(Tạo trang mới với nội dung “thumb|Chữ số Ấn Độ cuối thế kỷ 1{{sơ}}'''Chữ số Ấn Độ'''hệ thống chữ số do 10 ký hi…”) |
|||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
− | [[File:Indian numerals 100AD.gif|thumb|Chữ số Ấn Độ cuối thế kỷ 1]]{{sơ}}'''Chữ số Ấn Độ'''hệ thống chữ số do 10 ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 tạo thành, còn được gọi là chữ số Hinđu - Ả Rập hay chữ số Ả Rập. | + | [[File:Indian numerals 100AD.gif|thumb|Chữ số Ấn Độ cuối thế kỷ 1]]{{sơ}}'''Chữ số Ấn Độ''' là hệ thống chữ số do 10 ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 tạo thành, còn được gọi là chữ số Hinđu - Ả Rập hay chữ số Ả Rập. |
Đến khoảng thế kỷ III TCN, người Ấn Độ đã sáng tạo và hoàn thiện ký hiệu chữ số từ 1 đến 9. Chữ số 1, 4 và 6 được tìm thấy trong các văn bia thời Ashoka (thế kỷ III TCN); số 2, 4, 6, 7 và 9 xuất hiện trong các bia ký Nana Ghat khoảng thế kỷ II TCN; các số 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 được phát hiện trong các hang động Nasik vào thế kỷ I hoặc II. Những bằng chứng khảo cổ học này đều cho thấy các chữ số ở dạng tương đồng với ngày nay. | Đến khoảng thế kỷ III TCN, người Ấn Độ đã sáng tạo và hoàn thiện ký hiệu chữ số từ 1 đến 9. Chữ số 1, 4 và 6 được tìm thấy trong các văn bia thời Ashoka (thế kỷ III TCN); số 2, 4, 6, 7 và 9 xuất hiện trong các bia ký Nana Ghat khoảng thế kỷ II TCN; các số 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 được phát hiện trong các hang động Nasik vào thế kỷ I hoặc II. Những bằng chứng khảo cổ học này đều cho thấy các chữ số ở dạng tương đồng với ngày nay. |
Bản hiện tại lúc 14:13, ngày 24 tháng 10 năm 2022
Chữ số Ấn Độ là hệ thống chữ số do 10 ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 tạo thành, còn được gọi là chữ số Hinđu - Ả Rập hay chữ số Ả Rập.
Đến khoảng thế kỷ III TCN, người Ấn Độ đã sáng tạo và hoàn thiện ký hiệu chữ số từ 1 đến 9. Chữ số 1, 4 và 6 được tìm thấy trong các văn bia thời Ashoka (thế kỷ III TCN); số 2, 4, 6, 7 và 9 xuất hiện trong các bia ký Nana Ghat khoảng thế kỷ II TCN; các số 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 được phát hiện trong các hang động Nasik vào thế kỷ I hoặc II. Những bằng chứng khảo cổ học này đều cho thấy các chữ số ở dạng tương đồng với ngày nay.
Niên đại của việc phát minh ra số 0 còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Nhiều người cho rằng số 0 xuất hiện vào thời vương triều Gupta (thế kỷ IV - V). Cũng có giả thuyết cho rằng số 0 được phát minh ra vào thế kỷ I, khi triết học Phật giáo về Shunyata (Không tính) thịnh hành. Một số học giả nhận định số 0 được người Ấn Độ sử dụng từ khoảng 400 năm TCN.
Bằng chứng về việc sử dụng số 0 được tìm thấy trong các văn bản cổ khác ở Ấn Độ. Đầu tiên, đó là một khoảng trống chiếm vị trí trong cột, không có một hình vẽ hay một ký hiệu nào ở đó, khoảng trống đó thể hiện giá trị hàng chục. Giá trị đó được viết bằng một từ có nghĩa là “trống không” (cunya), hoặc “khoảng không” (kha). Từ “kha” được tìm thấy trong một chuyên luận của tác giả Pingala, trong đó trình bày các quy tắc biến đổi số nhị phân thành số thập phân. Những đoạn trích dẫn tác phẩm của Pingala xuất hiện vào thế ký III, chứng tỏ ông đã sống trước thời điểm đó.
Thế kỷ VI, học giả Subandu có đề cập tới cách dùng một dấu chấm để chỉ khoảng trống. Để thể hiện số “không”, ông đã sử dụng một từ ghép “cuya-bindu”, có nghĩa là “điểm trống” hay là một dấu chấm chỉ ra trạng thái trống trong cột. Vì vậy, khi mới xuất hiện, số 0 không phải vòng tròn, mà là dùng một điểm để biểu thị.
Thế kỷ VII, nhà toán học Ấn Độ Brahmagupa đã viết cuốn sách "Sự hình thành của vũ trụ" trong đó sử dụng các ký hiệu hệ thập phân. Đến thế kỷ VIII, cuốn sách được dịch sang tiếng Ả Rập. Hệ thống chữ số này được hai nhà toán học Al-Khawarizmi và Al-Kindi tiếp thu và truyền bá vào Trung Đông.
Để đơn giản hoá chữ số, Al-Khwarizmi đã ghi chữ số trong các ô vuông. Nếu như trong ô thứ nhất có một ký hiệu, ví dụ là một điểm đại diện cho số một, trong ô vuông thứ hai cũng là điểm như vậy thì biểu thị 10, mà trong ô thứ 3 lại một điểm nữa thì biểu thị 100. Như vậy, chúng không chỉ là ký hiệu chữ số, mà vị trí thứ tự của chúng cũng có ý nghĩa quan trọng. Có thể nói, chính số 0 góp phần tạo nên cách ghi số theo vị trí.
Vì Chữ số Ấn Độ đơn giản, nên được người Ả Rập sử dụng rộng rãi và tiếp tục truyền bá đến châu Âu. So với chữ số La Mã, cách ghi chép chữ số này có tính ưu việt hơn, nên nó cũng nhanh chóng được phổ biến khắp châu Âu. Năm 1202, nhà toán học Italy Fibonacci xuất bản cuốn “Sách tính toán”, giới thiệu hệ thống và cách sử dụng Chữ số Ấn Độ. Từ đó, ký hiệu chữ số mới này chính thức được công nhận tại châu Âu. Người châu Âu vẫn luôn gọi chúng là “chữ số Ả Rập” và cho rằng đó là phát minh của người Ả Rập. Trong khi người Ả Rập gọi hệ chữ số này là “Chữ số Ấn Độ”.
Người Ấn Độ đã để lại cho nhân loại một phát minh có tính cách mạng trong cách thức ghi chữ số, là cơ sở đầu tiên của các phát minh toán học và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho đến ngày nay.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Nhiều tác giả, Amanach những nền văn minh thế giới, Nxb.Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999.
- Romila Thapar, The Penguin history of early India from ogirins to AD 1300 (Lịch sử Ấn Độ từ nguyên thủy đến năm 1300), Penguin Books, 2002
- Hindu -Arabic numerals (Chữ số Hinđu - Ả Rập), Nguồn: https://www.britannica.com/topic/Hindu-Arabic-numerals, update 31 July 2021