Dòng 171: | Dòng 171: | ||
* {{cite book|last1=Boldrey|first1=Richard|title=Guide to Operatic Roles & Arias|date=1994|publisher=Pst Inc.|location=Dallas|isbn=978-1877761645|url=https://books.google.com/books?id=mVcYAAAAIAAJ|ref=harv}} | * {{cite book|last1=Boldrey|first1=Richard|title=Guide to Operatic Roles & Arias|date=1994|publisher=Pst Inc.|location=Dallas|isbn=978-1877761645|url=https://books.google.com/books?id=mVcYAAAAIAAJ|ref=harv}} | ||
* {{cite book|last1=Branscombe|first1=Peter|authorlink=Peter Branscombe|title=Die Zauberflöte|date=1991|publisher=Cambridge University Press|location=New York, NY|isbn=9780521319164|url=https://books.google.com/books?id=pgmEInkITx0C|ref=harv}} | * {{cite book|last1=Branscombe|first1=Peter|authorlink=Peter Branscombe|title=Die Zauberflöte|date=1991|publisher=Cambridge University Press|location=New York, NY|isbn=9780521319164|url=https://books.google.com/books?id=pgmEInkITx0C|ref=harv}} | ||
− | |||
* {{cite book|last1=Chailley|first1=Jacques|authorlink = Jacques Chailley|title=The Magic Flute unveiled: esoteric symbolism in Mozart's masonic opera. An interpretation of the libretto and the music|date=1992|publisher=Inner Traditions International|location=Rochester, Vermont|isbn=9780892813582|url=https://books.google.com/books?id=KJ9wQgAACAAJ|ref=harv}} | * {{cite book|last1=Chailley|first1=Jacques|authorlink = Jacques Chailley|title=The Magic Flute unveiled: esoteric symbolism in Mozart's masonic opera. An interpretation of the libretto and the music|date=1992|publisher=Inner Traditions International|location=Rochester, Vermont|isbn=9780892813582|url=https://books.google.com/books?id=KJ9wQgAACAAJ|ref=harv}} | ||
* {{cite book|last1=Deutsch|first1=Otto Erich |authorlink=Otto Erich Deutsch|title=Mozart: a documentary biography|date=1966|origyear=1965|publisher=Stanford University Press|location=Stanford, Cal.|isbn=9780804702331|edition=2nd|url=https://books.google.com/books?id=e8AtwaddUW4C|others=Translated by Eric Blom, [[Peter Branscombe]] and Jeremy Noble |ref=harv}} | * {{cite book|last1=Deutsch|first1=Otto Erich |authorlink=Otto Erich Deutsch|title=Mozart: a documentary biography|date=1966|origyear=1965|publisher=Stanford University Press|location=Stanford, Cal.|isbn=9780804702331|edition=2nd|url=https://books.google.com/books?id=e8AtwaddUW4C|others=Translated by Eric Blom, [[Peter Branscombe]] and Jeremy Noble |ref=harv}} |
Phiên bản lúc 02:02, ngày 4 tháng 10 năm 2020
Cây sáo thần (tiếng Đức : Die Zauberflöte) là nhan đề vở nhạc kịch kí hiệu K. 620 gồm 2 chương của soạn giả Wolfgang Amadeus Mozart, công diễn lần đầu tại Theater auf der Wieden (Wien) ngày 30 tháng 9 năm 1791[1].
Lịch sử
Wolfgang Amadeus Mozart soạn vở nhạc kịch Cây sáo thần vào năm 1791, đây là trứ tác được Mozart yêu chuộng nhất và do chính tác giả chỉ huy dàn nhạc hai tháng trước khi ông từ biệt cõi đời. Kịch bản được khai thác từ một huyền thoại của Vilande (1733 - 1813), với bối cảnh chính là Ai Cập cổ đại vừa lãng mạn hoang sơ lại vừa cổ kính[2].
Vở nhạc kịch cuối đời của Mozart này còn được học giới coi là cách thể hiện ý tưởng cải cách mạnh hơn nữa. Sau Cách mạng Pháp 1789, tư tưởng "bình đẳng, tự do, bác ái" lan truyền rộng khắp Âu châu khiến hoàng đế Áo Leopold II lo ngại tung ra chiến dịch đàn áp mạnh mẽ, bản thân Mozart đã từng bị nghi tham gia cộng sản và bị quản thúc. Về mặt âm nhạc, lần đầu tiên ông đã tạo được hệ thống chủ đề và âm hình dàn nhạc theo sát những chuyển động nhanh trong phần kịch, mỗi nhân vật được khắc họa rõ tính cách thông qua chủ đề âm nhạc, và toàn bộ dàn nhạc đã được huy động tối đa để nâng đỡ từng giọng ca, tạo nền cho mỗi nhân vật, và hòa tấu cùng dàn hợp xướng thành một khối âm thanh mạnh nhưng mềm mại, lớn nhưng uyển chuyển, đánh dấu một bước chuyển rõ rệt trong nghệ thuật sử dụng hợp xướng và dàn nhạc, một cách mạng về "công nghệ" kiến tạo nghệ thuật và tư tưởng thời kỳ đó. Sự cách tân mạnh mẽ của Cây sáo thần không những đã gây tranh cãi trong nghệ giới wien lúc đó, mà còn dư âm tới khá lâu sau, tới mức mà Goethe, thi hào Đức, phải thốt lên : "Phải có kiến thức để hiểu được giá trị của kịch bản và tác phẩm đó, không thì sẽ phủ nhận nó".
Về phần dàn nhạc, Mozart đã đưa những khúc hòa tấu nhỏ còn ở dạng tùy hứng đến với khuôn khổ và chính ông là người xác lập một dạng cấu trúc tác phẩm hoàn toàn mới vào thời đó, những bản concerto (hòa tấu giữa một nhạc cụ với dàn nhạc) viết theo hình thức sonata. Trong lĩnh vực nhạc hát, ông đã thể nghiệm loại ca khúc một người hát với phần đệm piano, khi đó rất mới lạ với công chúng và phải mất nhiều năm sau mới được phổ biến rộng rãi cho tới khi trở thành mẫu mực tới tận ngày nay, thể loại "ca khúc nghệ thuật".
Chịu ảnh hưởng âm nhạc của Haydn thời kỳ đầu, Mozart đã viết liền sáu bản tứ tấu cho đàn dây (1728 - 1785) với cấu trúc và tinh thần rất mới, mà sau này trở thành mẫu mực cổ điển cho thể loại tứ tấu đàn dây, không những thế, loạt tác phẩm còn được giới phê bình đánh giá là "sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn chân chính" và là "chiếc cầu nối với tâm hồn Schubert" thời kỳ sau. Cũng trong thời gian này, Mozart đã nghiên cứu và xác lập nên hai hình thức Fantasia và Rondeau, là cơ sở cho lý thuyết âm nhạc cổ điển sau này.
Cây sáo thần không phải thần thoại mà chỉ là những mẩu truyện được nối kết nhau không đầu không đuôi, nhiều khi khá là vô lý, thí dụ như vai Queen of the Night mới đầu tưởng là vai hiền, qua màn sau bỗng biến thành vai ác và cuối cùng bị quét vào bóng đêm. Chuyện thần tiên, dù khó tin là có thật, vẫn có cốt truyện đầu đuôi đàng hoàng, riêng Cây sáo thần thì không[3]. Thành ra kể rõ cốt truyện Cây sáo thần là một điều khó làm vì nó thật là “tiền hậu bất nhất” giống thí dụ nói trên. Nhân vật thì muốn xuất hiện lúc nào cũng được, vai trò và tình cảm biến chuyển không rõ rệt, có tính cách khôi hài khá nhiều[4].
Một truyện hoang đường xảy ra ở một thành thị Ai Cập giả tưởng, với ba nhân vật chính là hoàng tử Tamino, anh chàng bắt chim Papageno và nàng công chúa Pamina, lệnh ái nữ hoàng Bóng Đêm[5]. Papageno và Tamino được bà hoàng giao cho nhiệm vụ đi kiếm đem về cô Pamina, vốn bị ông kẹ Sarastro bắt đi. Bà hoàng cho Papageno một chùm chuông thần và Tamino một chiếc sáo thần. Trên đường đi hai anh gặp được ba em bé chỉ đường dẫn lối và khuyên bảo. Ông kẹ Sarastro hóa ra lại là người hiền, giáo chủ một phái có ngôi đền ánh sáng. Ông cho Tamino qua nhiều thử thách để chứng tỏ chàng là người đảm lược và có nhiều tình thương. Trong khi đó chàng Papageno đi loạng quạng đủ nơi, gặp tên Monostatos đang trông chừng Pamina và nhất định ép uổng nàng. Papageno và tên Monostatos này giống như hề của vở tuồng, chẳng đóng góp gì cho lắm vào cốt truyện. Papageno chỉ thích được ăn ngon diện đẹp và có tình nương thì đuợc toại nguyện, kiếm ra được nàng Papagena. Cuối cùng Tamino và Pamina được vào ngôi đền chiếu sáng, qua được thử thách vượt lửa và nước rồi được tôn vinh. Còn Monostatos thì cấu kết với Queen of the Night tính gây rối nhưng tất cả bị quét mất vào màn đêm[6].
Câu truyện lộn xộn cứ kéo dài suốt ba tiếng đồng hồ và hình như chỉ có mục đích làm cái phông để đưa ra những bài hát hay và những giọng hát đặc biệt, thí dụ như vai Queen of the Night phải là giọng “soprano coloratura”, vai Sarastro phải là giọng bass thật trầm, vai ba em bé phải là giọng “soprano” của mấy em trai nhỏ chưa bể tiếng... Nội dung những bài hát thì có mục đích nói lên tâm trạng nhân vật cũng như đề cao lòng can đảm, kiên trì, đạo đức và tình thương[7].
Nội dung
Cốt truyện chính xoay quanh những mặt đối lập và thống nhất giữa lành và dữ, giữa ngày và đêm, giữa đàn ông và đàn bà, giữa đam mê và lí trí... và để đến được với ái tình, cả Tamino và Pamina đều phải trải qua rất nhiều những thử thách khắc nghiệt. Ðây là một huyền thoại không dành riêng cho sắc tộc, cá nhân hay xã hội nào, mà mang tính nhân bản sâu xa. Vở nhạc kịch không xây dựng những con người tốt hay xấu, mà các nhân vật trong đó đều có tính cách giao thoa giữa các mặt đối lập và thống nhất[8].
Mối tình giữa chàng hoàng tử Tamino và nàng Pamina xinh đẹp. Tamino trong một lần bị rắn thần săn đuổi đã được các thị nữ của Nữ hoàng Bóng Đêm cứu sống. Để trả ơn, chàng cùng với gã săn chim Papageno tốt bụng đi cứu nàng Pamina - lệnh ái Nữ hoàng Bóng Đêm - đang bị bắt cóc bởi một thế lực đen tối ở vương quốc do Sarastro trị vì[9].
Trên đỉnh núi quạnh quẽ kia có vị vua đương hấp hối. Hành động cuối cùng của ngài là truyền lại Bảy Quầng Sáng Mặt Trời - nguồn gốc trí tuệ và quyền lực. Chầu quanh ngài có bà hậu - Nữ hoàng Bóng Đêm, lệnh ái Pamina, cùng Sarastro - đức giáo phụ.
— Tựa[10]
Chương 1
- Cảnh 1 : Hoang địa
Tamino, một hoàng tử khôi ngô bị lạc trong một vùng đất xa xôi hẻo lánh, bị truy đuổi bởi một con quỷ và cầu xin các vị thần cứu lấy anh ta. Hoàng tử ngất đi và ba người đàn bà, những người hầu của Nữ hoàng Bóng Đêm, xuất hiện và đã giết con quỷ. Họ ngưỡng mộ Tamino bởi anh rất đẹp trai và trẻ tuổi. Một người trong số họ cố gắng thuyết phục hai người còn lại trở về kể lại cho bà chủ của họ về chàng hoàng tử trẻ này. Sau khi tranh cãi, họ quyết định trở về cùng nhau.
Tamino tỉnh dậy, nghe thấy ai đó đang tiến đến và lặng lẽ. Papageno bước vào, mặc bộ quần áo lông chim. Ông ta kể về cuộc sống hạnh phúc của mình như một người đi bẫy chim, nhưng cũng than phiền về mong ước có một người vợ, hoặc ít nhất cũng là một người bạn gái. Tamino xuất hiện và tự giới thiệu với Papageno, người mà lúc đầu anh nghĩ đã giết chết con rắn. Papageno vui mừng nhận lấy lời khen ngợi - anh ấy đã tuyên bố rằng đã bóp chết con quái vật bằng đôi tay trần của mình.
Ba người phụ nữ xuất hiện trở lại và thay vì một bữa ăn hàng ngày với rượu vang, những quả sung và bánh ngọt của anh ta, thì họ lại mang đến cho Papageno nước, hòn đá và ống khóa mà họ đặt trên miệng của ông ta như một lời cảnh báo về sự nói dối. Họ đã kể với Tamino rằng họ đã giải cứu anh ấy thoát khỏi con rắn và đưa cho anh ta bức chân dung của cô con gái Pamina của Nữ hoàng Bóng Đêm. Ba người đàn bà biến mất và Tamino nhìn vào bức chân dung, chàng đã yêu Pamina ngay từ cái nhìn ấy.
Ba người đàn bà trở lại và nói với Tamino rằng Pamina đã bị bắt bởi Sarastro - người mà họ tả là một con quỷ độc ác với sức mạnh to lớn, và mẹ của cô ấy đã trông chờ rất lâu để có thể gặp lại cô ấy. Tamino thề rằng anh ấy sẽ giải cứu Pamina. Nữ hoàng Bóng Đêm xuất hiện và nói với Tamino rằng Pamina sẽ là vợ của anh ấy nếu anh ta có thể giải cứu cô ấy từ mụ Sarastro. Sau khi Nữ hoàng Bóng Đêm biến mất, ba người phụ nữ đã mở khóa trên miệng của Papageno, cảnh báo ông ta không được nói dối thêm bất cứ lần nào nữa. Họ đưa cho Tamino một cây sáo thần, nó sẽ bảo vệ anh trên hành trình của mình và có thể biến chuyển nỗi buồn thành niềm vui. Họ nói Papageno phải đi cùng với Tamino để giúp anh ta thực hiện nhiệm vụ giải cứu của mình và đưa cho anh ta những chiếc chuông ma thuật để tự vệ - những chiếc chuông sẽ mang niềm vui to lớn đến bất kì ai nghe thấy âm thanh của nó. Ba người đàn bà cũng ban cho họ ba thiên thần, chúng sẽ là người hướng dẫn cho Tamino và Papageno đến ngôi đền của Sarastro. Tamino và Papageno cùng nhau tiến về phía trước.
- Cảnh 2 : Lâu đài Sarastro
Pamina, tay bị trói và bị bắt về làm nô lệ cho Sarastro. Monostatos nhìn cô và cho rằng cô ta chính là sức mạnh của mình. Hắn ra lệnh cho nô lệ cởi trói cho cô và để họ ở lại cùng nhau. Papageno, tiến thẳng về phía trước cùng với Tamino để giúp tìm Pamina, bước vào. Monostatos và Papageno có đôi chút sợ hãi bởi sự xuất hiện của người lạ và Monostatos đã bỏ trốn. Papageno thông báo cho Pamina biết rằng mẹ của cô ta đã nhờ Tamino đến đây để giải cứu cho cô. Pamina vui mừng khi biết được Tamino có tình ý với cô. Cô cảm thấy cảm kích và thông cảm đối với Papageno, người đã chờ đợi người vợ của mình suốt thời gian dài. Họ cùng nhau suy nghĩ về những niềm vui và nhiệm vụ thiêng liêng của tình yêu hôn nhân.
- Cảnh 3 : Rừng già
Ba thiên thần dẫn Tamino đến ngôi đền của Sarastro, hứa rằng nếu anh ta vẫn kiên nhẫn, khôn ngoan và kiên định thì anh ta sẽ thành công trong việc giải cứu Pamina. Tamino vào bằng lối bên trái và đã bị một vị linh mục ở bên trong từ chối. Và cũng tương tự như thế khi anh ta đi vào bằng lối bên phải. Nhưng từ lối vào ở giữa, một diễn giả xuất hiện và cho phép Tamino vào. Người diễn giả nói với Tamino rằng Sarastro là một tù nhân, không phải là phù thủy và rằng anh ta không nên tin lời của Nữ hoàng Bóng Đêm. Ông ta bỏ đi, nói rằng Tamino hãy tin tưởng vào sự khôn ngoan. Bên ngoài ngôi đền, Tamino chờ đợi đêm tối mau chóng kết thúc để tìm kiếm Pamina. Một giọng nói từ trong đền trấn an Tamino rằng Pamina vẫn còn sống. Tamino thổi chiếc sáo thần của mình. Các con thú xuất hiện và nhảy múa, mê mẩn trong tiếng sáo của anh ta. Tamino nghe tiếng tẩu thuốc của Papageno và vội vã đi tìm ông ta.
Papageno và Pamina đang cố gắng tìm Tamino khi họ bị Monostatos và những nô lệ của hắn ta bắt giữ. Papageno rung những chiếc chuông ma thuật, và Monostatos cùng với nô lệ của hắn bắt đầu nhảy múa, bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của âm nhạc. Papageno và Pamina nghe thấy âm thanh của đoàn tùy tùng của Sarastro. Papageno lo sợ và nói Pamina nghĩ cách để giải thích. Cô nói rằng họ phải nói sự thật. Sarastro bước vào, với một đám tùy tùng đi theo tung hô trí tuệ và sự công bằng của hắn.
Pamina quỳ xuống dưới chân của Sarastro và thú nhận rằng cố ấy đang cố trốn thoát bởi Monostatos bày tỏ sự quan tâm của hắn với cô. Sarastro chấp nhận lời nói của cô và đảm bảo với cô rằng hắn chỉ muốn cho cô được hạnh phúc. Nhưng hắn ta từ chối việc trả cô về với mẹ. Người mà hắn ta mô tả là một người phụ nữ kiêu căng, cứng đầu, và ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh bà ta.
Monostatos đưa Tamino đến. Hai người yêu nhau nhìn nhau lần đầu tiên và ôm chầm lấy nhau gây ra sự phẫn nộ cho đám tùy tùng của Sarastro. Monostatos nói với Sarastro rằng hắn ta đã bắt được Papageno và Pamina đang cố gắng trốn thoát và đòi hỏi được thưởng công. Tuy nhiên, Sarastro đã trừng phạt Monostatos về hành vi thiếu tế nhị của hắn đối với Pamina và đuổi hắn ta đi. Hắn ta tuyên bố rằng Tamino phải trải qua các cuộc thử thách trí tuệ để xứng đáng trở thành chồng của Pamina. Các linh mục tuyên bố rằng đức hạnh và sự tha thứ sẽ thánh hóa cuộc sống.
Chương 2
- Cảnh 1 : Núi thiêng
Sarastro nói với các linh mục Tamino được cử đến để hộ vệ Đền Thông thái trước Nữ hoàng Bóng Đêm và được tưởng thưởng người vợ là Pamina và Pamina đã bị bắt cóc vì lẽ đó. Hoàng tử đang chờ các thử thách. Tên gác ngục người Moor một lần nữa đuổi theo Pamina. Nhưng nghe giọng Nữ hoàng Bóng Đêm, hắn ta liền bỏ chạy. Nữ hoàng thất vọng vì hoàng tử Tamino muốn cống hiến cho ngôi đền và yêu cầu con gái tác động, nhưng Pamina từ chối. Nữ hoàng dọa từ con gái nếu cô không giết pháp sư.
- Cảnh 2 : Thần điện
Trong đền, hoàng tử và Papageno bắt đầu thử thách đầu tiên - phải im lặng. Pamina nghĩ hoàng tử ngừng yêu. Thử thách thứ hai - người ta nói với Tamino rằng anh phải nói lời chia tay với Pamina mãi mãi. Anh nói bỏ cô. Papageno tìm thấy cô gái tuyệt vời là Papagena cho mình. Pamina muốn chết, nhưng ba bé trai thiên thần khuyên can. Hoàng tử trải qua thử thách cuối cùng: đi qua lửa và nước. Pamina xuất hiện để đi cùng với anh. Sáo thần giúp đỡ họ. Papageno bị trừng phạt, anh mất Papagena, định tự tử nhưng, ba bé trai thiên thần cứu, nhắc anh dùng chuông bạc ma thuật đòi lại người yêu. Nỗ lực cuối của Nữ hoàng Bóng Đêm là hứa gả con gái cho tên cai ngục người Moor, nếu điều đó giúp phá đền thờ. Nhưng, ngày Nữ hoàng Bóng Đêm mất hết quyền lực đã điểm. Bóng đêm qua đi, mặt trời đã mọc. Các linh mục ca ngợi lòng tốt và sự hiểu biết của Sarastro.
Ca khúc
C-1
- "Der Vogelfänger bin ich ja" (The birdcatcher am I) – Papageno, scene 1
- "Dies Bildnis ist bezaubernd schön" (This image is enchantingly beautiful) – Tamino, scene 1
- "O zittre nicht, mein lieber Sohn" (Oh, tremble not, my beloved son) – The Queen of the Night, scene 1
- "Bei Männern, welche Liebe fühlen" (In men, who feel love) – Pamina and Papageno (duet), scene 2
- "Wie stark ist nicht dein Zauberton" (How strong is thy magic tone) – Tamino, finale
C-2
- "O Isis und Osiris" (O Isis and Osiris) – Sarastro, scene 1
- "Alles fühlt der Liebe Freuden" (All feel the joys of love) – Monostatos, scene 3
- "Der Hölle Rache kocht in meinem Herzen" (Hell's vengeance boils in my heart) – The Queen of the Night, scene 3
- "In diesen heil'gen Hallen" (Within these sacred halls) – Sarastro, scene 3
- "Ach, ich fühl's, es ist verschwunden" (Ah, I feel it, it is vanished) – Pamina, scene 4
- "Ein Mädchen oder Weibchen" (A girl or a woman) – Papageno, scene 5
- "Pa–, pa–, pa–" – Papageno and Papagena, scene 10
Nhân vật
- Tamino, hoàng tử (tenor)
- Papageno, thợ săn chim (baritone)
- Pamina, lệnh ái của bà hoàng Bóng Đêm (soprano)
- Nữ hoàng Bóng Đêm (soprano)
- Sarastro, pháp sư của Isis và Osiris (bass)
- Papagena (soprano)
- Monostatos, ngục giám người Moor (tenor)
- Lão pháp sư (bass)
- Ba cung nữ (2 soprano và một contralto)
- Ba thiên sứ (2 soprano và một contralto)
- Hai chiến binh (tenor và bass)
- Lão linh mục (bass)
- Thiếu linh mục (tenor)
- Ba linh mục (vai nói)
- Ba đày tớ (vai nói)
Vai | Giọng | Trình diễn 30 tháng 09 năm 1791 (Nhạc trưởng : Wolfgang Amadeus Mozart) |
---|---|---|
Tamino | tenor | Benedikt Schack |
Papageno | baritone | Emanuel Schikaneder |
Pamina | soprano | Anna Gottlieb |
The Queen of the Night | soprano | Josepha Hofer |
Sarastro | bass | Franz Xaver Gerl |
Three ladies | 3 sopranos | Mlle Klöpfer, Mlle Hofmann, Elisabeth Schack |
Monostatos | tenor | Johann Joseph Nouseul |
Three child-spirits | Treble, alto, mezzo-soprano | Anna Schikaneder ; Anselm Handelgruber ; Franz Anton Maurer |
Speaker of the temple | bass-baritone | Herr Winter |
Three priests | bass, tenor, speaking role | Johann Michael Kistler, Urban Schikaneder |
Papagena | soprano | Barbara Gerl |
Two armoured men | tenor, bass | Johann Michael Kistler, Herr Moll |
Three slaves | 2 tenors, bass | Karl Ludwig Giesecke, Herr Frasel, Herr Starke |
Priests, women, people, slaves, chorus |
Ảnh hưởng
Cây sáo thần là vở nhạc kịch cuối cùng của Wolfgang Amadeus Mozart, hoàn thành năm 1791 - vài tháng trước khi ông tạ thế, trong hoàn cảnh nghèo nàn thiếu thốn. Ông mất chỉ hơn một tháng sau ngày vở tuồng được khai trương thành công vĩ đại, không được hưởng vinh quang và tiền bạc nó mang lại[11][12]. Tác phẩm được coi như đỉnh cao của nghệ thuật singspiel (ca diễn), một loại hình opera đậm chất Đức. Trong vở này, Mozart đã pha trộn một cách hoàn hảo sự khúc triết của triết học, chất lãng mạn vốn có trong các tác phẩm của mình với một sự hóm hỉnh lí thú. Vở nhạc kịch đã chinh phục nhiều thế hệ khán giả và trở thành một trong những vở opera hay nhất thế giới và cũng là vở được đánh giá là hay nhất của Mozart. Ngay trong buổi biểu diễn đầu tiên, khán giả đã đón nhận nó một cách nồng nhiệt. Cây sáo thần đã mở con đường phát triển cho các vở opera lãng mạn Đức sau này, nổi bật có Ludwig van Beethoven, Carl Maria von Weber và Richard Wagner. Kể từ đầu lần công diễn, Cây sáo thần đã luôn luôn là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất trong thể loại nhạc kịch, và hiện vẫn là tác phẩm được đánh giá đứng thứ tư trong các vở hí kịch được biểu diễn thường xuyên nhất trên thế giới.
Mặc dù không có bài giới thiệu về vở nhạc kịch trong buổi biểu diễn đầu tiên, nó đã ngay lập tức thể hiện rằng Mozart và Schikaneder đã đạt được một thành công lớn, nhà hát opera đầy khắp tất cả các chỗ ngồi và sau đó nó đã đạt hàng trăm buổi biểu diễn trong những năm 1790.
Cả Mozart và Schikaneder đều là thành viên Hội Tam điểm. Trong libretto, ngay lập tức đã thấy điều bí ẩn và sự kết hợp giữa huyền bí tượng trưng với những ý tưởng và nghi lễ của Hội Tam điểm. Theo một trong những truyền thuyết, cái chết sớm của Mozart là do ông đã bị giết bởi các thành viên của Hội Tam điểm vốn không tha thứ cho những gì Mozart đã làm và do đó nhạo cười các nghi lễ của Hội Tam điểm trên sân khấu trong Cây sáo thần. Theo những người khác, Mozart không chế giễu Hội Tam điểm trong Cây sáo thần mà ca ngợi và nhà hát auf der Wieden chính là nơi đã đặt hàng nhạc kịch này. Tại buổi trình bày vở nhạc kịch ngày 30/9/1791, một số vai được diễn bởi chính các thành viên Hội Tam điểm (E. Shikadener - Papageno; K.L. Gizeke - người đầy tớ đầu...).
Pháp sư được đặt tên Sarastro vốn là hình thức đặt tên kiểu Ý của Zoroaster, người được các nhà Tam điểm tôn kính như nhà hiền triết cổ đại, nhà ảo thuật và nhà chiêm tinh. Truyền thuyết Babilon muộn truyền đến được tới ngày nay theo cách thức của Hy Lạp cho thấy, Zoroaster là một trong những người thợ xây đầu tiên xây dựng các tháp nổi tiếng ở Babilon. Ở Ai Cập, hình mẫu này liên quan đến tín ngưỡng thờ Isis và chồng là Osiris. Trong opera, truyện xảy ra ở Ai Cập cổ đại, trên bờ sông Nile bao quanh bởi những cọ, kim tự tháp và đền dành riêng cho sự thờ Isis và Osiris.
Nhạc kịch diễn ra cùng các biểu tượng Bộ Ba (ba cung nữ, ba ngôi đền, ba thiên sứ, ba đày tớ). Ba ngôi đền được chạm khắc những cái tên trên bức tường thực sự tượng trưng cho đạo đức tông giáo Zoroastrian : Nghĩ sáng, may mắn, phước lành, ba cụm từ thường được khắc trên các bức tường của đền Zoroastrian. Các linh mục được cai trị bởi nhà ảo thuật Sarastro thờ Isis và Osiris. Biểu tượng “ba” này trong âm nhạc là hợp âm ba trong khúc dạo lặp ba lần. Và tất nhiên, chủ đề chính của vở opera là ra khỏi bóng tối tinh thần bước vào miền sáng thông qua sự hiến dâng. Đó chính là ý tưởng của Tam điểm.
Ngoài ra, còn có một tính hai mặt đối lập giữa thiện và ác, trong đó, theo học thuyết Zoroastrian, thiện sẽ thắng và điều đó không xung khắc niềm tin Tam điểm. Đại diện cho các lực lượng của cái ác là Nữ hoàng Bóng Đêm. Đại diện cho các lực lượng của trí tuệ và thần thánh là ảo thuật gia Sarastro. Các thử thách trong opera với hoàng tử cho thấy các thử thách của Zoroastrian. Một trong những thử thách xảy ra bên trong kim tự tháp. Trong bối cảnh các công trình kiến trúc còn có các hành động khác và đúng lúc, các kim tự tháp cũng là biểu tượng Tam điểm truyền thống[13].
Đặc biệt, âm nhạc của Cây sáo thần đậm tính dân gian, rõ hình thức hài kịch Đức. Sự phong phú bất tận của những hình thức âm nhạc, từ ca khúc giản đơn đến những cấu tạo phức điệu. Mỗi một đoạn nhạc trong vở đều trở thành những bản nhạc rất hay và được các nghệ sĩ đơn ca biểu diễn thường xuyên trong các chương trình hòa nhạc. Chính vì vậy, Cây sáo thần đã được tất cả các kịch viện lớn trên hoàn cầu như La Scala (Ý), Bolshoy Theatre (Moskva)... biểu diễn.
Toàn bộ tác phẩm của Mozart cố phản ánh tư tưởng tiến bộ trong thời ông sống, thời đại ánh sáng, thời đại của sự động viên con người: Hãy can đảm dùng vốn hiểu biết của mình để tạo dựng một niềm tin bất tận vào sự tất thắng của ánh sáng và chân lý. Trong âm nhạc của Mozart, người thưởng thức thấy rõ một sắc màu nổi trội là tính trữ tình nhưng không ảm đạm đau buồn; những tâm trạng bối rối, kịch tính nhưng lại toát lên một phong thái yêu đời, khát khao về một cuộc sống nhân văn.
Cây Sáo Thần được yêu chuộng có thể là vì chẳng có cốt truyện gì cả, chỉ đưa ra những bài hát thật hay và một vài cảnh diễu khiến khán giả được giải trí thật sự, quên đi những muộn phiền của đời sống, không cần suy nghĩ chi cho mệt về cốt truyện. Điều này thật là oái oăm vì xem tuồng, tôi cứ tưởng tượng cảnh Mozart đang ngồi viết lia lịa những nốt nhạc giải trí cho đời trong khi bị chủ nợ hối thúc, không có tiền ăn, tiền sưởi, tiền thuốc men y sĩ...
— Trân Hương, nhật báo Viễn Đông
Xem thêm
Tham khảo
- ↑ Cây sáo thần đánh thức nhạc cổ điển Việt Nam
- ↑ Foil, David; Berger, William (2007), The Magic Flute – Wolfgang Amadeus Mozart, Emanuel Schikaneder, Carl Ludwig Giesecke (trong Anh), Black Dog & Leventhal Pub.: Distributed by Workman Pub. Co., ISBN 9781579127596CS1 maint: unrecognized language (link)
- ↑ Buch, David J. (2005), "Three Posthumous Reports Concerning Mozart in His Late Viennese Years", Eighteenth-Century Music, 2 (1): 125–29, doi:10.1017/S147857060500028X, ISSN 1478-5714
- ↑ Buch, David J. (1997), "Mozart and the Theater auf der Wieden: New attributions and perspectives1", Cambridge Opera Journal, 9 (3): 195–232, doi:10.1017/S0954586700004808, ISSN 1474-0621
- ↑ Documents - Mozart Documents
- ↑ Lemberg, today the Ukrainian city of Lviv, was at the time a provincial center of the Austrian Empire. The Lviv performance was brought to the attention of musical scholarship only recently by Dexter Edge and David Black
- ↑ For extensive discussion of the spread of The Magic Flute and its performance traditions, see Branscombe (1991:ch. 7)
- ↑ For discussion and examples, see Branscombe (1991:ch. 7)
- ↑ Statistics: 2015/16
- ↑ Cây sáo thần - Sự kết hợp đạo lý và nghệ thuật
- ↑ First full-score edition (Bonn, 1814), Eda Kuhn Loeb Music Library, Harvard Library
- ↑ Freyhan, Michael (2009), The Authentic Magic Flute Libretto: Mozart's Autograph or the First Full Score Edition? (trong Anh), Scarecrow Press, ISBN 9780810869677CS1 maint: unrecognized language (link)
- ↑ Synopsis : Die Zauberflöte
Tài liệu
- Abert, Hermann (2007). W. A. Mozart. Translated by Stewart Spencer; edited and with supplementary footnotes by Cliff Eisen. New Haven: Yale University Press.
- Besack, Michael (2002), Which Craft?: W.A. Mozart and The Magic Flute, Berkeley, California: Regent Press, ISBN 978-1587900136CS1 maint: ref=harv (link)
- Boldrey, Richard (1994), Guide to Operatic Roles & Arias, Dallas: Pst Inc., ISBN 978-1877761645CS1 maint: ref=harv (link)
- Branscombe, Peter (1991), Die Zauberflöte, New York, NY: Cambridge University Press, ISBN 9780521319164CS1 maint: ref=harv (link)
- Chailley, Jacques (1992), The Magic Flute unveiled: esoteric symbolism in Mozart's masonic opera. An interpretation of the libretto and the music, Rochester, Vermont: Inner Traditions International, ISBN 9780892813582CS1 maint: ref=harv (link)
- Deutsch, Otto Erich (1966) [1965], Mozart: a documentary biography, Translated by Eric Blom, Peter Branscombe and Jeremy Noble (lxb. 2nd), Stanford, Cal.: Stanford University Press, ISBN 9780804702331CS1 maint: ref=harv (link)
- Heartz, Daniel (2009), Mozart, Haydn and early Beethoven, 1781–1802, New York: W.W. Norton, ISBN 978-0-393-06634-0CS1 maint: ref=harv (link)
- Melitz, Leo (1913), The Opera Goers' Complete Guide: Comprising Two Hundred and Sixty-Eight Opera Plots with Musical Numbers and Casts, Translated by Richard Salinger, NY: Dodd, Mead & Co., ISBN 9781297599934CS1 maint: ref=harv (link)
- Rosen, Charles (1997) The Classical Style: Haydn, Mozart, Beethoven. New York: Norton. The cited passage can be read on line at Google Books: [1].
- Solomon, Maynard (1995), Mozart: a life, New York, NY: Harper Collins, ISBN 9780060190460CS1 maint: ref=harv (link)
- Schikaneder, Emanuel; von Winter, Peter (1992), Jahrmärker, Manuela; Waidelich, Till Gerrit (bt.), Der Zauberflöte zweyter Theil unter dem Titel: Das Labyrinth oder der Kampf mit den Elementen. Eine große heroisch-komische Oper in zwey Aufzügen von Emanuel Schikaneder. In Musik gesetzt von Herrn Peter Winter, Kapellmeister in Churpfalz-bayrischen Diensten. Vollständiges Textbuch. Erstveröffentlichung nach den zeitgenössischen Quellen und mit einem Nachwort see also Das Labyrinth
- Die Zauberflöte (Program notes), Metropolitan Opera, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tư liệu
- Die Zauberflöte. Facsimile of Mozart's autograph
- Opera Guide, Synopsis, libretto, highlights
- Opera in a nutshell" Soundfiles (MIDI)
- Libretto and English translation from Aria-Database.com
- Frontispiece of the first edition libretto
- Brief programme notes from recent Opera Gold production, Goldsmiths, University of London
- San Diego OperaTalk! with Nick Reveles: Mozart's The Magic Flute, UC-TV và San Diego Opera
- The Magic Flute opera