Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Gió phơn”
Dòng 1: Dòng 1:
 
{{mới}}
 
{{mới}}
 
[[Hình:Foehn wind illustration 2.svg|nhỏ|350px|Minh họa hiệu ứng phơn: gió ẩm tràn đến gặp núi thì dâng cao lên; khi lên cao, gió lạnh dần và hơi nước ngưng tụ rơi thành mưa, để lại [[nhiệt lượng]] tỏa ra bởi [[sự ngưng tụ]] cho gió khô vượt qua núi; khi xuống núi, gió khô tiếp tục tăng nhiệt độ khi hạ độ cao, tạo nên luồng gió khô nóng.]]
 
[[Hình:Foehn wind illustration 2.svg|nhỏ|350px|Minh họa hiệu ứng phơn: gió ẩm tràn đến gặp núi thì dâng cao lên; khi lên cao, gió lạnh dần và hơi nước ngưng tụ rơi thành mưa, để lại [[nhiệt lượng]] tỏa ra bởi [[sự ngưng tụ]] cho gió khô vượt qua núi; khi xuống núi, gió khô tiếp tục tăng nhiệt độ khi hạ độ cao, tạo nên luồng gió khô nóng.]]
'''Gió phơn''' ('''gió Foehn''') (tiếng Đức ''föhn'', tiếng Pháp ''phon'') là loại gió khô nóng thổi từ trên núi xuống, một hiện tượng gió vượt đèo, còn gọi là '''hiệu ứng phơn''' ('''hiệu ứng Foehn'''). Ở [[Việt Nam]], gió phơn còn được gọi là '''gió tây khô nóng''', là dạng thời tiết nguy hiểm, một kiểu thời tiết đặc trưng thường xảy ra trong những tháng mùa hè ở khu vực Trung Bộ, nhiều khi lan ra khu vực Bắc Bộ.  
+
'''Gió phơn''' ('''gió Foehn''') (tiếng Đức ''föhn'') là loại gió khô nóng thổi từ trên núi xuống, một hiện tượng gió vượt đèo, còn gọi là '''hiệu ứng phơn''' ('''hiệu ứng Foehn'''). Ở [[Việt Nam]], gió phơn còn được gọi là '''gió tây khô nóng''', là dạng thời tiết nguy hiểm, một kiểu thời tiết đặc trưng thường xảy ra trong những tháng mùa hè ở khu vực Trung Bộ, nhiều khi lan ra khu vực Bắc Bộ.  
 
==Hiệu ứng phơn==
 
==Hiệu ứng phơn==
 
Trong hiệu ứng phơn, từ bên kia núi gió thổi lên, càng lên cao [[nhiệt độ]] càng lạnh, do quá trình [[giãn nở đoạn nhiệt]]. Trung bình cứ lên cao 100[[mét|m]] thì [[nhiệt độ]] không khí giảm khoảng 1[[độ C|°C]]. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới [[điểm sương]], [[sự ngưng kết]] diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống bên sườn đón gió, tạo thành [[mưa địa hình]], đồng thời [[áp suất]] không khí giảm xuống và không khí thu thêm [[nhiệt lượng]] do ngưng kết toả ra. Do nhiệt lượng này mà tốc độ giảm nhiệt khi lên cao chậm lại, chỉ giảm khoảng 0,6[[độ C|°C]] cho mỗi 100m lên cao.
 
Trong hiệu ứng phơn, từ bên kia núi gió thổi lên, càng lên cao [[nhiệt độ]] càng lạnh, do quá trình [[giãn nở đoạn nhiệt]]. Trung bình cứ lên cao 100[[mét|m]] thì [[nhiệt độ]] không khí giảm khoảng 1[[độ C|°C]]. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới [[điểm sương]], [[sự ngưng kết]] diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống bên sườn đón gió, tạo thành [[mưa địa hình]], đồng thời [[áp suất]] không khí giảm xuống và không khí thu thêm [[nhiệt lượng]] do ngưng kết toả ra. Do nhiệt lượng này mà tốc độ giảm nhiệt khi lên cao chậm lại, chỉ giảm khoảng 0,6[[độ C|°C]] cho mỗi 100m lên cao.

Phiên bản lúc 17:59, ngày 9 tháng 5 năm 2021

Minh họa hiệu ứng phơn: gió ẩm tràn đến gặp núi thì dâng cao lên; khi lên cao, gió lạnh dần và hơi nước ngưng tụ rơi thành mưa, để lại nhiệt lượng tỏa ra bởi sự ngưng tụ cho gió khô vượt qua núi; khi xuống núi, gió khô tiếp tục tăng nhiệt độ khi hạ độ cao, tạo nên luồng gió khô nóng.

Gió phơn (gió Foehn) (tiếng Đức föhn) là loại gió khô nóng thổi từ trên núi xuống, một hiện tượng gió vượt đèo, còn gọi là hiệu ứng phơn (hiệu ứng Foehn). Ở Việt Nam, gió phơn còn được gọi là gió tây khô nóng, là dạng thời tiết nguy hiểm, một kiểu thời tiết đặc trưng thường xảy ra trong những tháng mùa hè ở khu vực Trung Bộ, nhiều khi lan ra khu vực Bắc Bộ.

Hiệu ứng phơn

Trong hiệu ứng phơn, từ bên kia núi gió thổi lên, càng lên cao nhiệt độ càng lạnh, do quá trình giãn nở đoạn nhiệt. Trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm khoảng 1°C. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới điểm sương, sự ngưng kết diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống bên sườn đón gió, tạo thành mưa địa hình, đồng thời áp suất không khí giảm xuống và không khí thu thêm nhiệt lượng do ngưng kết toả ra. Do nhiệt lượng này mà tốc độ giảm nhiệt khi lên cao chậm lại, chỉ giảm khoảng 0,6°C cho mỗi 100m lên cao.

Sau khi vượt qua đỉnh, gió đã mất nhiều lượng nước, do để lại dưới dạng mưa bên sườn đón gió. Khi gió di chuyển xuống chân núi, mật độ không khí đậm đặc hơn, không khí trở nên khô hơn và nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình bị nén đoạn nhiệt. Trung bình cứ xuống thấp 100m thì nhiệt độ không khí tăng khoảng 1°C. Trời quang mây ở sườn bên này tạo điều kiện cho bức xạ Mặt trời vào ban ngày hun nóng luồng gió tràn xuống. Do vậy đến chân núi bên này không khí trở nên khô và nóng hơn so với không khí ở sườn đón gió. Hiệu ứng phơn càng mạnh nếu không khí đến bên sườn đón gió càng ẩm và đỉnh núi càng cao.

Hiệu ứng phơn được nghiên cứu đầu tiên ở phía bắc dãy núi Anpơ (Alps), là tên gọi địa phương của thứ gió khô và nóng thổi trong các thung lũng của nước ÁoThụy Sĩ, nhờ nó khu vực này được hưởng khí hậu ấm áp. Loại gió này cũng xuất hiện ở một số nơi khác với tên gọi khác nhau. Như ở MỹCanada gọi là gió Chinook, ở Tây Ban Nha gọi là gió Bilbao, ở Việt Nam gọi là gió Lào (vì thổi từ Lào sang)...

Việt Nam

Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt, bên mưa quây

trích lời Sợi Nhớ Sợi Thương, Phan Huỳnh Điểu

Ở Việt Nam, hiện tượng gió phơn chính là hiện tượng gió tây khô nóng, xuất hiện nhiều ở khu vực Trung Bộ, đặc trưng nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ. Sự xuất hiện của loại gió này có ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết và đời sống dân cư trong khu vực, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Hàng năm, vào các tháng mùa hè, miền Trung Việt Nam thường chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa mùa hè thổi từ vịnh Bengan theo hướng tây nam. Sau khi vượt qua lãnh thổ CampuchiaLào, gió đã mất đi một phần hơi ẩm, gặp dãy núi Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và lạnh đi nên hầu hết hơi nước bị ngưng kết lại tạo thành mưa, rơi hết xuống sườn phía tây của dãy Trường Sơn. Khi thổi sang sườn phía đông, gió trở nên khô và nóng.

Động lực chủ yếu sinh ra gió tây khô nóng nói trên là vùng áp thấp nóng thường hình thành ở miền Hoa Nam, Trung Quốc. Có khi trung tâm vùng áp thấp này nằm ngay tại đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Vùng áp thấp có tác dụng hút gió vượt qua dãy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu, nghĩa là áp suất trung tâm vùng áp thấp càng nhỏ, thì gió tây khô nóng càng thổi mạnh, nhiệt độ càng cao và độ ẩm càng thấp, có trường hợp tỏa rộng ra Bắc Bộ.

Hàng năm, tại các tỉnh ven biển Trung Bộ, mùa gió tây khô nóng thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 9, thổi nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7. Theo số liệu thống kê, mỗi tháng này trung bình có 7-10 ngày, trong đó có 2-4 ngày gió tây khô nóng thổi mạnh. Gió tây khô nóng thường thổi thành từng đợt, đợt ngắn 2-3 ngày, đợt dài 10-15 ngày, có đợt kéo dài tới trên 20 ngày.

Trong một ngày, gió tây khô nóng thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ gần giữa trưa đến xế chiều, có khi thổi liên tục suốt cả ngày đêm.

Chỉ tiêu xác định

Để xác định ngày có gió tây khô nóng, năm 2012 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã ban hành nội bộ “Quy trình Dự báo nắng nóng” và năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 41/2016/TT-BTNMT, ngày 21/12/2016, “Quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng thời tiết thủy văn nguy hiểm”. Theo đó, ngày có gió tây khô nóng là ngày có nhiệt độ cao nhất ≥ 35°C, độ ẩm tương đối ≤ 55%. Và cường độ nắng nóng:

  • Nắng nóng: Khi nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày (kí hiệu là Tx) đạt mức: 35°C ≤ Tx < 37°C.
  • Nắng nóng gay gắt: Khi nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày đạt mức: 37°C ≤ Tx < 39°C.
  • Nắng nóng đặc biệt gay gắt: Khi nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày đạt mức: ≥ 39°C.

Trong một khu vực dự báo, nếu quan sát thấy có ít nhất từ 1/2 số trạm quan trắc trở lên có nhiệt độ cao nhất trong ngày Tx ≥ 35°C thì được gọi là ngày nắng nóng diện rộng. Khi chỉ quan sát thấy dưới 1/2 số trạm trong khu vực có nhiệt độ cao nhất trong ngày Tx ≥ 35°C thì được gọi là nắng nóng cục bộ. Một ngày được coi là nắng nóng gay gắt trên diện rộng khi có ít nhất 2/3 số trạm quan trắc trong khu vực có nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 35°C, trong đó ít nhất 1/2 số trạm quan trắc trong khu vực dự báo có nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 37°C. Khi nắng nóng diện rộng xuất hiện liên tục từ 2 ngày trở lên trong một khu vực dự báo thì được gọi là một đợt nắng nóng.

Trước khi gió tây khô nóng thổi, bầu trời thường trong xanh, gió yếu hay lặng gió. Trên nền trời chỉ có một vài vệt mây li ti. Chân trời phía Tây thường có mù khô màu vàng da cam, khí quyển rất trong, tiết trời rất khô. Khi có gió tây khô nóng thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 37°C, có nơi trên 40°C, đạt tới 42-43°C ở Bắc Trung Bộ, và độ ẩm tương đối trong ngày thường giảm xuống rất thấp, có khi xuống 30%, khiến khô hạn xảy ra nghiêm trọng trên diện rộng, cây cỏ khô héo, nước ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hỏa hoạn, cháy rừng ở nhiều địa phương.

Ở Việt Nam, ngoài khu vực có gió “phơn” điển hình thổi trong một vùng rộng lớn vào mùa hè ở Trung Bộ kể trên, hiện tượng gió “phơn” còn xảy ra ở nhiều nơi khác. Đặc biệt ở một số vùng miền núi, có những loại gió “phơn” nổi tiếng như gió Than Uyên, gió Ô Quy Hồ. Gió Than Uyên thổi xuống cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu) vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, sông suối cạn kiệt, cỏ cây xơ xác. Câu ca dao “Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên” nói lên tính khắc nghiệt của loại gió này. Gió Ô Quy Hồ ở vùng Sa Pa, Lào Cai xảy ra vào mùa hè. Những cơn gió nóng khô thiêu đốt mặt đất, suối khô kiệt nước, cỏ cây cằn cỗi.

Tài liệu tham khảo

  • Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương, Quy trình Dự báo nắng nóng, Ban hành năm 2012;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư Quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng thời tiết thủy văn nguy hiểm, số 41/2016/TT-BTNMT, ngày 21/12/2016.