Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Năng lực phòng chống thiên tai”
n
 
Dòng 1: Dòng 1:
 
{{mới}}
 
{{mới}}
Năng lực phòng chống thiên tai là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh, các điều kiện và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức và xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, gồm: năng lực phòng ngừa, năng lực ứng phó và năng lực phục hồi, tái thiết sau thiên tai.
+
'''Năng lực phòng chống thiên tai''' là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh, các điều kiện và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức và xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, gồm: năng lực phòng ngừa, năng lực ứng phó và năng lực phục hồi, tái thiết sau thiên tai.
  
 
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Phòng chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.  
 
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Phòng chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.  

Bản hiện tại lúc 10:55, ngày 11 tháng 12 năm 2020

Năng lực phòng chống thiên tai là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh, các điều kiện và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức và xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, gồm: năng lực phòng ngừa, năng lực ứng phó và năng lực phục hồi, tái thiết sau thiên tai.

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Phòng chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ngay từ xa xưa, người Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đối phó với thiên tai bão, lũ để tồn tại và phát triển. Nhiều công trình trị thủy, đặc biệt là hệ thống đê điều đã được xây dựng, tu bổ để phòng chống lũ, lụt nhằm bảo vệ sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Sau khi nước Việt Nam giành được độc lập, ngày 22.5.1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 70 thành lập Uỷ ban Trung ương hộ đê, tiền thân của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ngày nay. Đây là cơ quan chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai. Ngày nay, quan điểm của Việt Nam về công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, thực hiện phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước, tổ chức, cá nhân cùng tham gia.

Năng lực phòng chống thiên tai được đánh giá qua hai khu vực công và tư. Khu vực công là việc xây dựng, thực thi các chính sách, pháp luật về phòng chống thiên tai của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; đầu tư xây dựng và quản lý công trình phòng chống thiên tai; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” của Việt Nam; dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai; năng lực chỉ đạo, chỉ huy ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và tái thiết; ngân sách và tính hiệu quả sử dụng nguồn lực cho các hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Năng lực phòng chống thiên tai khu vực tư là sự tham gia chủ động, tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cùng với nhà nước trong hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai. Năng lực của cộng đồng thể hiện qua quyền và nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và người dân trong tiếp cận thông tin về phòng chống thiên tai; tham gia xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương; được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai. Cộng đồng có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật về phòng chống thiên tai và sự hướng dẫn của người có thẩm quyền trong quá trình trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai; chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để đảm bảo đời sống trong và sau khi thiên tai xảy ra, phù hợp với đặc điểm của địa phương; đóng góp vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu trợ xã hội.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, Hà Nội, Việt Nam, 2014.
  • Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 76/NQ-CP về công tác PCTT, Hà Nội, Việt Nam, 2018.
  • Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật PCTT QĐ số 33/2013/QH13, Hà Nội, Việt Nam, 2013.
  • World Bank, Building Resilient Communities - Risk Management and Response to Natural Disasters through Social Funds and Community-Driven Development Operations, Washington USA, 2019.