Thuốc chống viêm giảm đau là chế phẩm có tác dụng giảm đau, và chống viêm.
Mục đích
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được kê đơn cho nhiều tình trạng đau khác nhau, bao gồm viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, bệnh gút, đau bụng kinh, bong gân, căng cơ và các chấn thương khác. Chúng cũng được dùng để kiểm soát cơn đau do ung thư và các tác dụng phụ của xạ trị.
Ngoài ra, một số ý kiến chuyên gia còn cho rằng sử dụng thường xuyên aspirin, ibuprofen và các NSAID khác có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ. Tuy nhiên, cần có các thử nghiệm lâm sàng sâu hơn để xác nhận các phát hiện của nhóm tác giả này.
Mô tả
Thuốc chống viêm không steroid làm giảm đau, cứng, sưng và viêm, tuy nhiên không điều trị nguyên nhân gây ra các bệnh hoặc chấn thương đó. Hai loại thuốc trong nhóm này, ibuprofen và naproxen, cũng có tác dụng hạ sốt.
Thuốc có thể bào chế dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng, viên đặt âm đạo, viên nhai, viên giải phóng kéo dài hoặc giải phóng chậm.
Một nhóm NSAID mới hơn được gọi là chất ức chế COX-2 đang được sử dụng thành công để điều trị bệnh nhân có phản ứng dị ứng với NSAID. Các chất ức chế COX-2 cũng ít có khả năng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bệnh nhân, bao gồm các loại thuốc như celecoxib (Celebrex), rofecoxib (Vioxx), etoricoxib (Arcoxia) và valdecoxib (Bextra). Liên quan đến điều trị ung thư, một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng các chất ức chế COX-2 có thể làm giảm nhu cầu kê đơn thuốc gây mê đối với những cơn đau dữ dội.
Liều khuyến cáo
Liều khuyến cáo khác nhau, tùy thuộc vào bệnh nhân, loại thuốc chống viêm không steroid được kê đơn, và dạng bào chế của thuốc. Luôn dùng thuốc chống viêm không steroid theo đúng chỉ dẫn. Nếu sử dụng các loại không kê đơn, hãy làm theo hướng dẫn trên nhãn bao bì. Đối với các loại thuốc kê đơn, hãy kiểm tra với bác sĩ đã kê đơn thuốc hoặc dược sĩ đã kê đơn. Không bao giờ dùng liều lớn hơn hoặc thường xuyên hơn, và không dùng thuốc lâu hơn chỉ dẫn. Bệnh nhân dùng thuốc chống viêm không steroid khi bị viêm khớp nặng phải dùng thường xuyên trong thời gian dài, vì vậy điều quan trọng là phải tiếp tục dùng thuốc, ngay cả khi nó không có tác dụng lúc đầu.
Khi dùng thuốc chống viêm không steroid ở dạng viên nén, viên con nhộng hoặc viên nang, hãy uống cùng với một cốc nước hoặc sữa đầy. Sử dụng đồng thời với thức ăn hoặc thuốc kháng axit sẽ giúp ngăn ngừa kích ứng dạ dày.
Thận trọng
Không dùng acetaminophen, aspirin, hoặc các salicylat khác cùng với các thuốc chống viêm không steroid khác trong hơn một vài ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Không dùng ketorolac (Toradol) khi đang dùng các thuốc chống viêm không steroid khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Người cao tuổi nhạy cảm hơn so với người trẻ tuổi với thuốc chống viêm không steroid, do đó họ có thể dễ bị tác dụng phụ hơn. Một số tác dụng phụ khác, chẳng hạn như các vấn đề về dạ dày, cũng có thể nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi . Một số loại thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật (bao gồm cả phẫu thuật nha khoa), vì vậy bất kỳ ai đang sử dụng thuốc nên thông báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi phẫu thuật. Có thể cần tránh dùng thuốc hoặc chuyển sang loại khác trong những ngày trước khi phẫu thuật.
Không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất kỳ điều gì khác khi sử dụng các loại thuốc này do thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn, choáng váng hoặc kém tỉnh táo gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Các trường hợp đặc biệt khác:
Dị ứng: Nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc.
Phụ nữ có thai: Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc này. Nếu dùng vào cuối thai kỳ, những loại thuốc này có thể kéo dài thời gian mang thai, kéo dài thời gian chuyển dạ, gây ra các vấn đề trong quá trình sinh nở hoặc ảnh hưởng đến tim hoặc lưu lượng máu của thai nhi.
Phụ nữ cho con bú: Một số loại thuốc chống viêm không steroid đi vào sữa mẹ. Phụ nữ đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc này. Một số trường hợp bệnh lý khác cũng nên hỏi tư vấn bác sỹ trước khi sử dụng thuốc, như các vấn đề về ruột hoặc đại tràng, bệnh Crohn, các bệnh về tim, huyết áp cao, rối loại về máu, đái tháo đường, trĩ, hen, bệnh Parkinson, động kinh, nghiện rượu hoặc tâm thần.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ thường gặp nhất là đau dạ dày hoặc chuột rút, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua, nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng và buồn ngủ. Một số tác dụng phụ tạm thời khác cũng có thể xảy ra như đầy hơi, táo bón, thay đổi vị giác, đổ mồ hôi, bồn chồn, khó chịu, lo lắng, run rẩy hoặc co giật. Khi cơ thể bệnh nhân thích nghi với thuốc, các triệu chứng này thường biến mất.
Ngoài ra, các tác dụng không mong muốn hiếm gặp khác cũng có thể xảy ra như phù mặt, sưng bàn tay, bàn chân hoặc cẳng chân, tăng cân nhanh, ngất xỉu, khó thở, tim đập nhanh hoặc không đều, tức ngực. Cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sỹ điều trị.
Tương tác thuốc
Thuốc chống viêm không steroid có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác. Khi điều này xảy ra, tác dụng của thuốc có thể thay đổi và nguy cơ tác dụng phụ có thể lớn hơn. Bất kỳ ai dùng những loại thuốc này nên cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc khác mà họ đang dùng. Trong số các loại thuốc có thể tương tác với thuốc chống viêm không steroid là: các thuốc chống đông máu (Coumadin), các thuốc chống viêm giảm đau khác, Heparin, Tetracycline, Cyclosprorine, Lithium, Phenytoin, và zidovudine (Retrovir).
NSAID cũng có thể tương tác với một số chế phẩm thảo dược được bán dưới dạng thực phẩm chức năng. Trong số các loại thảo mộc được biết là có thể tương tác với NSAID có barberry (Arctostaphylos uva-ursi), cây cỏ sốt (Tanacetum parthenium), hoa anh thảo (Oenothera biennis) và gossypol, một sắc tố thu được từ dầu hạt bông. Trong hầu hết các trường hợp, loại thảo mộc này làm tăng xu hướng kích thích đường tiêu hóa của NSAID. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về các liệu pháp thảo dược mà họ sử dụng thường xuyên cũng như cung cấp cho bác sĩ danh sách các loại thuốc kê đơn khác của họ.
Tài liệu tham khảo
- Beers, Mark H., Robert S. Porter, and Thomas V. Jones, eds. The Merck Manual of Diagnosis and Therapy. 18th ed. Whitehouse Station, NJ: Merck Research Laboratories, 2006.
- Lehne, Richard A. Pharmacology for Nursing Care. 6th ed. St. Louis: Saunders Elsevier, 2007.
- Wilson, Billie A., et al. Nurses Drug Guide 2008. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, 2008.
- Birbara, C. A., A. D. Puopolo, D. R. Munoz, et al. ‘‘Treatment of Chronic Low Back Pain with Etoricoxib, A New Cyclo-Oxygenase-2 Selective Inhibitor: Improvement in Pain and Disability—A Randomized, Placebo-Controlled, 3-Month Trial.’’ Journal of Pain 4 (August 2003): 307–315.
- Gordon, D. B. ‘‘Nonopioid and Adjuvant Analgesics in Chronic Pain Management: Strategies for Effective Use.’’ Nursing Clinics of North America 38 (September 2003): 447–464.
- Graf, C., and K. Puntillo. ‘‘Pain in the Older Adult in the Intensive Care Unit.’’ Critical Care Clinics 19 (October 2003): 749–770.
- Harris, R. E., R. T. Chlebowski, R. D. Jackson, et al. ‘‘Breast cancer and Nonsteroidal Anti-Inflammatory Drugs: Prospective Results from the Women’s Health Initiative.’’ Cancer Research 63 (September 15, 2003): 6096–6101.
- Hatsiopoulou, O., R. I. Cohen, and E. V. Lang. ‘‘Postprocedure Pain Management of Interventional Radiology Patients.’’ Journal of Vascular and Interventional Radiology 14 (November 2003): 1373–1385.
- Meng, C. F., D. Wang, J. Ngeow, et al. ‘‘Acupuncture for Chronic Low Back Pain in Older Patients: A Randomized, Controlled Trial.’’ Rheumatology (Oxford) 42 (December 2003): 1508–1517.
- Bộ môn dược lý- Đại học y Hà Nội. Dược lý lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.