Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng”
 
Dòng 1: Dòng 1:
{{sơ}}'''Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng''', viết tắt là LDA, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 2010, do [[Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam]] sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Địa chỉ trụ sở tại đường Phan Đình Phùng, khu 4, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
+
{{sơ}}'''Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng''', viết tắt LDA, một công ty sản xuất [[alumin]], được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 2010, do [[Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam]] sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Địa chỉ trụ sở tại đường Phan Đình Phùng, khu 4, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
 
   
 
   
 
Nhiệm vụ của LDA là tham gia xây dựng cơ bản, kiến thiết tổ hợp Bauxit - Nhôm Lâm Đồng và tiến hành sản xuất thương mại. Năm 2018, LDA đạt sản lượng 675.000 tấn alumin, vượt công suất thiết kế.
 
Nhiệm vụ của LDA là tham gia xây dựng cơ bản, kiến thiết tổ hợp Bauxit - Nhôm Lâm Đồng và tiến hành sản xuất thương mại. Năm 2018, LDA đạt sản lượng 675.000 tấn alumin, vượt công suất thiết kế.

Bản hiện tại lúc 11:35, ngày 13 tháng 7 năm 2022

Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng, viết tắt LDA, là một công ty sản xuất alumin, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 2010, do Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Địa chỉ trụ sở tại đường Phan Đình Phùng, khu 4, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Nhiệm vụ của LDA là tham gia xây dựng cơ bản, kiến thiết tổ hợp Bauxit - Nhôm Lâm Đồng và tiến hành sản xuất thương mại. Năm 2018, LDA đạt sản lượng 675.000 tấn alumin, vượt công suất thiết kế.

Công nghệ[sửa]

Bauxit ở Lâm Đồng phần lớn nằm trên địa bàn huyện Bảo Lâm, chủ yếu là dạng gibbsit, có chất lượng tốt. Do chất lượng bauxit Lâm Đồng tốt nên LDA sử dụng công nghệ Bayer Châu Mỹ, tức là phương pháp thủy luyện, dựa trên cơ sở của phản ứng thuận nghịch sau:

Gibbsit (rắn):

Bauxit được hòa tan trong dung dịch kiềm nhằm tách Al2O3 trong bauxit ra dưới dạng NaAlO2 hòa tan và được tách ra khỏi cặn gồm chủ yếu là các oxit sắt, oxit titanioxit silic. Cặn này có màu đỏ của oxit sắt nên còn gọi là bùn đỏ. Công nghệ này còn được gọi là công nghệ thải ướt. Khoảng 90% alumin trên thế giới vẫn được sản xuất bằng công nghệ này.

Sau đó dung dịch aluminat NaAlO2 được hạ nhiệt độ và cho mầm Al(OH)3 vào để kết tinh. Sản phẩm nhôm trihydroxyd {Al(OH)3} rắn sẽ được lọc, rửa và nung để thu alumin (Al2O3). Dung dịch sau khi lọc được cô bớt nước, bổ sung kiềm và quay lại giai đoạn đầu của dây chuyền.

Mỗi năm LDA thải ra hàng triệu tấn bùn đỏ. Hàm lượng sắt trong bùn đỏ của LDA là khoảng 46% - 56% (tính theo Fe2O3), hàm lượng kiềm là hơn 3% (tính theo Na2O).

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Vũ Đức Lợi, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước "Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng không nung từ nguồn thải bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Tây Nguyên", Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội 2015.