Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Báo động”
(Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Báo động''' dùng kí, tín hiệu, hiệu lệnh hoặc mệnh lệnh trong lực lượng vũ trang để thực hiện nhiệm vụ sẵ…”)
 
 
Dòng 20: Dòng 20:
 
# Bộ Quốc phòng, Từ điển thuật ngữ quân sự , Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2007.
 
# Bộ Quốc phòng, Từ điển thuật ngữ quân sự , Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2007.
 
# Bộ Quốc phòng, Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2011.
 
# Bộ Quốc phòng, Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2011.
 +
# Bộ Quốc phòng, Trung tâm thông tin khoa học quân sự, Yểm trợ đường không cho việc bảo đảm an ninh ven biển, Hà Nội, 2012.
 +
# Bộ Quốc phòng, Trung tâm thông tin khoa học quân sự, Những đóng góp cho tác chiến phòng thủ chiều sâu trên biển, Hà Nội, 2013.
 +
# Học Viện Quốc phòng, Một số vấn đề chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Hà Nội, 2014.
 +
# Học Viện Quốc phòng, Sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội, 2020.
  
 
[[Thể loại: Quốc phòng]]
 
[[Thể loại: Quốc phòng]]

Bản hiện tại lúc 16:05, ngày 1 tháng 11 năm 2022

Báo động dùng kí, tín hiệu, hiệu lệnh hoặc mệnh lệnh trong lực lượng vũ trang để thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khẩn cấp khác; báo động còn được sử dụng trong các hoạt động khác của xã hội, báo cho mọi người biết có việc khẩn cấp, nguy hiểm để sẵn sàng ứng phó.

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các các biện pháp bằng kí, tín, ám hiệu và hiệu lệnh thô sơ như: đốt lửa, dùng miệng hú, kèn trống, tù và, hiệu lệnh phất cờ… để báo động cho nhau khi bị các đe dọa của thú dữ, thiên tai, hỏa hoạn và các kẻ thù khác, để cùng nhau sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra. Khi ra đời nhà nước và hình thành lực lượng vũ trang, báo động đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự, để nhanh chóng chuyển lực lượng vũ trang vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Quá trình tiến lên của xã hội loài người, đặc biệt về khoa học và công nghệ, các phương tiện báo động ngày càng phát triển, với tính tự động hóa cao, kết hợp phương tiện báo động thô sơ và hiện đại được sử dụng rộng rãi, ngoài các biện pháp, phương tiện thô sơ vẫn được sử dụng như: kẻng, kèn, trống, còi ủ, loa phóng thanh, các phương tiện hiện đại như vô tuyến điện, điện thoại, camera, chíp điện tử, các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, máy bay báo động sớm… được sử dụng không chỉ trong quân sự, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác để báo động nhanh chóng, kịp thời các tình huống khẩn cấp bảo vệ an toàn, tính mạng tài sản của nhà nước và nhân dân.

Phân loại[sửa]

Phân loại BĐ, trong quân sự có: BĐ chiến đấu; BĐ vũ khí hủy diệt lớn (BĐ hạt nhân, hóa học, sinh học); BĐ phòng không; BĐ hải quân; BĐ địch tiến công hỏa lực; BĐ ứng cứu các sự cố (thiên tai, hỏa hoạn, động đất, sóng thần, vỡ đê, vỡ đập nước, và các sự cố khác…); BĐ luyện tập, diễn tập; BĐ giả, nghi binh. Trong các hoạt động khác có: BĐ thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường, báo động bảo vệ các cơ quan, kho tàng trọng yếu, tài sản quan trọng của nhà nước, tập thể và cá nhân… Phân loại về quy mô, có BĐ chung (toàn đơn vị hoặc khu vực rộng); BĐ bộ phận (khu vực hẹp). Hiệu lệnh BĐ: bằng phương tiện: kẻng, trống, còi ủ, loa phóng thanh…; phương tiện thông tin, điện tử, camera, ra đa, máy bay báo động sớm…; bằng mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp có thẩm quyền, ngoài ra có thể bằng miệng của người chỉ huy có thẩm quyền.

Đặc điểm[sửa]

Đặc điểm BĐ, kí, tín hiệu, hiệu lệnh ngắn, gọn, chính xác; tình huống bất ngờ, khó lường, công tác chỉ huy, phối hợp, hiệp đồng, bảo đảm khẩn trương, phức tạp. Yêu cầu BĐ: tín hiệu (mệnh lệnh) BĐ phải nhanh nhất tới mọi người (đơn vị), phải hiểu đúng, nội dung, tính chất, nhiệm vụ BĐ; thực hiện nhanh chóng, chính xác mệnh lệnh BĐ để hoàn thành nhiệm vụ; chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm chặt chẽ, kiểm tra, kiểm soát tỷ mỷ.

Báo động vẫn là biện pháp quan trọng, không thể thiếu trong hoạt đông quân sự nói riêng và của xã hội nói chung. Các tình huống trong chiến tranh và các hoạt động khác ngày càng có những diễn biến phức tạp, bất ngờ, khó lường, phạm vi, quy mô lực lượng, địa bàn BĐ ngày càng lớn; phương tiện BĐ ngày càng hiện đại, được tích hợp tự động hóa cao, chính xác… tuy vậy, điều quyết định vẫn là con người. Để nâng cao hiệu quả BĐ, cần chú trọng tổ chức tốt hệ thống chỉ huy, trực ban, trực chiến, hệ thống thông tin BĐ kịp thời; coi trọng công tác huấn luyện, diễn tập sẵn sàng chiến đấu và tinh thần cảnh giác cao, thực hiện tốt nhiệm vụ BĐ của các đơn vị lực lượng vũ trang và nhân dân trong xử lý các tình huống khẩn cấp về quân sự và các tình huống khẩn cấp khác.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Bộ Quốc phòng, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
  2. Bộ Quốc phòng, Từ điển thuật ngữ quân sự , Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2007.
  3. Bộ Quốc phòng, Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2011.
  4. Bộ Quốc phòng, Trung tâm thông tin khoa học quân sự, Yểm trợ đường không cho việc bảo đảm an ninh ven biển, Hà Nội, 2012.
  5. Bộ Quốc phòng, Trung tâm thông tin khoa học quân sự, Những đóng góp cho tác chiến phòng thủ chiều sâu trên biển, Hà Nội, 2013.
  6. Học Viện Quốc phòng, Một số vấn đề chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Hà Nội, 2014.
  7. Học Viện Quốc phòng, Sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội, 2020.