Chiến tranh Ayuthaya - Angkor (THẾ KỶ XV) các cuộc xung đột diễn ra giữa vương quốc Ayutthaya của người Thái với vương quốc Angkor của người Khmer, kéo dài trong suốt thế kỷ XV. Cuộc chiến tranh Ayutthaya - Angkor để lại hệ quả chính trị và quân sự lớn ở Đông Nam Á lục địa. Sức ép liên tục của người Thái buộc người Khmer dời bỏ kinh đô ở phía bắc Biển Hồ để đi về phía Nam. Điều này đánh dấu sự kết thúc của đế chế Angkor và Ayutthaya trở thành một bá quyền mới ở vùng trung tâm của Đông Nam Á lục địa.
Bối cảnh của Chiến tranh Ayuthaya - Angkor - Angkor là sự hình thành của một số vương quốc người Thái ở khu vực sông Mekong và Chao Phraya ở thế kỷ XIII - XIV. Những người nói tiếng Thái đã đi theo các thung lũng sông để đi vào lưu vực Mekong và Chao Phraya, tạo ra một số vương quốc mới như Lanna, Sukhothai, Ayutthaya và Lan Xang. Khi người Thái mới bắt đầu xác lập, vương quốc Khmer đang ở trong giai đoạn thịnh đạt. Angkor và Bagan là hai đế chế hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á lục địa. Ảnh hưởng của người Khmer mở rộng tới nhiều vùng đất như cao nguyên Khorat, lưu vực sông Chao Phraya, bán đảo Malay. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII, vương quốc Khmer bắt đầu suy yếu. Điều này diễn ra sau các cuộc chiến tranh với Champa. Trong lúc cuộc xâm lược của quân Mông Cổ làm xáo động vùng Đông Nam Á lục địa. Phật giáo Theravada bắt đầu được du nhập và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các vương quốc người Thái. Những vương quốc như Sukhothai, Lavo… từng phụ thuộc Angkor, nhưng nay tuyên bố độc lập và người Khmer mất quyền kiểm soát nhiều lãnh thổ.
Ayutthaya là vương quốc Thái thành lập ở trung lưu sông Chao Phraya vào năm 1350 bởi nhà vua Ramathibodi. Vương quốc này tồn tại đến năm 1767, phát triển thịnh vượng nhờ sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản và thương mại biển. Đó là cơ sở để Ayutthaya nhang chóng bành trướng thế lực, tấn công Sukhothai ở phía bắc, kiểm soát bán đảo Malay ở phía Nam, tranh giành ảnh hưởng với Lan Xang và tổ chức nhiều cuộc tấn công xâm lược Angkor ở phía đông.
Gần như trong giai đoạn 1350 và 1430, Ayutthaya và Angkor luôn trong tình trạng chiến tranh. Mặc dù vậy do hạn chế tư liệu lịch sử, hiểu biết về Chiến tranh Ayuthaya - Angkor - Angkor và tác động của chúng vẫn rất mờ nhạt. Một số cuộc chiến được cho là diễn ra vào các năm 1350 - 53, 1372 - 73, 1384 - 85, 1388, 1393 - 94, 1408, 1420 - 21, 1431 - 32, tuy nhiên một số sự kiện vẫn còn là chủ đề tranh luận. Đồng thời không phải chỉ có Ayutthaya chủ động xâm lược mà Angkor cũng luôn trong tình trạng sẵn sàng đáp trả, tổ chức hệ thống phòng thủ biên giới cũng như củng cố kinh đô Angkor.
Cuộc xâm lược tranh đầu tiên do đích thân vua Ayutthaya Ramathibodi chỉ huy, quân Thái bao vây Angkor một năm. Nhà vua Khmer Lampong qua đời. Tình thế Angkor được mô tả là khắp nơi chỉ nghe tiếng than khóc của dân chúng. Các tướng bị chết trận hết người này đến người khác. Khi kinh đô bị thất thủ, triều đình và dân chúng Khmer bị bắt đưa về Ayutthaya cùng với vàng bạc, châu báu và tượng thần.
Vào năm 1390, nhân lúc tình hình Ayutthaya biến động, người Khmer tổ chức một cuộc tấn công vào Jalapuri (Chon Buri) và Chandapuri, song bị quân Thái đồn trú đánh bại. Đáp lại, vua Ayutthaya là Ramesuan cử một đạo quân đánh chiếm Angkor. Nhà vua Khmer cử 4 đạo quân chống giữ biên giới, nhưng do một số hoàng thân rút lui, nên người Thái nhanh chóng bao vây Angkor, tuy nhiên phải mất 6 tháng họ mới hạ được thành (1394).
Sau đó, chúng ta biết rất ít về các vị vua trị vì vương quốc Khmer. Điều chắc chắn là họ đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc để xin nhà Minh bảo trợ. Năm 1405, một ông vua như thế đã xuất hiện với tước hiệu Samdach Chao Ponhea. Dưới triều đại này, Angkor tiếp tục gánh chịu các cuộc tấn công của người Thái, gây hệ quả rất nặng nề, tác động lớn tới nền kinh tế, xã hội Angkor. Các cuộc chiến này chủ yếu hướng tới cướp dân, tài nguyên, của cải, các kho báu đền tháp, phá hủy nhà cửa, thành quách… vì thế làm giảm đáng kể số lượng dân Khmer, một phần do bị bắt đưa về Ayutthaya, một phần bỏ chạy về phía nam Biển Hồ.
Cuộc tấn công cuối cùng vào Angkor diễn ra vào năm 1431-32 dưới sự dẫn dắt của vua Borommaracha II. Sau nhiều tháng vây hãm, quân Thái tràn vào Angkor, bắt người, lấy đi các kho báu, sau đó đưa một hoàng tử Ayutthaya lên ngôi vua. Nhà vua Khmer Dhammashokaraja bị giết và con trai ông là Ponhea Yat chạy thoát. Vị vua mới tuyên bố rằng vì có Xiêm là kẻ thù thường gây ra chiến tranh nên trước kia các tỉnh phía tây đông đúc dân cư, nay đã bị mất. Những tỉnh còn lại thuộc về Angkor cũng bị bắt mất nhiều dân, mà người Khmer không có đủ người để đưa đến lập lại. Những tỉnh ở gần biên giới thì không đủ khả năng tổ chức lực lượng bảo vệ khi bị quân thù tấn công. Kinh đô rộng lớn có tường thành vững chắc, nhưng ít người, không đủ phòng vệ... Vì thế kêu gọi người Khmer rời bỏ Angkor để chuyển tới một trung tâm khác. Năm 1434, Chaktomuk (Phnom Penh) được chọn làm kinh đô mới và thời đại Angkor đã kết thúc.
Các sử gia vẫn đang tranh luận về nguyên nhân dời đô của người Khmer, bao gồm vai trò của thương mại hàng hải quốc tế ở Biển Đông hay tình trạng hạn hán và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên Chiến tranh Ayuthaya - Angkor - Angkor chắc chắn là một phần của sự chuyển dịch địa chính trị lớn này. Sự suy yếu của Angkor-đế chế ‘Hindu hóa’ lớn nhất Đông Nam Á mở ra giai đoạn mới của vùng lục địa gắn liền với cuộc chạy đua quyền lực giữa người Việt, người Thái và người Miến.
Tài liệu tham khảo
- Lương Ninh (chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh, Lịch sử Đông Nam Á. Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2015.
- Briggs, Lawrence Palmer. "Siamese Attacks on Angkor Before 1430" (Các cuộc tấn công của Xiêm vào Angkor trước năm 1430), The Far Eastern Quarterly 8, no. 1 (1948): 3-33.
- Briggs, Lawrence Palmer. The Ancient Khmer Empire (Đế chế Khmer cổ xưa) (Volume XLI, Part I. of the Transactions of the American Philosophical Society). Philadelphia, 1951.
- Kasetsiri, Charnvit. The Rise of Ayudhya: A History of Siam in the Fourteenth and Fifteenth Centuries (Sự trỗi dậy của Ayutthaya: Lịch sử Xiêm ở các thế kỷ XIV-XVII). Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1976.
- Wyatt, David K. Thailand: A Short History (Thái Lan: Lịch sử). New Haven: Yale University Press, 1984.
- Chandler, David P. A History of Cambodia (Lịch sử Cambodia). Boulder: Westview Press, 1992.
- Cushman, Richard D., and David K. Wyatt. The Royal Chronicles of Ayutthaya (Các biên niên sử hoàng gia của Ayutthaya). Bangkok: Siam Society, 2000.Buckley, Brendan M., et al., “Climate as a Contributing Factor in the Demise of Angkor, Cambodia” (Khí hậu như một yếu tố góp phần vào sự suy tàn của Angkor Cambodia), PNAS 107, no. 15 (April 13, 2010): 6748–52.