Dòng 5: | Dòng 5: | ||
Cứ liệu cổ nhất đề cập ý thức hệ này là ''[[Chiến Quốc sách]]'' do [[Lưu Hướng]] (77 - 06 TCN) chủ biên, nhưng thực chất bổ khuyết những tư liệu đời trước. Kế tục ''[[Chiến Quốc sách]]'', ý thức hệ dần hoàn thiện với các lối gọi vùng văn minh hoặc sự văn hiến là ''trung hoa'', ''trung hạ'', ''trung quốc'', ''trung thổ'', ''trung châu'', ''hoa hạ'' - đều hàm nghĩa khu vực trung tâm thế giới. Các chính thể coi quản đất ấy được gọi ''thiên triều'' hoặc ''thượng quốc'', nghĩa là có sứ mạng thế thiên hành đạo, hay giáo hóa ; người cư trú ở đất như vậy đôi khi được gọi ''hoa nhân'', ''hạ nhân'' hoặc ''hán nhân''. Đồng thời, quan niệm này cũng chia Man Di thành ''tứ di'' hoặc ''tứ hải'', gồm : ''Đông di'', ''Nam man'', ''Tây nhung'', ''Bắc địch''. Cũng lưu ý rằng, đây là cách gọi phiếm, không chỉ đích danh quốc gia hay bộ lạc nào trong thực tế ; bởi ở ngữ cảnh cổ đại, sự am hiểu về thế giới thường mang tính khẩu truyền. | Cứ liệu cổ nhất đề cập ý thức hệ này là ''[[Chiến Quốc sách]]'' do [[Lưu Hướng]] (77 - 06 TCN) chủ biên, nhưng thực chất bổ khuyết những tư liệu đời trước. Kế tục ''[[Chiến Quốc sách]]'', ý thức hệ dần hoàn thiện với các lối gọi vùng văn minh hoặc sự văn hiến là ''trung hoa'', ''trung hạ'', ''trung quốc'', ''trung thổ'', ''trung châu'', ''hoa hạ'' - đều hàm nghĩa khu vực trung tâm thế giới. Các chính thể coi quản đất ấy được gọi ''thiên triều'' hoặc ''thượng quốc'', nghĩa là có sứ mạng thế thiên hành đạo, hay giáo hóa ; người cư trú ở đất như vậy đôi khi được gọi ''hoa nhân'', ''hạ nhân'' hoặc ''hán nhân''. Đồng thời, quan niệm này cũng chia Man Di thành ''tứ di'' hoặc ''tứ hải'', gồm : ''Đông di'', ''Nam man'', ''Tây nhung'', ''Bắc địch''. Cũng lưu ý rằng, đây là cách gọi phiếm, không chỉ đích danh quốc gia hay bộ lạc nào trong thực tế ; bởi ở ngữ cảnh cổ đại, sự am hiểu về thế giới thường mang tính khẩu truyền. | ||
==Lịch sử== | ==Lịch sử== | ||
− | Trong khoảng một ngàn năm từ thời Hán, tư tưởng Hoa Di hầu như tồn tại ở vùng lõi [[Hán quyển]], tương ứng một phần lĩnh thổ [[CHND Trung Hoa]] ngày nay, nhưng cũng chưa thực sự có sức ảnh hưởng trong giới tinh anh. Bắt đầu từ thời Đường, khi [[Trung Hoa]] đủ tiềm lực bành trướng bằng cả quyền lực và văn hóa, ý thức hệ này dần lan ra cả khu vực mà nay là [[Á Đông]]. Kể tự bấy, các triều đình và cả hàng ngũ tinh anh [[Hán quyển]] đều lấy làm phương thức ứng xử với bên ngoài, đồng thời làm tiêu chuẩn kiến tạo bản sắc. | + | Trong khoảng một ngàn năm từ thời Hán, tư tưởng Hoa Di hầu như tồn tại ở vùng lõi [[Hán quyển]], tương ứng một phần lĩnh thổ [[CHND Trung Hoa]] ngày nay, nhưng cũng chưa thực sự có sức ảnh hưởng trong giới tinh anh. Bắt đầu từ thời Đường, khi [[Trung Hoa]] đủ tiềm lực bành trướng bằng cả quyền lực và văn hóa, ý thức hệ này dần lan ra cả khu vực mà nay là [[Á Đông]]. Kể tự bấy, các triều đình và cả hàng ngũ tinh anh [[Hán quyển]] đều lấy làm phương thức ứng xử với bên ngoài, đồng thời làm tiêu chuẩn kiến tạo bản sắc. Lưu ý rằng, các triều đình Tân La, Triều Tiên, Nhật Bản, Lưu Cầu và An Nam cũng xưng Hoa, gọi chung quanh là Di Địch cả. |
Từ triều Tống bắt đầu liệt hạng các quốc gia và bộ lạc theo ý thức hệ này làm phương thức ứng xử, tức là phân biệt cao thấp. Ở thời Minh, theo di chiếu của Thái Tổ, có 4 quốc gia Đại Minh cho là trung thần và tuyệt đối không dùng võ lực, thứ tự ban đầu là : Triều Tiên, An Nam, Nhật Bản, Lưu Cầu. Sau này, khi Oa khấu quấy nhiễu duyên hải Lưu Cầu, lại gây chiến với Triều Tiên, thì Lưu Cầu được xếp sau Triều Tiên. | Từ triều Tống bắt đầu liệt hạng các quốc gia và bộ lạc theo ý thức hệ này làm phương thức ứng xử, tức là phân biệt cao thấp. Ở thời Minh, theo di chiếu của Thái Tổ, có 4 quốc gia Đại Minh cho là trung thần và tuyệt đối không dùng võ lực, thứ tự ban đầu là : Triều Tiên, An Nam, Nhật Bản, Lưu Cầu. Sau này, khi Oa khấu quấy nhiễu duyên hải Lưu Cầu, lại gây chiến với Triều Tiên, thì Lưu Cầu được xếp sau Triều Tiên. |
Phiên bản lúc 22:34, ngày 6 tháng 10 năm 2020
Dĩ Hoa vi Trung (chính văn : 以華為中) là ý thức hệ được cho khởi phát từ thời Chiến Quốc và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong các thành viên Hán tự văn hóa quyển. Ở hậu kì hiện đại, thế giới quan này thường bị nhầm là tư tưởng bá quyền Trung Hoa, bất chấp nội hàm văn hiến phức tạp của nó.
Thuật ngữ
Dĩ Hoa vi Trung hoặc dĩ hoa vi trung đều đúng, được diễn Nôm là "lấy văn-minh làm căn-bản". Hoa (華) trong khái niệm nguyên thủy là sự sáng hoặc vùng đã khai hóa, không nội hàm yếu tố quốc gia như mãi về sau. Sự sáng đối lập sự tối, từ đấy suy rộng ra, Man Di (蠻夷) là các vùng u tối hoặc bán khai và vây lấy vùng văn minh. Vì thế, học giới hiện đại thường gọi tư tưởng Hoa Di.
Cứ liệu cổ nhất đề cập ý thức hệ này là Chiến Quốc sách do Lưu Hướng (77 - 06 TCN) chủ biên, nhưng thực chất bổ khuyết những tư liệu đời trước. Kế tục Chiến Quốc sách, ý thức hệ dần hoàn thiện với các lối gọi vùng văn minh hoặc sự văn hiến là trung hoa, trung hạ, trung quốc, trung thổ, trung châu, hoa hạ - đều hàm nghĩa khu vực trung tâm thế giới. Các chính thể coi quản đất ấy được gọi thiên triều hoặc thượng quốc, nghĩa là có sứ mạng thế thiên hành đạo, hay giáo hóa ; người cư trú ở đất như vậy đôi khi được gọi hoa nhân, hạ nhân hoặc hán nhân. Đồng thời, quan niệm này cũng chia Man Di thành tứ di hoặc tứ hải, gồm : Đông di, Nam man, Tây nhung, Bắc địch. Cũng lưu ý rằng, đây là cách gọi phiếm, không chỉ đích danh quốc gia hay bộ lạc nào trong thực tế ; bởi ở ngữ cảnh cổ đại, sự am hiểu về thế giới thường mang tính khẩu truyền.
Lịch sử
Trong khoảng một ngàn năm từ thời Hán, tư tưởng Hoa Di hầu như tồn tại ở vùng lõi Hán quyển, tương ứng một phần lĩnh thổ CHND Trung Hoa ngày nay, nhưng cũng chưa thực sự có sức ảnh hưởng trong giới tinh anh. Bắt đầu từ thời Đường, khi Trung Hoa đủ tiềm lực bành trướng bằng cả quyền lực và văn hóa, ý thức hệ này dần lan ra cả khu vực mà nay là Á Đông. Kể tự bấy, các triều đình và cả hàng ngũ tinh anh Hán quyển đều lấy làm phương thức ứng xử với bên ngoài, đồng thời làm tiêu chuẩn kiến tạo bản sắc. Lưu ý rằng, các triều đình Tân La, Triều Tiên, Nhật Bản, Lưu Cầu và An Nam cũng xưng Hoa, gọi chung quanh là Di Địch cả.
Từ triều Tống bắt đầu liệt hạng các quốc gia và bộ lạc theo ý thức hệ này làm phương thức ứng xử, tức là phân biệt cao thấp. Ở thời Minh, theo di chiếu của Thái Tổ, có 4 quốc gia Đại Minh cho là trung thần và tuyệt đối không dùng võ lực, thứ tự ban đầu là : Triều Tiên, An Nam, Nhật Bản, Lưu Cầu. Sau này, khi Oa khấu quấy nhiễu duyên hải Lưu Cầu, lại gây chiến với Triều Tiên, thì Lưu Cầu được xếp sau Triều Tiên.