Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Truyện đã qua/đang phát triển”
Dòng 146: Dòng 146:
 
{{cquote|''Này, các ông độc ác vừa vừa thôi ! Thằng bé vừa lùa mấy con vịt qua cái ruộng ngập thối, thế mà các ông nỡ phạt nó như thế à ?''<br>''Thử hỏi rằng : Cái ruộng gặt vừa rồi, các ông để rải suốt dọc đường mấy chục tấn thóc, lúa rơi vãi đầy đồng. Người ta đi mót đi quét, các ông cũng cấm. Lúa ở ruộng để thối ra thì không sao, xã viên động đến là phạt. Làm việc cho dân cũng một vừa hai phải thôi, hách dịch quá ngày xưa.''<br>''Tôi thách đấy ! Nhà anh có giỏi, cứ đưa tôi lên trung ương. Tôi cũng không sợ. Có tám cái con vịt ranh ấy, mà phạt người ta giững ba mươi công.''|||Phân cảnh bà cụ khiếu nại}}
 
{{cquote|''Này, các ông độc ác vừa vừa thôi ! Thằng bé vừa lùa mấy con vịt qua cái ruộng ngập thối, thế mà các ông nỡ phạt nó như thế à ?''<br>''Thử hỏi rằng : Cái ruộng gặt vừa rồi, các ông để rải suốt dọc đường mấy chục tấn thóc, lúa rơi vãi đầy đồng. Người ta đi mót đi quét, các ông cũng cấm. Lúa ở ruộng để thối ra thì không sao, xã viên động đến là phạt. Làm việc cho dân cũng một vừa hai phải thôi, hách dịch quá ngày xưa.''<br>''Tôi thách đấy ! Nhà anh có giỏi, cứ đưa tôi lên trung ương. Tôi cũng không sợ. Có tám cái con vịt ranh ấy, mà phạt người ta giững ba mươi công.''|||Phân cảnh bà cụ khiếu nại}}
 
{{cquote|''Giời ơi có thấu chăng giời ; Kẻ thời nhờn mép người vêu mõm im.''|||Phân cảnh bà cụ Thích}}
 
{{cquote|''Giời ơi có thấu chăng giời ; Kẻ thời nhờn mép người vêu mõm im.''|||Phân cảnh bà cụ Thích}}
==Xem thêm==
+
==Tham khảo==
 
* ''[[Gia phả của đất (phim)|Gia phả của đất]]'' (phim truyền hình, 2016)
 
* ''[[Gia phả của đất (phim)|Gia phả của đất]]'' (phim truyền hình, 2016)
==Tham khảo==
+
==Liên kết==
<references/>
+
{{reflist|4}}
 
[[Thể loại:Trần Phương]]
 
[[Thể loại:Trần Phương]]
 
[[Thể loại:Phim truyền hình Việt Nam]]
 
[[Thể loại:Phim truyền hình Việt Nam]]

Phiên bản lúc 18:50, ngày 25 tháng 10 năm 2020

Truyện đã qua
Đề tàiChính luận
Biên kịchHoàng Thùy Nguyên
Hoàng Minh Tường (tiểu thuyết)
Đạo diễnTrần Phương
Lê Minh Tuấn
Tường thuậtPhú Thăng
Hòa âmTuấn Phương
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Trường quayHà Nội
Nhiếp ảnhTrần Quang Vinh
Hiệu đínhNguyễn Thị Thu Huệ
Phối quayLê Gia Hiếu
Hoàng Linh
Thời lượng75 phút x 4 tập
Hãng chế tácHãng phim Truyền hình Việt Nam
Hãng phân phốiĐài truyền hình Việt Nam
LQTT Productions
Phát hành
Kênh chiếuVTV1
Dạng ảnhSD
Nơi công bốViệt Nam
Công bố2000

Truyện đã qua[1] là một phim chính luận do Trần Phương đạo diễn, xuất phẩm năm 2000 tại Hà Nội.

Lịch sử

Truyện phim phỏng theo tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc của tác giả Hoàng Minh Tường, được Nhà xuất bản Văn Học đã ấn hành năm 1996 và đoạt Giải thưởng Văn học năm 1997. Sau khi bổ sung cuốn Đồng sau bão (2000) thì gộp hai cuốn thành Gia phả của đất[2][3].

"Thủy hỏa đạo tặc" vốn là nỗi lo ngàn đời của nông dân Việt Nam đối với mùa màng : "Thủy hỏa" là thiên tai, còn "đạo tặc" chính là những con người chịu ơn cây lúa mà sẵn sàng phá lúa. Phim cũng đề cập những vấn đề nổi cộm ở nông thôn Bắc Bộ hiện đại: Nạn tranh thủ bè cánh trong chính quyền, mâu thuẫn giữa các dòng họ và đặc biệt giải pháp tăng năng suất lao động trong bối cảnh cơ chế không theo kịp tiến triển thời đại.

Nội dung

Người dân quê tôi suốt một đời gắn bó với đất. Đất nuôi sống chúng tôi, và đất cũng chia sẻ những ngọt ngào đắng cay với con người. Một vụ mùa bội thu đã đến, lúa lại rì rào kể về những truyện đã qua của làng quê trong những ngày chống lại nạn thủy hỏa đạo tặc để có được hôm nay - cái ngày mà người dân quê tôi đã thực sự làm chủ ruộng đất quê mình.

— Tựa đầu phim

Phim lấy bối cảnh xã Thanh Bình thuộc vùng chiêm trũng huyện Giang Thủy năm 1978. Đất nước vừa trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, hòa bình vãn hồi khiến nhịp sống nông thôn thảnh thơi dần. Trong khi huyện ủy vẫn kiên định chủ trương "hợp-tác-xã hóa" chỉ hợp với điều kiện thời chiến thì nông dân không còn thiết tha với đất, viện mọi lí cớ để trốn ngày công khiến ngoài đồng hoang vắng, hễ đến kì giáp hạt lại có nạn đói.

Trong tập thể với đa số người chây ỳ và kẻ tham ô, chỉ có chủ nhiệm Cơ hết lòng với ruộng đồng. Nhưng sâu thẳm, mục đích thực của anh chỉ là leo dần chức vụ trong đảng, vì bản chất phương thức anh làm vốn đã bộc lộ điểm yếu và bị bà con hờ hững từ lâu. Dù đã có vợ và con cái đủ nếp tẻ, anh vẫn lén qua lại với Vy - người đàn bà có chồng là bộ đội tại ngũ. Tại hội nghị huy động lương thực cấp huyện, nghe mọi người xúi giục, Cơ liều mạng tuyên bố chỉ tiêu góp 600 tấn lương thực nghĩa vụ cho mùa gặt tới - điều không tưởng trong điều kiện thực tế Thanh Bình. Cũng tại bữa tiệc thịt chó sau hội nghị, Cơ hùa theo nhóm cán bộ huyện xúi nhà báo Đặng Hoài làm một phóng sự bốc thơm Thanh Bình là "điển hình tiên tiến" của cả huyện Giang Thủy. Nhưng tình cờ Hoài tới nhà tìm Cơ, chụp liền bức ảnh vợ anh lùa lợn rồi giật tít chị này là "kiện tướng chăn nuôi". Sự kiện khiến cả xã vô cùng phẫn nộ, coi vợ chồng anh là lũ đã ăn cắp còn háo danh, chà đạp cả xã và chi bộ. Lão nông Trạc vì căm Cơ từ trước, lại cho rằng anh cướp công lao mồ hôi nước mắt của mình, bèn đơm đơn kiện ra huyện, không ngờ cán bộ huyện giấu nhẹm đi. Viên cán bộ dùng việc này vừa đỡ cho Cơ, vừa để buộc Cơ cho phòng cán bộ cấy nhờ 2 mẫu ruộng để "tự túc lương thực".

Nhân vì bài báo quá chướng mắt, phó bí thư Triển (thuộc cánh họ Đào) đưa Cơ ra công kích trước cuộc họp chi bộ hòng chặn đứng đường thăng tiến của anh. Trong lúc đầu óc Cơ chỉ nghĩ đến khắc phục bão lũ thì Triển vẫn ra sức trói anh bằng lời lẽ chỉ trích. Trong khi đó, chồng Vy đột ngột trở về sau mười năm đằng đẵng, cô sợ quá bèn tìm cách lánh mặt Cơ và bóng gió đòi cắt đứt với anh. Vy chỉ còn biết dựa vào Luyến - em ông Trạc. Luyến cưới chưa được ba hôm thì chồng đi chiến trường rồi hi sinh, tập quán làng quê buộc chị phải ở vậy đến hết đời. Chị phải xin anh trai cho ra ở riêng, làm thủ kho hợp tác xã. Dù được đảng bộ và xã viên đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm, nhưng thi thoảng chị vẫn phải để lão Cản (đội trưởng đội 10, thuộc cánh họ Đào) ăn cắp thóc về nuôi vợ và đàn con. Vợ Cản không đẻ được con trai, y sinh lòng phẫn uất, bèn thừa đêm thanh vắng hiếp dâm Luyến. Luyến vừa phản đối vừa đồng tình, bởi từ lâu cũng khao khát có con.

Trận bão số 10 quét qua Thanh Bình, để lại diện tích ngập trắng rất lớn cùng nguy cơ không đủ chỉ tiêu góp nghĩa vụ. Tuy nhiên, dù ngầm đánh giá được rằng, diện tích lúa còn lại vẫn "không đến nỗi chết đói", thư ký Lõa (thuộc cánh họ Đào) cứ nêu con số phóng đại 70% mất trắng để xin huyện trợ cấp lương thực cứu đói. Trong một cuộc xô xát của xã viên vì thấy chia lúa không đều, Cơ bị thằng Thiết con ông Trạc sơ ý ném đá vỡ đầu, phải đi bệnh viện cấp cứu. Lúc mới tỉnh lại, Cơ bị Lõa dùng lời đường mật ép ký vào biên bản gửi lên huyện xin trợ cấp - điều mà Cơ cho rằng làm nhục đảng bộ xã.

Luyến biết mình có chửa, không lâu sau thì cả xã biết và đặt vè. Triển đem Luyến ra đấu tố trước đảng bộ, đòi khai trừ đảng vĩnh viễn. Nhưng tại cuộc họp, Thành - chồng Vy mới ở chiến trường về - ra mặt phản đối, đòi trả lại thanh danh cho Luyến. Anh bỏ về trước khi tan họp.

Đạt - con bí thư Điền - đang trong quá trình huấn luyện quân sự, thường viện mọi cớ để được về thăm Thắm (con ông Trạc). Ông Điền phát hiện, liền bị Đạt vặc lại bằng những vấn đề mà chính ông bất lực: Ăn chia lúa không đều trong xã viên, một bộ phận cán bộ xã thoái hóa biến chất. Ông Điền không dám để Đạt qua lại với Thắm vì sợ mang tiếng thông gia với ông Trạc - người vừa bất mãn với chính sách tập thể hóa vừa nằng nặc đòi rời hợp tác xã để làm ăn riêng. Rốt cuộc, dù không vừa lòng nhau, hai ông phải cho phép các con qua lại.

Ông Trạc bị công an áp tải lên huyện, tưởng phải đi biệt giam cải tạo rất lâu, nhưng chỉ bị bắt đem sách phổ biến kiến thức tập thể hóa về nhà nghiên cứu và viết bài thu hoạch. Sau ông bỏ hợp tác xã đi chăn , còn cháu ông là Thành thì học nghề mộc. Một hôm thấy xã viên ùn ùn gánh lúa vừa gặt về sân nhà mình, Thành mới hay các đội dấm dúi bòn thóc của hợp tác xã vì không muốn bị lối chia chác bất công cướp không. Anh bèn chạy sang nhà Cơ khuyên nên tìm cách thực hiện khoán hộ.

Đạt đưa Thắm lên Hà Nội sắm đồ cưới, trên đường về tạt qua chỗ cô Luyến ngủ nhờ qua đêm. Nào ngờ lúc bắt trộm, cả hai bị đánh trọng thương phải đi cấp cứu. Tên ăn trộm chính là Thảng - vừa được lệnh nhận coi kho thay Luyến sắp nghỉ đẻ, y cũng thuộc cánh họ Đào. Lành bệnh, Đạt được điều động lên biên giới chiến đấu.

Trước cuộc bầu cử ban quản trị hợp tác xã, cụ trưởng họ Đào ra chỉ thị Triển phải giành được chức chủ nhiệm để họ Đào nắm cả đảng ủy và kinh tế xã. Tại đại hội xã viên, người họ Đào ra sức kích động quần chúng phá tan bầu cử hòng không cho Cơ tái nhiệm. Nhân thể, Triển lên huyện ủy tố cáo Cơ tự ý khoán ruộng cho xã viên để quay lại lối làm ăn phát canh thu tô cũ. Cơ và bí thư Điền phải lên phân bua là hiện tượng tự phát, không chủ trương. Bí thư huyện Sinh vốn hết sức che chở nâng đỡ Cơ nổi giận lôi đình, hùng hổ đòi loại anh khỏi đảng bộ. Vừa lúc đó, Thành tiến vào nhận hết trách nhiệm về mình và bảo vệ thành quả khoán hộ.

Số phận các nhân vật tạm bỏ ngỏ.

Truyện xảy ra ở làng quê tôi đã từng một thời như thế. Bão lũ qua đi, hạn hán kéo tới, mà cuộc đời vẫn cứ sinh sôi nảy nở như quy luật tự nhiên của nó. Chúng tôi đã vượt qua cái đói, mà thóc lúa có mồ hôi nước mắt của chúng tôi vẫn đang làm giàu thêm cho tổ quốc.

— Tựa cuối phim

Kĩ thuật

Phim được thực hiện tại Hà Nội mùa hè năm 1999.

Sản xuất

  • Bí thư : Giang Minh
  • Thiết kế : Trọng Hoàn
  • Hòa âm : Xuân Phương
  • Giọng ca : Nông Xuân Ái, Minh Huệ
  • Dựng phim : Trần Thị Thanh Bình, Đặng Thị Bích Huệ
  • Phối sáng : Trần Hiếu, Đức Long
  • Đạo cụ : Nguyễn Chí Thông
  • Phục trang : Lê Lan
  • VTR : Xuân Vũ
  • Hóa trang : Thu Hương
  • Tiếng động : Minh Tâm, Minh Thu

Diễn xuất

Hậu trường

Sau thành công của phim Truyện làng Nhô (1998), Truyện đã qua là xuất phẩm tiếp theo về vấn đề ruộng đất của Hãng phim Truyền hình Việt Nam. Phim được giới thiệu trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật rồi không bao giờ tái chiếu màn ảnh nhỏ. Mãi đến ngày 28 tháng 06 năm 2020, kí giả Lê Quang Thanh Tâm mới đưa lên YouTube. Đây cũng là cuốn phim truyền hình giọng Bắc cuối cùng mà ông tham gia.

Sống hả ? Bà bảo sống là sống như thế nào ? Sống để người ta đè đầu cưỡi cổ mình à ? Cái thời đế quốc phong kiến đi một nhẽ, còn cái thời dân chủ bây giờ sống mà ức hiếp nhau thế ức không chịu nổi. Mà tôi có phải là thằng lười biếng phá phách gì cho cam ? Hai thằng con đi bộ đội : Một thằng phục viên xung phong đi làm kinh tế mới, một thằng đang ở biên giới sống chết không biết lúc nào. Đã sáu mươi tuổi đầu mà hàng ngày vẫn phải theo đít con trâu, quần quật ngoài đồng ; cả bà, con Thắm, thằng Thiết. Bốn lao động, bốn miệng ăn - mà vẫn trầy trật. Làm mười mà không được hưởng đến một. Năng suất 7 tấn, 10 tấn... báo cáo láo hết. Thử hỏi : Hợp tác ưu tiên ưu đãi ở chỗ nào ? Thế mà có đứa giàu to, dựa quyền dựa chức để làm giàu, cám thóc chăn nuôi dấm dúi chia nhau, mà rồi lại còn đăng ảnh vợ con lên mặt báo. Thằng Hóa làm chủ nhiệm mấy năm trước xây nhà to bằng bảy cái đình, thằng kế toán trưởng xây nhà ngói tủ chè sập gụ, thằng Dính chủ lò gạch xây liền một lúc hai dãy nhà. Xã viên thì được cái gì ?
Ra hợp tác ! Sức này ba sào ruộng là sống vung vinh, ối cơm ối gạo, rượu uống cả ngày.

— Phân cảnh lão Trạc

Này, các ông độc ác vừa vừa thôi ! Thằng bé vừa lùa mấy con vịt qua cái ruộng ngập thối, thế mà các ông nỡ phạt nó như thế à ?
Thử hỏi rằng : Cái ruộng gặt vừa rồi, các ông để rải suốt dọc đường mấy chục tấn thóc, lúa rơi vãi đầy đồng. Người ta đi mót đi quét, các ông cũng cấm. Lúa ở ruộng để thối ra thì không sao, xã viên động đến là phạt. Làm việc cho dân cũng một vừa hai phải thôi, hách dịch quá ngày xưa.
Tôi thách đấy ! Nhà anh có giỏi, cứ đưa tôi lên trung ương. Tôi cũng không sợ. Có tám cái con vịt ranh ấy, mà phạt người ta giững ba mươi công.

— Phân cảnh bà cụ khiếu nại

Giời ơi có thấu chăng giời ; Kẻ thời nhờn mép người vêu mõm im.

— Phân cảnh bà cụ Thích

Tham khảo

Liên kết