Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Chủ nghĩa tam dân”
n
Dòng 1: Dòng 1:
 
{{mới}}
 
{{mới}}
'''Chủ nghĩa tam dân''' (Tiếng Anh: ''Three Principles of the People'')là cương lĩnh cách mạng dân chủ do [[Tôn Trung Sơn]] (1866 – 1925) đề xướng. Chủ nghĩa tam dân được cấu thành bởi [[chủ nghĩa dân tộc]], [[chủ nghĩa dân quyền]] và [[chủ nghĩa dân sinh]]. Đây là cương lĩnh cơ bản của [[Quốc Dân Đảng Trung Quốc]] do Tôn Trung Sơn và các đồng chí của ông sáng lập và tồn tại cho đến nay. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tam dân được phân thành 2 giai đoạn đó là chủ nghĩa tam dân cũ và chủ nghĩa tam dân mới. Chủ nghĩa tam dân được coi là di sản tinh thần quý báu của nhân dân [[Trung Quốc]].
+
'''Chủ nghĩa tam dân''' (Tiếng Anh: ''Three Principles of the People'') là cương lĩnh cách mạng dân chủ do [[Tôn Trung Sơn]] (1866 – 1925) đề xướng. Chủ nghĩa tam dân được cấu thành bởi [[chủ nghĩa dân tộc]], [[chủ nghĩa dân quyền]] và [[chủ nghĩa dân sinh]]. Đây là cương lĩnh cơ bản của [[Quốc Dân Đảng Trung Quốc]] do Tôn Trung Sơn và các đồng chí của ông sáng lập và tồn tại cho đến nay. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tam dân được phân thành 2 giai đoạn đó là chủ nghĩa tam dân cũ và chủ nghĩa tam dân mới. Chủ nghĩa tam dân được coi là di sản tinh thần quý báu của nhân dân [[Trung Quốc]].
  
 
Chủ nghĩa tam dân phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Trung Quốc thời kỳ cách mạng dân chủ cũ, khái quát nên ba nhiệm vụ đấu tranh quan trọng mà tiến trình lịch sử khách quan mang lại đó là: “Đánh đuổi giặc thát, khôi phục Trung Quốc, xây dựng chính phủ hợp chúng”. Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng sau này, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn ngày càng có nhiều nội dung phong phú hơn, hoàn thiện hơn và phát triển hơn.
 
Chủ nghĩa tam dân phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Trung Quốc thời kỳ cách mạng dân chủ cũ, khái quát nên ba nhiệm vụ đấu tranh quan trọng mà tiến trình lịch sử khách quan mang lại đó là: “Đánh đuổi giặc thát, khôi phục Trung Quốc, xây dựng chính phủ hợp chúng”. Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng sau này, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn ngày càng có nhiều nội dung phong phú hơn, hoàn thiện hơn và phát triển hơn.

Phiên bản lúc 10:31, ngày 9 tháng 5 năm 2021

Chủ nghĩa tam dân (Tiếng Anh: Three Principles of the People) là cương lĩnh cách mạng dân chủ do Tôn Trung Sơn (1866 – 1925) đề xướng. Chủ nghĩa tam dân được cấu thành bởi chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyềnchủ nghĩa dân sinh. Đây là cương lĩnh cơ bản của Quốc Dân Đảng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn và các đồng chí của ông sáng lập và tồn tại cho đến nay. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tam dân được phân thành 2 giai đoạn đó là chủ nghĩa tam dân cũ và chủ nghĩa tam dân mới. Chủ nghĩa tam dân được coi là di sản tinh thần quý báu của nhân dân Trung Quốc.

Chủ nghĩa tam dân phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Trung Quốc thời kỳ cách mạng dân chủ cũ, khái quát nên ba nhiệm vụ đấu tranh quan trọng mà tiến trình lịch sử khách quan mang lại đó là: “Đánh đuổi giặc thát, khôi phục Trung Quốc, xây dựng chính phủ hợp chúng”. Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng sau này, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn ngày càng có nhiều nội dung phong phú hơn, hoàn thiện hơn và phát triển hơn.

Chủ nghĩa dân tộc là lá cờ đấu tranh đầu tiên mà Tôn Trung Sơn đưa ra. Nó phản ảnh những mâu thuẫn dân tộc hết sức phức tạp tồn tại trong xã hội Trung Quốc cận đại, tiêu biểu là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và dân tộc Trung Hoa. Chủ nghĩa dân tộc tiến hành cách mạng lật đổ vương triều phong kiến chuyên chế nhà Thanh – tay sai của đế quốc, phản đối sự đầu hàng bán nước, phản đối sự phân biệt dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc và quốc gia Trung Hoa thống nhất.

Chủ nghĩa dân quyền là hạt nhân của chủ nghĩa tam dân. Nó phản ánh một mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc cận đại đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa phong kiến và quảng đại quần chúng nhân dân. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa dân quyền là: vạch rõ bộ mặt và phê phán chủ nghĩa chuyên chế phong kiến, chỉ ra rằng chế độ xã hội phong kiến đã cướp đoạt quyền con người của nhân dân Trung Quốc. Chính vì vậy, theo ông, cần phải thông qua con đường cách mạng dân chủ trên khắp cả nước để lật đổ đế chế phong kiến.

Chủ nghĩa dân sinh là cương lĩnh cách mạng xã hội của Tôn Trung Sơn. Chủ nghĩa dân sinh hy vọng có thể giải quyết được bài toán “cận đại hóa của Trung Quốc”, tức là phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và khiến cho Trung Quốc đang từ một nước nghèo và yếu trở thành một nước giàu và mạnh, nhân dân lao động được hưởng một cuộc sống no ấm và hạnh phúc. Tôn Trung Sơn khái quát nội dung chủ yếu của chủ nghĩa dân sinh ở hai vấn đề lớn đó là: thổ địa và tư bản. “Bình quân địa quyền” là chính sách ruộng đất do Tôn Trung Sơn đưa ra. Nội dung của nó là đảm bảo tự do hạnh phúc, bình đẳng của nhân dân, không có sự phân cực giàu nghèo, thực chất là cương lĩnh phát triển chủ nghĩa tư bản dân tộc.

Tài liệu tham khảo

  • Từ điển Bách khoa Việt Nam
  • The Oxford Companion to Philosophy
  • Encyclopaedia Britanica 2008 ;
  • 孙中山 著 (2014)《三民主义》。东方出版社