Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Chiến khu Việt Bắc”
n (Tttrung đã đổi Chiến khu việt bắc thành Chiến khu Việt Bắc: tên riêng)
 
Dòng 1: Dòng 1:
 
{{mới}}
 
{{mới}}
(Khu giải phóng Việt Bắc)
+
'''Chiến khu Việt Bắc''', còn được gọi là '''Khu giải phóng Việt Bắc''', từng là căn cứ địa lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ cao trào kháng Nhật, cứu nước và chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
  
căn cứ địa lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ cao trào kháng Nhật, cứu nước chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
+
Cuối tháng 5 năm 1945, theo chỉ thị của lãnh tụ [[Hồ Chí Minh]], Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập trên cơ sở hợp nhất, mở rộng Chiến khu Cao - Bắc - Lạng Chiến khu Thái - Hà - Tuyên, với trung tâm là Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang); bao gồm vùng giải phóng 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc.
  
Cuối tháng 5.1945, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập trên cơ sở hợp nhất, mở rộng Chiến khu Cao - Bắc - Lạng Chiến khu Thái - Hà - Tuyên, với trung tâm Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang); bao gồm vùng giải phóng 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc.
+
Chiến khu Việt Bắc có diện tích khoảng 40.000 km2, dân số hơn 1 triệu người, gồm hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông… Địa hình nối liền với phía nam Trung Quốc. Rừng núi Việt Bắc chiếm 2/3 diện tích tự nhiên. Địa hình cao về phía bắc, thấp dần về phía nam tây nam. Hệ thống núi đá xen lẫn núi đất, điển hình cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Ngân Sơn và cánh cung Sông Gâm. Các sông lớn: Sông Thao, Sông Lô, Sông Cầu, Sông Thương, sông Lục Nam; các sông đều có giá trị về giao thông đường thủy. Giao thông đường bộ có Quốc lộ 3 nối Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên với Hà Nội, Quốc lộ 2 nối Hà Giang, Tuyên Quang qua Việt Trì đến Hà Nội; Quốc lộ 1 từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Đường biên giới dài trên 300 km có hàng chục cửa khẩu với Trung Quốc. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá khắc nghiệt, mùa đông giá lạnh, mùa hè ẩm ướt; lượng mưa trung bình trong năm 1.400-1.600 mm; nhiệt độ trung bình khoảng 20-23C ở vùng có độ cao dưới 500 m dưới 20C ở vùng có độ cao từ 500 m trở lên. Độ ẩm trung bình khoảng 81-83%. Địa hình Việt Bắc hiểm trở, với nhiều nơi xung yếu, hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng liên hệ khá thuận lợi với các vùng khác cũng như việc tổ chức phòng thủ, xây dựng lực lượng kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích và xây dựng kinh tế địa phương, phục vụ cách mạng. Các dân tộc ở đây có truyền thống yêu nước, đoàn kết kiên cường chống ngoại xâm, sớm theo cách mạng, theo Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
  
CKVB có diện tích khoảng 40.000 km2, dân số hơn 1 triệu người, gồm hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông… Địa hình nối liền với phía nam Trung Quốc. Rừng núi Việt Bắc chiếm 2/3 diện tích tự nhiên. Địa hình cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và tây nam. Hệ thống núi đá xen lẫn núi đất, điển hình là cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Ngân Sơn cánh cung Sông Gâm. Các sông lớn: Sông Thao, Sông Lô, Sông Cầu, Sông Thương, sông Lục Nam; các sông đều có giá trị về giao thông đường thủy. Giao thông đường bộ có Quốc lộ 3 nối Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên với Hà Nội, Quốc lộ 2 nối Hà Giang, Tuyên Quang qua Việt Trì đến Hà Nội; Quốc lộ 1 từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Đường biên giới dài trên 300 km có hàng chục cửa khẩu với Trung Quốc. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá khắc nghiệt, mùa đông giá lạnh, mùa hè ẩm ướt; lượng mưa trung bình trong năm 1.400-1.600 mm; nhiệt độ trung bình khoảng 20-23C ở vùng độ cao dưới 500 m và dưới 20C vùng có độ cao từ 500 m trở lên. Độ ẩm trung bình khoảng 81-83%. Địa hình Việt Bắc hiểm trở, với nhiều nơi xung yếu, hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng liên hệ khá thuận lợi với các vùng khác cũng như việc tổ chức phòng thủ, xây dựng lực lượng kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích và xây dựng kinh tế địa phương, phục vụ cách mạng. Các dân tộc đây có truyền thống yêu nước, đoàn kết kiên cường chống ngoại xâm, sớm theo cách mạng, theo Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
+
Chiến khu Việt Bắc được xây dựng thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm bàn đạp Nam tiến, giải phóng toàn quốc. Về chính trị, Ban chấp hành Việt Minh từ cấp xã đến tỉnh được hoàn thiện. Ủy ban chỉ huy lâm thời Chiến khu Việt Bắc thành lập chính quyền cách mạng tại các địa phương. Chính quyền cách mạng ngày càng lớn mạnh, lấn át chính quyền tay sai của phát xít nhật. Về quân sự, ủy ban quân sự các cấp được thành lập đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng, có nhiệm vụ chỉ huy các trận chiến đấu chống Nhật, tiễu phỉ, trừ gian, mở rộng căn cứ địa; đồng thời xây dựng và phát triển lực lượng; chuẩn bị mọi mặt về quân sự cho khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa. Sau thắng lợi của trận Tam Đảo (16.7.1945), Chiến khu Việt Bắc không ngừng được mở rộng. Từ đây, các đơn vị giải phóng tiến sang các vùng lân cận. Từ Tân Trào liên lạc với an toàn khu của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở ngoại thành Hà Nội và vùng giáp ranh; liên lạc với Chiến khu Quang Trung, Chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại Chiến khu Việt Bắc còn diễn ra một số hoạt động của quân Đồng minh (Mỹ), liên kết với Việt Minh đánh Nhật. Về kinh tế, chính quyền cách mạng vận động nhân dân tích cực sản xuất, thực hành tiết kiệm, ổn định đời sống. Tại các huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); Chợ Đồn, Chợ Rã (Bắc Kạn); Định Hóa (Thái Nguyên)... tổ chức hợp tác xã mua bán, vận chuyển hàng hóa về xuôi và đưa muối, diêm lên phục vụ đồng bào. Về văn hóa xã hội, thực hiện chủ trương của Ủy ban chỉ huy lâm thời, Trường Cứu quốc sơ cấp và Trường Sư phạm được mở ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Các trường, lớp được mở ở xã cho con em các dân tộc đến học tập, xóa nạn mù chữ. Nếp sống mới được tuyên truyền, tổ chức rộng rãi. Toàn khu có các báo: Nước Nam mới, Quân giải phóng; các tỉnh Cao - Bắc - Lạng tờ Việt Nam độc lập. Đồng thời, Ủy ban chỉ huy lâm thời chỉ đạo các đơn vị Việt Nam giải phóng quân cùng tự vệ, du kích tiến công địch nhiều nơi, mở rộng khu giải phóng. Ngày 13-15.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngay đêm 13.8, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, Tổng bí thư Trường Chinh, trực tiếp phụ trách ra Quân lệnh số 1, phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Ngày 16.8, Quốc dân đại hội diễn ra Tân Trào, thống nhất chủ trương tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, thông qua lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh và 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đại hội quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa), do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
  
CKVB được xây dựng thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm bàn đạp Nam tiến, giải phóng toàn quốc. Về chính trị, Ban chấp hành Việt Minh từ cấp xã đến tỉnh được hoàn thiện. Ủy ban chỉ huy lâm thời CKVB thành lập chính quyền cách mạng tại các địa phương. Chính quyền cách mạng ngày càng lớn mạnh, lấn át chính quyền tay sai của phát xít nhật. Về quân sự, ủy ban quân sự các cấp được thành lập và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng, có nhiệm vụ chỉ huy các trận chiến đấu chống Nhật, tiễu phỉ, trừ gian, mở rộng căn cứ địa; đồng thời xây dựng và phát triển lực lượng; chuẩn bị mọi mặt về quân sự cho khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa. Sau thắng lợi của trận Tam Đảo (16.7.1945), CKVB không ngừng được mở rộng. Từ đây, các đơn vị giải phóng tiến sang các vùng lân cận. Từ Tân Trào liên lạc với an toàn khu của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở ngoại thành Hà Nội vùng giáp ranh; liên lạc với Chiến khu Quang Trung, Chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại CKVB còn diễn ra một số hoạt động của quân Đồng minh (Mỹ), liên kết với Việt Minh đánh Nhật. Về kinh tế, chính quyền cách mạng vận động nhân dân tích cực sản xuất, thực hành tiết kiệm, ổn định đời sống. Tại các huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); Chợ Đồn, Chợ Rã (Bắc Kạn); Định Hóa (Thái Nguyên)... tổ chức hợp tác xã mua bán, vận chuyển hàng hóa về xuôi và đưa muối, diêm lên phục vụ đồng bào. Về văn hóa hội, thực hiện chủ trương của Ủy ban chỉ huy lâm thời, Trường Cứu quốc sơ cấp Trường Sư phạm được mở ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Các trường, lớp được mở ở xã cho con em các dân tộc đến học tập, xóa nạn mù chữ. Nếp sống mới được tuyên truyền, tổ chức rộng rãi. Toàn khu có các báo: Nước Nam mới, Quân giải phóng; các tỉnh Cao - Bắc - Lạng có tờ Việt Nam độc lập. Đồng thời, Ủy ban chỉ huy lâm thời chỉ đạo các đơn vị Việt Nam giải phóng quân cùng tự vệ, du kích tiến công địch ở nhiều nơi, mở rộng khu giải phóng. Ngày 13-15.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngay đêm 13.8, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, Tổng bí thư Trường Chinh, trực tiếp phụ trách ra Quân lệnh số 1, phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Ngày 16.8, Quốc dân đại hội diễn ra Tân Trào, thống nhất chủ trương tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, thông qua lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh và 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đại hội quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa), do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
+
Chiến khu Việt Bắc là nơi nhận được mệnh lệnh tổng khởi nghĩa sớm nhất trong toàn quốc. Các đơn vị bộ đội chủ lực giải phóng quân lực lượng du kích, tự vệ địa phương cùng với nhân dân nổi dậy, giải phóng các châu lị, thị trấn, thị trên địa bàn Việt Bắc vùng ven Chiến khu Việt Bắc. Cùng với cả nước, tổng khởi nghĩa ở Chiến khu Việt Bắc đã giành thắng lợi.
  
CKVB là nơi nhận được mệnh lệnh tổng khởi nghĩa sớm nhất trong toàn quốc. Các đơn vị bộ đội chủ lực giải phóng quân và lực lượng du kích, tự vệ địa phương cùng với nhân dân nổi dậy, giải phóng các châu lị, thị trấn, thị trên địa bàn Việt Bắc và vùng ven CKVB. Cùng với cả nước, tổng khởi nghĩa ở CKVB đã giành thắng lợi.
+
Chiến khu Việt Bắc giữ vai trò quan trọng bảo đảm bí mật, an toàn nơi làm việc và chỉ đạo cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh. Mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn, Chiến khu Việt Bắc cho thấy hình ảnh một nước Việt Nam mới, những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa thể hiện chức năng xây dựng chế độ hội ưu việt. Hiện nay, Chiến khu Việt Bắc vẫn còn các di tích: ATK Định Hóa, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Pắc Bó… là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử giáo dục truyền thống cách mạng cho mọi thế hệ.
  
CKVB giữ vai trò quan trọng bảo đảm bí mật, an toàn nơi làm việc và chỉ đạo cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh. Mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn, CKVB cho thấy hình ảnh một nước Việt Nam mới, những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa thể hiện chức năng xây dựng chế độ xã hội ưu việt. Hiện nay, CKVB vẫn còn các di tích: ATK Định Hóa, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Pắc Bó… là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng cho mọi thế hệ.
+
==Tài liệu tham khảo==
 
+
*Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
+
*Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
 
+
*Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
1. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
+
*Hoàng Ngọc La, Căn cứ địa Việt Bắc (1940-1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
 
+
*Việt Bắc - 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.
2. Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
 
 
 
3. Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
 
 
 
4. Hoàng Ngọc La, Căn cứ địa Việt Bắc (1940-1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
 
 
 
5. Việt Bắc - 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.
 

Bản hiện tại lúc 14:14, ngày 11 tháng 4 năm 2021

Chiến khu Việt Bắc, còn được gọi là Khu giải phóng Việt Bắc, từng là căn cứ địa lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ cao trào kháng Nhật, cứu nước và chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

Cuối tháng 5 năm 1945, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập trên cơ sở hợp nhất, mở rộng Chiến khu Cao - Bắc - Lạng và Chiến khu Thái - Hà - Tuyên, với trung tâm là Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang); bao gồm vùng giải phóng 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc.

Chiến khu Việt Bắc có diện tích khoảng 40.000 km2, dân số hơn 1 triệu người, gồm hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông… Địa hình nối liền với phía nam Trung Quốc. Rừng núi Việt Bắc chiếm 2/3 diện tích tự nhiên. Địa hình cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và tây nam. Hệ thống núi đá xen lẫn núi đất, điển hình là cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Ngân Sơn và cánh cung Sông Gâm. Các sông lớn: Sông Thao, Sông Lô, Sông Cầu, Sông Thương, sông Lục Nam; các sông đều có giá trị về giao thông đường thủy. Giao thông đường bộ có Quốc lộ 3 nối Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên với Hà Nội, Quốc lộ 2 nối Hà Giang, Tuyên Quang qua Việt Trì đến Hà Nội; Quốc lộ 1 từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Đường biên giới dài trên 300 km có hàng chục cửa khẩu với Trung Quốc. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá khắc nghiệt, mùa đông giá lạnh, mùa hè ẩm ướt; lượng mưa trung bình trong năm 1.400-1.600 mm; nhiệt độ trung bình khoảng 20-23C ở vùng có độ cao dưới 500 m và dưới 20C ở vùng có độ cao từ 500 m trở lên. Độ ẩm trung bình khoảng 81-83%. Địa hình Việt Bắc hiểm trở, với nhiều nơi xung yếu, hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng liên hệ khá thuận lợi với các vùng khác cũng như việc tổ chức phòng thủ, xây dựng lực lượng kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích và xây dựng kinh tế địa phương, phục vụ cách mạng. Các dân tộc ở đây có truyền thống yêu nước, đoàn kết kiên cường chống ngoại xâm, sớm theo cách mạng, theo Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Chiến khu Việt Bắc được xây dựng thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm bàn đạp Nam tiến, giải phóng toàn quốc. Về chính trị, Ban chấp hành Việt Minh từ cấp xã đến tỉnh được hoàn thiện. Ủy ban chỉ huy lâm thời Chiến khu Việt Bắc thành lập chính quyền cách mạng tại các địa phương. Chính quyền cách mạng ngày càng lớn mạnh, lấn át chính quyền tay sai của phát xít nhật. Về quân sự, ủy ban quân sự các cấp được thành lập và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng, có nhiệm vụ chỉ huy các trận chiến đấu chống Nhật, tiễu phỉ, trừ gian, mở rộng căn cứ địa; đồng thời xây dựng và phát triển lực lượng; chuẩn bị mọi mặt về quân sự cho khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa. Sau thắng lợi của trận Tam Đảo (16.7.1945), Chiến khu Việt Bắc không ngừng được mở rộng. Từ đây, các đơn vị giải phóng tiến sang các vùng lân cận. Từ Tân Trào liên lạc với an toàn khu của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở ngoại thành Hà Nội và vùng giáp ranh; liên lạc với Chiến khu Quang Trung, Chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại Chiến khu Việt Bắc còn diễn ra một số hoạt động của quân Đồng minh (Mỹ), liên kết với Việt Minh đánh Nhật. Về kinh tế, chính quyền cách mạng vận động nhân dân tích cực sản xuất, thực hành tiết kiệm, ổn định đời sống. Tại các huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); Chợ Đồn, Chợ Rã (Bắc Kạn); Định Hóa (Thái Nguyên)... tổ chức hợp tác xã mua bán, vận chuyển hàng hóa về xuôi và đưa muối, diêm lên phục vụ đồng bào. Về văn hóa xã hội, thực hiện chủ trương của Ủy ban chỉ huy lâm thời, Trường Cứu quốc sơ cấp và Trường Sư phạm được mở ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Các trường, lớp được mở ở xã cho con em các dân tộc đến học tập, xóa nạn mù chữ. Nếp sống mới được tuyên truyền, tổ chức rộng rãi. Toàn khu có các báo: Nước Nam mới, Quân giải phóng; các tỉnh Cao - Bắc - Lạng có tờ Việt Nam độc lập. Đồng thời, Ủy ban chỉ huy lâm thời chỉ đạo các đơn vị Việt Nam giải phóng quân cùng tự vệ, du kích tiến công địch ở nhiều nơi, mở rộng khu giải phóng. Ngày 13-15.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngay đêm 13.8, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, Tổng bí thư Trường Chinh, trực tiếp phụ trách ra Quân lệnh số 1, phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Ngày 16.8, Quốc dân đại hội diễn ra ở Tân Trào, thống nhất chủ trương tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, thông qua lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh và 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đại hội quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa), do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Chiến khu Việt Bắc là nơi nhận được mệnh lệnh tổng khởi nghĩa sớm nhất trong toàn quốc. Các đơn vị bộ đội chủ lực giải phóng quân và lực lượng du kích, tự vệ địa phương cùng với nhân dân nổi dậy, giải phóng các châu lị, thị trấn, thị xã trên địa bàn Việt Bắc và vùng ven Chiến khu Việt Bắc. Cùng với cả nước, tổng khởi nghĩa ở Chiến khu Việt Bắc đã giành thắng lợi.

Chiến khu Việt Bắc giữ vai trò quan trọng bảo đảm bí mật, an toàn nơi làm việc và chỉ đạo cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh. Mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn, Chiến khu Việt Bắc cho thấy hình ảnh một nước Việt Nam mới, những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa thể hiện chức năng xây dựng chế độ xã hội ưu việt. Hiện nay, Chiến khu Việt Bắc vẫn còn các di tích: ATK Định Hóa, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Pắc Bó… là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng cho mọi thế hệ.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  • Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
  • Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
  • Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
  • Hoàng Ngọc La, Căn cứ địa Việt Bắc (1940-1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
  • Việt Bắc - 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.