dập vì vừa bị quân Tây Hạ đón đánh. Trong cơn tức vô bờ, chàng ra đường gươm định giết Cổ Thạch Xuyên. Nào ngờ A Khắc Thiên Kiều xông ra hứng trọn. Chu Sa vội đỡ lấy Thiên Kiều, trong cơn hấp hối, nàng thổ lộ muốn được chuộc những lỗi lầm với người thân và xin cha nuôi cho họ được về quê cũ. Thiên Kiều chết, Chu Sa cũng rút gươm tự sát.

A Khắc Lữ bần thần cúi đầu nhìn đoàn người Đảng Hạng đi khuất dần. Ngài cứ đứng như pho tượng với những đắng cay mất mát mà không chiến công nào bồi đắp được.

  • A Khắc Lữ
  • A Khắc Chu Sa
  • A Khắc Thiên Kiều (Tiêu Kim Phụng)
  • Cổ Thạch Xuyên
  • Tiêu Kim Yến
  • Tiêu Minh (Tiêu lão lang)
  • Tiêu Thị (Tiêu lão mẫu)
  • Hồ Bạt Đức
  • Binh tướng Mông Cổ [x]
  • Quan binh Tây Hạ [x]
  • Quần chúng Đảng Hạng [x]

Văn hóa

Đầu thập niên 1970, trong khí thế chiến tranh hai miền đang hồi khốc liệt, công chúng thành thị Việt Nam Cộng hòa nói chung rất chuộng các văn hóa phẩm đề cao hòa bình thế giới và hòa giải giữa các dân tộc. Do đó, để làm mới lạ xu hướng này, nghệ thuật miền Nam thường khai thác các đề tài dễ biến ảo như cổ trang, võ hiệp, huyền thoại... Điểm khác lạ nữa mà Người tình trên chiến trận tích cực khai thác, là do chọn bối cảnh xã hội du mục nên buộc đoàn diễn phải chuẩn bị lượng phục trang và đạo cụ rất tốn kém, đặc biệt là nhiều áo giả lông thú trong thời tiết nóng bức ở miền Nam. Vì thế, Người tình trên chiến trận đương thời cũng được xếp vào hạng tuồng chỉ dành cho lớp khán giả thượng lưu, bởi giá vé rất đắt để bù phí tổn, mà đồng thời, chỉ những đoàn lớn mới dựng được. Cũng bởi thế, được diễn tuồng này là cơ hội vàng để vươn lên thành minh tinh của các tài tử ít tên tuổi.

Người tình trên chiến trận ra mắt khán giả trên sân khấu đoàn cải lương Kim Chung (thường gọi Kim Chung 1 để phân biệt với Kim Chung 2 là đoàn cải lương Chuông Vàng ở Hà Nội), sau đó được thâu dĩa nhựa với các tài tử Minh Vương, Thanh Tuấn, Mỹ Châu, Minh Phụng, Thanh Sang, Hồng Nga, Diệp Lang.

Trong khoảng nửa thế kỉ từ lần đầu công diễn, Người tình trên chiến trận vẫn đứng vững ở danh mục 10 vở cải lương đặc sắc[1], với tiêu chí thường xuyên được khán giả yêu cầu và cũng thường xuyên được dựng nhất. Vở diễn là một trong những vai ưu tú của đôi nghệ sĩ Mỹ Châu (thập niên 1970) và Lệ Thủy (thập niên 1990) với hình tượng tiểu thơ A Khắc Thiên Kiều. Các tuyến nhân vật còn lại, nghệ sĩ Diệp Lang với A Khắc Lữ, Minh Vương với A Khắc Chu Sa và Minh Phụng với Cổ Thạch Xuyên cũng được coi là khó ai thế chỗ được.

Khuynh hướng sáng tác và biểu diễn thời này là những vở tuồng cải lương khai thác những mối tình đẫm lệ, đầy trắc trở hoặc những vở tuồng hư cấu dựa theo truyện kiếm khách giang hồ của Kim Dung đang ăn khách tại Sài Gòn. Các đoàn không chỉ biểu diễn tại Sài Gòn mà còn lưu diễn sân bãi ở các tỉnh thành miền Trung, miền Nam. Đa phần các vở có lời ca vàng vọt bi lụy, sướt mướt, hoặc đánh trưởng giật gân, phục trang lộng lẫy. Điều này một phần ảnh hưởng đến khuynh hướng ca diễn của một số sân khấu hiện nay.
Đây là giai đoạn hoàng kim nghệ thuật cải lương. Cách làm từ khuynh hướng sáng tác, ca diễn cho đến cách tổ chức đã in sâu trong tâm trí những người sống với sân khấu cải lương. Nhìn nhận khách quan, xu hướng chung của nghệ thuật diễn cải lương Nam giai đoạn 1955 - 1975 là lối diễn hình thức, khoe giọng ca hay, khoe trang phục đẹp, chưa đi sâu vào tính nhân văn. Từ đó, những vở cải lương của đoàn Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương và Hương Mùa Thu bắt đầu đi vào nghệ thuật diễn có nội tâm nhân vật, nội dung tác phẩm. Các đạo diễn, diễn viên chú ý ca diễn theo sát tình cảm tâm trạng nhân vật, diễn biểu hiện nội dung hiện thực tác phẩm. Chính nghệ thuật diễn sáng tạo đã ảnh hưởng đến khuynh hướng sáng tác, dàn dựng cho các đoàn hát sau 1975.

Tham khảo

Liên kết