Dòng 15: | Dòng 15: | ||
Tuy nhiên, theo các văn bản chính thức được [[La Mã công giáo hội|Thánh Tòa]] công nhận hoặc cho bổ khuyết các giai đoạn sau, đức Yehoshua là con ông thợ mộc Yosef với bà Miriam. Nhưng Ngài đích thực là Con [[Thiên Chúa]], mà [[Thiên Chúa]] khiến bà Miriam chịu thai nên vẫn đồng trinh. | Tuy nhiên, theo các văn bản chính thức được [[La Mã công giáo hội|Thánh Tòa]] công nhận hoặc cho bổ khuyết các giai đoạn sau, đức Yehoshua là con ông thợ mộc Yosef với bà Miriam. Nhưng Ngài đích thực là Con [[Thiên Chúa]], mà [[Thiên Chúa]] khiến bà Miriam chịu thai nên vẫn đồng trinh. | ||
* Thời vua Horedos Cả, có ba hiền giả ở Đông phương theo vì phúc tinh tới bệ kiến, nói rằng trong dân [[Do Thái]] có vị vua sắp sinh ở Beitlehem. Vua bèn sai người đi giết bé trai từ 2 tuổi trở xuống. Bấy giờ, ông thợ mộc Yosef xin nghỉ tạm ở chuồng ngựa để đỡ vợ là bà Miriam sắp trở dạ. Đêm 24 rạng 25 tháng 12, bà Miriam hạ sinh một bé trai và đặt trong máng cỏ, ba hiền giả trờ tới dâng lễ vật và lạy mừng. Vì thế, đứa bé được định danh '''Yehoshua''' (cứu rỗi). Chừng canh ba, thiên sứ báo mộng cho ông Yosef đưa vợ con trốn sang [[Ai Cập]]. Nhờ thế mà thoát nạn. Mươi năm sau, vua Horedos Cả mất, gia đình thánh lại về bản quán Beitlehem làm ăn. Cậu bé Yehoshua được cha cho đi chăn chiên và thi thoảng học nghề mộc, nên về sau Ngài được gọi '''Đấng Chủ Chăn''', các tín đồ xưng ''con chiên'' của Ngài. | * Thời vua Horedos Cả, có ba hiền giả ở Đông phương theo vì phúc tinh tới bệ kiến, nói rằng trong dân [[Do Thái]] có vị vua sắp sinh ở Beitlehem. Vua bèn sai người đi giết bé trai từ 2 tuổi trở xuống. Bấy giờ, ông thợ mộc Yosef xin nghỉ tạm ở chuồng ngựa để đỡ vợ là bà Miriam sắp trở dạ. Đêm 24 rạng 25 tháng 12, bà Miriam hạ sinh một bé trai và đặt trong máng cỏ, ba hiền giả trờ tới dâng lễ vật và lạy mừng. Vì thế, đứa bé được định danh '''Yehoshua''' (cứu rỗi). Chừng canh ba, thiên sứ báo mộng cho ông Yosef đưa vợ con trốn sang [[Ai Cập]]. Nhờ thế mà thoát nạn. Mươi năm sau, vua Horedos Cả mất, gia đình thánh lại về bản quán Beitlehem làm ăn. Cậu bé Yehoshua được cha cho đi chăn chiên và thi thoảng học nghề mộc, nên về sau Ngài được gọi '''Đấng Chủ Chăn''', các tín đồ xưng ''con chiên'' của Ngài. | ||
− | * Những năm vua Horedos Antipes trị vì, trong dân gian đã kháo nhau về một '''Đấng Cứu Thế''' (Mashiakh) sắp xuất hiện để cứu chuộc nhân quần. Ở bến sông Hayarden thường có ông Yohanan Tẩy Giả múc nước rửa tội cho các người hối lỗi, dân chúng vì thế kéo tới coi rất đông. Nhưng ông tuyên bố mình không phải Đấng Cứu Thế, mà chỉ là người đợi Ngài xuất hiện. Thình lình trong đám đông có một thanh niên chừng ba chục tuổi xuống xin thanh tẩy, ông cảm thấy chính là Người mình mong bấy lâu, bèn | + | * Những năm vua Horedos Antipes trị vì, trong dân gian đã kháo nhau về một '''Đấng Cứu Thế''' (Mashiakh) sắp xuất hiện để cứu chuộc nhân quần. Ở bến sông Hayarden thường có ông Yohanan Tẩy Giả múc nước rửa tội cho các người hối lỗi, dân chúng vì thế kéo tới coi rất đông. Nhưng ông tuyên bố mình không phải Đấng Cứu Thế, mà chỉ là người đợi Ngài xuất hiện. Thình lình trong đám đông có một thanh niên chừng ba chục tuổi xuống xin thanh tẩy, ông cảm thấy chính là Người mình mong bấy lâu, bèn miễn cưỡng tuân theo bởi biết mình không xứng. |
* Sau khi nhận phép tẩy, đức Yehoshua vâng lời Chúa Thánh Linh mà bỏ nhà vào hoang mạc, kiêng khem 40 ngày đêm, cam chịu mọi phiền trách của quỷ sứ cám dỗ. Khi quỷ thất bại bỏ đi rồi, các thiên sứ bèn tới hầu việc. | * Sau khi nhận phép tẩy, đức Yehoshua vâng lời Chúa Thánh Linh mà bỏ nhà vào hoang mạc, kiêng khem 40 ngày đêm, cam chịu mọi phiền trách của quỷ sứ cám dỗ. Khi quỷ thất bại bỏ đi rồi, các thiên sứ bèn tới hầu việc. | ||
* Đức Yehoshua lại rời hoang mạc đi khắp Yehudah thâu nạp môn đồ, lập thành [[Mười hai tông đồ|Nhóm Mười Hai]] trứ danh. Họ theo chân Chúa đi khắp nơi thuyết giáo và chữa bệnh, mà sự kiện lừng lẫy nhất là [[Bài giảng trên núi]]. Cùng dân theo Ngài mỗi lúc một đông. | * Đức Yehoshua lại rời hoang mạc đi khắp Yehudah thâu nạp môn đồ, lập thành [[Mười hai tông đồ|Nhóm Mười Hai]] trứ danh. Họ theo chân Chúa đi khắp nơi thuyết giáo và chữa bệnh, mà sự kiện lừng lẫy nhất là [[Bài giảng trên núi]]. Cùng dân theo Ngài mỗi lúc một đông. | ||
Dòng 23: | Dòng 23: | ||
* Theo một dữ kiện khác, xuất hiện ở giai đoạn trễ hơn, vốn dĩ quan tổng trấn [[Pontius Pilatus]] cho phép dân [[Do Thái]] chọn ơn sá hoặc đức Yehoshua hoặc tướng cướp Yeshua Barabba nhân lễ Quá Hải. Người [[Do Thái]] đồng lòng chọn Chúa Yehoshua. Tuy nhiên, đức Yehoshua nguyện chết thay cho tên cướp để hiến Mình cho sự cứu rỗi nhân loại. | * Theo một dữ kiện khác, xuất hiện ở giai đoạn trễ hơn, vốn dĩ quan tổng trấn [[Pontius Pilatus]] cho phép dân [[Do Thái]] chọn ơn sá hoặc đức Yehoshua hoặc tướng cướp Yeshua Barabba nhân lễ Quá Hải. Người [[Do Thái]] đồng lòng chọn Chúa Yehoshua. Tuy nhiên, đức Yehoshua nguyện chết thay cho tên cướp để hiến Mình cho sự cứu rỗi nhân loại. | ||
* Mươi hôm sau, ở trong động phát ra một vầng sáng lạ. Các môn đồ bèn vần tảng đá chèn cửa động ra coi, nhưng họ không thấy gì và bỏ đi. Rốt cuộc chỉ có nàng Miriam Migdad gặp một bóng Người áo trắng lướt qua, bèn nhận ra Chúa Yehoshua. Nhưng Ngài không cho chạm tới để giữ Mình trong sạch trước khi kiến diện Đức Chúa Cha, bèn dặn nàng, bảo các tông đồ hãy tới hồ Galil để gặp Ngài lần nữa. Học trò bèn kéo nhau ra bờ hồ Galil, thấy Mình Chúa tỏa sáng. Ngài huấn thị họ đi khắp nơi rao Tin Mừng về sự cứu chuộc, rồi Chúa thăng thiên. | * Mươi hôm sau, ở trong động phát ra một vầng sáng lạ. Các môn đồ bèn vần tảng đá chèn cửa động ra coi, nhưng họ không thấy gì và bỏ đi. Rốt cuộc chỉ có nàng Miriam Migdad gặp một bóng Người áo trắng lướt qua, bèn nhận ra Chúa Yehoshua. Nhưng Ngài không cho chạm tới để giữ Mình trong sạch trước khi kiến diện Đức Chúa Cha, bèn dặn nàng, bảo các tông đồ hãy tới hồ Galil để gặp Ngài lần nữa. Học trò bèn kéo nhau ra bờ hồ Galil, thấy Mình Chúa tỏa sáng. Ngài huấn thị họ đi khắp nơi rao Tin Mừng về sự cứu chuộc, rồi Chúa thăng thiên. | ||
+ | ==Văn hóa== | ||
+ | Theo truyền thống, sự đời Chúa Yehoshua là nguồn gốc các thánh lễ sau : | ||
+ | * Bí tích thánh thể : Mỗi Chúa Nhật hàng tuần, sau khi hết nghi thức cầu kinh, các con chiên đến trước bàn Tiệc Ly để nhận ơn sủng, nghĩa là các linh mục đặt bánh đa vào miệng cho. | ||
+ | * Tiệc Ly (thay lễ Quá Hải) : Diễn ra ngày thứ Năm đầu tháng Ba, gồm bánh đa (Mình) và rượu nho (Máu). | ||
+ | * Phục Sinh : Diễn ra tháng Ba hoặc Tư tùy năm, phỏng theo lễ Quá Hải, cộng đoàn luộc trứng gà để tặng nhau làm phúc. | ||
+ | * Giáng Sinh : Diễn ra ngày 25 tháng 12 hàng năm, các gia đình quây quần dùng tiệc, nghi thức không nhất thiết cầu kì. Trước ngày 25 là hôm 24 gọi lễ Vọng, trẻ con được đi gõ cửa các nhà xin kẹo. | ||
==Tham khảo== | ==Tham khảo== | ||
* [[Cơ Đốc giáo]] | * [[Cơ Đốc giáo]] |
Phiên bản lúc 23:01, ngày 4 tháng 11 năm 2020
Yehoshua là húy vị lĩnh tụ và truyền giáo sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất ý thức hệ Cơ Đốc.
Danh hiệu
Theo cổ sự kí, đức Yehoshua vốn người Do Thái, nhưng giáng sinh ở thời toàn bộ miền Knʿn tùy thuộc La Mã đế quốc. Hơn nữa, theo truyền thống, cứ liệu cổ nhất nhắc đến danh Ngài là Tân Ước lại soạn bằng Hi văn, cho nên các danh hiệu Ngài thường được hậu thế dùng ba ngữ hệ Ivrit, Hi Lạp và La Mã. Trong thời kì thực dân, các giáo sĩ La Mã thường phổ biến Thánh Kinh bằng Ý ngữ và Anh ngữ, nên tới nay có 5 ngôn ngữ thông dụng nhất để xướng danh Ngài khi thánh lễ.
- Húy danh : Yehoshua (ישוע)
- Biệt danh : Yehoshua con Yosef (ישוע בר יוסף), Yehoshua xứ Natzeret (ישוע בר נצרת)
- Xước hiệu : Khristós (Χριστός), Mashiakh (משיח), INRI (IESVS NAZARENVS REX IVDÆORVM)
- Thụy hiệu : Yehoshua Khristos
- Tôn xưng : Đức Chúa Yehoshua, Đức Chúa Con, Đức Ngài
Lịch sử
Theo truyền thống, cứ liệu chính thức về hành trạng đức Yehoshua là trong Tứ đại phúc âm, hay cách khác, Ngài là nhân vật trung tâm của Tân Ước. Từ đó, tùy mỗi hệ phái Cơ Đốc giáo lại có cách diễn giảng khác, nhưng tựu trung các sự kiện chính không đổi.
Các thủ cảo cổ nhất chỉ chép đại khái rằng, đức Yehoshua quán tại xứ Galil miền Knʿn cực Tây La Mã đế quốc. Năm ba mươi tuổi, Ngài được Thiên Chúa mặc khải nên bắt đầu đi truyền giáo lý, mà nhờ đó khai sáng Cơ Đốc giáo khắp Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, theo các văn bản chính thức được Thánh Tòa công nhận hoặc cho bổ khuyết các giai đoạn sau, đức Yehoshua là con ông thợ mộc Yosef với bà Miriam. Nhưng Ngài đích thực là Con Thiên Chúa, mà Thiên Chúa khiến bà Miriam chịu thai nên vẫn đồng trinh.
- Thời vua Horedos Cả, có ba hiền giả ở Đông phương theo vì phúc tinh tới bệ kiến, nói rằng trong dân Do Thái có vị vua sắp sinh ở Beitlehem. Vua bèn sai người đi giết bé trai từ 2 tuổi trở xuống. Bấy giờ, ông thợ mộc Yosef xin nghỉ tạm ở chuồng ngựa để đỡ vợ là bà Miriam sắp trở dạ. Đêm 24 rạng 25 tháng 12, bà Miriam hạ sinh một bé trai và đặt trong máng cỏ, ba hiền giả trờ tới dâng lễ vật và lạy mừng. Vì thế, đứa bé được định danh Yehoshua (cứu rỗi). Chừng canh ba, thiên sứ báo mộng cho ông Yosef đưa vợ con trốn sang Ai Cập. Nhờ thế mà thoát nạn. Mươi năm sau, vua Horedos Cả mất, gia đình thánh lại về bản quán Beitlehem làm ăn. Cậu bé Yehoshua được cha cho đi chăn chiên và thi thoảng học nghề mộc, nên về sau Ngài được gọi Đấng Chủ Chăn, các tín đồ xưng con chiên của Ngài.
- Những năm vua Horedos Antipes trị vì, trong dân gian đã kháo nhau về một Đấng Cứu Thế (Mashiakh) sắp xuất hiện để cứu chuộc nhân quần. Ở bến sông Hayarden thường có ông Yohanan Tẩy Giả múc nước rửa tội cho các người hối lỗi, dân chúng vì thế kéo tới coi rất đông. Nhưng ông tuyên bố mình không phải Đấng Cứu Thế, mà chỉ là người đợi Ngài xuất hiện. Thình lình trong đám đông có một thanh niên chừng ba chục tuổi xuống xin thanh tẩy, ông cảm thấy chính là Người mình mong bấy lâu, bèn miễn cưỡng tuân theo bởi biết mình không xứng.
- Sau khi nhận phép tẩy, đức Yehoshua vâng lời Chúa Thánh Linh mà bỏ nhà vào hoang mạc, kiêng khem 40 ngày đêm, cam chịu mọi phiền trách của quỷ sứ cám dỗ. Khi quỷ thất bại bỏ đi rồi, các thiên sứ bèn tới hầu việc.
- Đức Yehoshua lại rời hoang mạc đi khắp Yehudah thâu nạp môn đồ, lập thành Nhóm Mười Hai trứ danh. Họ theo chân Chúa đi khắp nơi thuyết giáo và chữa bệnh, mà sự kiện lừng lẫy nhất là Bài giảng trên núi. Cùng dân theo Ngài mỗi lúc một đông.
- Các thầy thượng tế Do Thái bắt đầu bất an vì sức ảnh hưởng của đức Yehoshua cùng Tân Thánh Hội, nhưng họ không biết rõ nhan Ngài. Các thầy bèn đem 30 cắc bạc mua chuộc môn đồ Yehudah Ishkerayot, lại thưa lời khống lên quan tổng trấn Pontius Pilatus.
- Chúa Yehoshua biết ngày phán xét đã gần, bèn sai các tông đồ soạn Tiệc Ly, Ngài lộ phần nào những điều sắp xảy đến với Mình, nhưng không nói ai là kẻ phản Thầy phản bạn. Khi Chúa đang dẫn các học trò thăm vườn Gatshmanim, Yehudah Ishkerayot bỗng tới ôm hôn Ngài, lập tức quân La Mã ập vào bắt Ngài đi. Các tông đồ vừa sợ vừa muốn cứu Thầy, bèn tản mác chạy cả.
- Nhằm lễ Quá Hải, sau khi không tra khảo được gì, quan xét Pontius Pilatus bèn khép đức Yehoshua vào tội huyên truyền dị đoan, bắt Chúa dong từ nhà ngục lên đồi Gulgolet, rồi đóng đinh câu rút treo Ngài lên thập giá đến chết khô. Tương truyền, một binh sĩ La Mã đã thúc ngọn giáo vào mạng sườn Chúa cho rỉ máu, còn một trưởng quan thì đóng tấm bảng INRI (Iesus người Nazaret, vua dân Do Thái) lên đầu thập giá. Thánh thể được các môn đồ lén đem xuống rồi đưa vào một thạch động ở Gatshmanim.
- Theo một dữ kiện khác, xuất hiện ở giai đoạn trễ hơn, vốn dĩ quan tổng trấn Pontius Pilatus cho phép dân Do Thái chọn ơn sá hoặc đức Yehoshua hoặc tướng cướp Yeshua Barabba nhân lễ Quá Hải. Người Do Thái đồng lòng chọn Chúa Yehoshua. Tuy nhiên, đức Yehoshua nguyện chết thay cho tên cướp để hiến Mình cho sự cứu rỗi nhân loại.
- Mươi hôm sau, ở trong động phát ra một vầng sáng lạ. Các môn đồ bèn vần tảng đá chèn cửa động ra coi, nhưng họ không thấy gì và bỏ đi. Rốt cuộc chỉ có nàng Miriam Migdad gặp một bóng Người áo trắng lướt qua, bèn nhận ra Chúa Yehoshua. Nhưng Ngài không cho chạm tới để giữ Mình trong sạch trước khi kiến diện Đức Chúa Cha, bèn dặn nàng, bảo các tông đồ hãy tới hồ Galil để gặp Ngài lần nữa. Học trò bèn kéo nhau ra bờ hồ Galil, thấy Mình Chúa tỏa sáng. Ngài huấn thị họ đi khắp nơi rao Tin Mừng về sự cứu chuộc, rồi Chúa thăng thiên.
Văn hóa
Theo truyền thống, sự đời Chúa Yehoshua là nguồn gốc các thánh lễ sau :
- Bí tích thánh thể : Mỗi Chúa Nhật hàng tuần, sau khi hết nghi thức cầu kinh, các con chiên đến trước bàn Tiệc Ly để nhận ơn sủng, nghĩa là các linh mục đặt bánh đa vào miệng cho.
- Tiệc Ly (thay lễ Quá Hải) : Diễn ra ngày thứ Năm đầu tháng Ba, gồm bánh đa (Mình) và rượu nho (Máu).
- Phục Sinh : Diễn ra tháng Ba hoặc Tư tùy năm, phỏng theo lễ Quá Hải, cộng đoàn luộc trứng gà để tặng nhau làm phúc.
- Giáng Sinh : Diễn ra ngày 25 tháng 12 hàng năm, các gia đình quây quần dùng tiệc, nghi thức không nhất thiết cầu kì. Trước ngày 25 là hôm 24 gọi lễ Vọng, trẻ con được đi gõ cửa các nhà xin kẹo.