Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Hội đền”
(Tạo trang mới với nội dung “thumb|Đền mẫu Âu Cơ ngày hội{{sơ}}'''Hội đền''' hội tổ chức tại đền, thường t…”)
 
 
Dòng 1: Dòng 1:
[[File:Đền mẫu Âu Cơ ngày hội.gif|thumb|Đền mẫu Âu Cơ ngày hội]]{{sơ}}'''Hội đền''' hội tổ chức tại đền, thường tái hiện những sự kiện lịch sử (hoặc những sự kiện được xem là lịch sử).
+
{{sơ}}'''Hội đền''' hội tổ chức tại đền, thường tái hiện những sự kiện lịch sử (hoặc những sự kiện được xem là lịch sử).
  
 
Hội đền có từ lâu đời và chiếm một tỉ lệ đáng chú ý trong lễ hội ở Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của đất nước đã cung cấp rất nhiều sự kiện để hội đền hình thành và như một hệ quả, những vùng đất chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử nhất là những nơi có nhiều hội đền nhất. hội đền thường gắn với truyền thuyết - một thể loại văn học dân gian phản ánh các sự kiện lịch sử nhưng ít nhiều có những yếu tố hư cấu.
 
Hội đền có từ lâu đời và chiếm một tỉ lệ đáng chú ý trong lễ hội ở Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của đất nước đã cung cấp rất nhiều sự kiện để hội đền hình thành và như một hệ quả, những vùng đất chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử nhất là những nơi có nhiều hội đền nhất. hội đền thường gắn với truyền thuyết - một thể loại văn học dân gian phản ánh các sự kiện lịch sử nhưng ít nhiều có những yếu tố hư cấu.

Bản hiện tại lúc 16:54, ngày 18 tháng 10 năm 2022

Hội đền hội tổ chức tại đền, thường tái hiện những sự kiện lịch sử (hoặc những sự kiện được xem là lịch sử).

Hội đền có từ lâu đời và chiếm một tỉ lệ đáng chú ý trong lễ hội ở Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của đất nước đã cung cấp rất nhiều sự kiện để hội đền hình thành và như một hệ quả, những vùng đất chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử nhất là những nơi có nhiều hội đền nhất. hội đền thường gắn với truyền thuyết - một thể loại văn học dân gian phản ánh các sự kiện lịch sử nhưng ít nhiều có những yếu tố hư cấu.

Việt Nam là đất nước trải qua nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm và vì thế trong những sự kiện lịch sử gắn với hội đền, sự kiện chủ đạo nhất vẫn là đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh những lễ hội về các nhân vật liên quan đến văn hóa, một bộ phận rất đáng kể của hội đền chính là hội về những nhân vật lịch sử đã lập chiến công trong chống giặc ngoại xâm.

Giống như những đối tượng được phụng thờ khác, các vị thần được tưởng niệm trong hội đền cũng được các triều đại chính thức công nhận và thường được sắc phong nhiều lần. Vì một số lượng lớn nhân vật được thờ ở hội đền có mối quan hệ với lịch sử bảo vệ bờ cõi nên sự sắc phong này mang ý nghĩa chính trị khi nó nêu cao tinh thần “ái quốc” (thường mặc nhiên đi liền với “trung quân” theo ý thức hệ phong kiến).

Các tục hèm trong hội đền rất phong phú. Chúng thường không tách rời với những sự kiện ly kỳ, kịch tính của người anh hùng. Chẳng hạn như tục kiêng tiếng động ở hội vật Liễu Đôi nhằm tái hiện việc giữ bí mật trước khi ra quân của nhân vật, hay tục không cắt tiết gà ở hội đền Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng vì ông vốn bị chém đứt cổ nhưng về đến làng mới qua đời…

Về diễn trình, hội đền cũng giống như các lễ hội khác bao gồm hai phần chính là lễ và hội.

Tế lễ ở hội đền là nghi thức bắt buộc, diễn ra dù là vào năm có hội hay không có hội. Việc này có sự chuẩn bị chu đáo từ trước với ban tế lễ là những người đạt tiêu chuẩn mà cộng đồng đặt ra (về đạo đức, về điều kiện gia đình, về địa vị xã hội…). Với việc tế lễ, người ta nhắc lại công lao của vị thần trong quá khứ, dâng lễ vật lên cho vị thần, tạ ơn sự bảo trợ của vị thần trong thời gian qua và bày tỏ những nguyện vọng trong thời gian tới. Việc tế lễ thường là hoạt động đầu tiên của ngày hội, diễn ra nhiều giờ trong bối cảnh trang trọng với sự góp mặt của âm nhạc và có thể thêm các màn diễn xướng.

Sau phần tế lễ là phần hội. Với người anh hùng là nhân vật trung tâm quen thuộc của hội đền, phần hội thường tái hiện lại những chiến công quan trọng của vị thần được thờ. Đây chính là một nét khá đặc thù của hội đền. Dĩ nhiên, sự tái hiện luôn được cách điệu và mang tính nghệ thuật để vừa là sự tôn vinh các vị thần, vừa là một tiết mục đẹp mắt đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân dự hội. Hội trong hội đền thường được đánh dấu bởi các đám rước, trò diễn… gắn với trận mạc nên có người gọi là “hội trận”. Vì những sự kiện chiến trận là những sự kiện mang tính chất đại cảnh nên phần hội trong hội đền rất hoành tráng và công phu với số lượng đông đảo người trình diễn và sự xuất hiện linh đình của nghi trượng, cờ quạt… Việc tham gia vào “hội trận” là điều được người dân coi là vinh dự nên họ không quản ngại luyện tập cũng như chuẩn bị tươm tất phục trang và đạo cụ. Trong một số hội đền, các màn trình diễn cũng có thể là việc tái hiện những sự kiện ấn tượng trong lịch sử cuộc đời của vị thần mà không hẳn gắn với chiến công, nhưng vẫn phải có một sự liên quan nhất định, chẳng hạn như màn “cờ lau tập trận” thuở thiếu thời của Đinh Tiên Hoàng.

Hội đền mang những nét phổ quát của lễ hội truyền thống ở Việt Nam về tính chất, đặc điểm, chức năng và giá trị, tuy vậy có một vài điểm nhấn riêng.

Hội đền mang tính thiêng, tính quần thể, tính hoành tráng, tính biểu dương, tính đa dạng và tính tượng trưng…, trong đó tính biểu dương chính là điểm nổi bật bởi đối tượng thờ cúng đóng vai trò như là một tấm gương khích lệ tinh thần yêu nước của cộng đồng.

Hội đền có sự phong phú về đề tài (bởi các câu chuyện về đối tượng được thờ cúng là rất đa dạng), sự năng động và biến đổi không ngừng trong quá trình tồn tại, và sự gắn bó chặt chẽ với phong tục - tập quán của từng địa phương, vùng miền.

Hội đền có chức năng phản ánh và bảo lưu truyền thống, chức năng tuyên truyền và giáo dục, và chức năng giải trí, mà tiêu biểu hơn cả là chức năng tuyên truyền và giáo dục.

Hội đền có giá trị lịch sử, giá trị cố kết cộng đồng, giá trị thẩm mỹ, giá trị thỏa mãn đời sống tâm linh, giá trị bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc…, trong đó giá trị lịch sử và cố kết cộng đồng là những giá trị quan trọng nhất.

Hội đền có những phạm vi ảnh hưởng khác nhau. Một số hội đã thu hút sự chú ý của cả một vùng rộng lớn; Có hội còn trở thành hội cấp quốc gia. Những hội đền nổi tiếng có thể kể đến là: hội đền Hùng (Vĩnh Phúc), hội đền Hai Bà Trưng (Hà Nội), hội đền Gióng (Hà Nội), hội đền Trần (Hưng Yên)…

Mặc dù hội đền thờ những nhân vật được nhìn nhận là nhân vật lịch sử, gắn với những sự kiện lịch sử nhưng do sự hỗn dung văn hóa mà nhiều lớp biểu tượng có thể được tích hợp vào hội đền (hoặc ngược lại, việc thờ cúng nhân vật lịch sử lại được tích hợp sau nhưng dần trở thành hoạt động chính), khiến một số hội đền trở nên đa nghĩa. Chẳng hạn, hội Gióng là lễ hội thờ người anh hùng đã chiến thắng giặc Ân trong thời Hùng Vương, nhưng nó cũng là lễ hội thờ mặt trời theo tín ngưỡng nông nghiệp; hội đền Trần Thương là lễ hội thờ người anh hùng chống quân xâm lược Nguyên - Mông nhưng nó cũng là một lễ hội của đạo Mẫu…

Hội đền là một phần quan trọng trong bức tranh lễ hội Việt Nam. Hiện nay, hội đền vẫn được tổ chức ở khắp nơi và nhiều hội đền đã và đang được phục dựng lại và sáng tạo mới để đáp ứng các nhu cầu đương đại.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.
  2. Thạch Phương, Lê Trung Vũ, 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.
  3. Nguyễn Chí Bền (chủ biên), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000.
  4. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm, Lễ hội dân gian, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014.