n (Taitamtinh đã đổi Cửa hàng Lopa thành Cửa hàng Lopa/đang phát triển: Quá 30 ngày chưa bình duyệt nên chuyển sang không gian bài đang phát triển) |
Bản hiện tại lúc 09:36, ngày 15 tháng 11 năm 2020
Cửa hàng Lopa | |
---|---|
Đề tài | Khôi hài |
Biên kịch | Lê Tuấn Phong Phạm Thanh Phong |
Đạo diễn | Phạm Thanh Phong |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Sản xuất | |
Trường quay | Hà Nội |
Nhiếp ảnh | Hoàng Tích Thiện |
Hiệu đính | Hoàng Nhuận Cầm |
Phối quay | Hoàng Chí |
Thời lượng | 80 phút |
Hãng chế tác | Hãng phim Truyền hình Việt Nam |
Hãng phân phối | Đài truyền hình Việt Nam Đông Đô Films GiaDinh Productions |
Phát hành | |
Kênh chiếu | VTV1 |
Dạng ảnh | SD |
Nơi công bố | Việt Nam Mĩ |
Công bố | 1998 |
Trình tự tập | |
Phần trước | Ghen (1998) |
Cửa hàng Lopa[1][2] là một phim tâm lí xã hội do Phạm Thanh Phong biên kịch và đạo diễn, xuất phẩm mùa đông năm 1998 tại Hà Nội.
Nội dung[sửa]
Tại quán bia cỏ, có hai kẻ "bất hạnh" tình cờ quen nhau : Hình vừa phá sản tiệm gội đầu và Đình mới đóng cửa tiệm áo cưới. Cả hai đều không biết thế nào là hạnh phúc và muốn đi tìm hạnh phúc. Họ bèn chung nhau mở cửa hàng Lopa (Love Paradise) những mong "mang lại hạnh phúc cho mọi người", nhưng thực chất là kiếm lợi từ việc môi giới hôn nhân.
Lúc Hình và Đình khai trương, có 4 vị khách đến nhờ giúp:
- Henry Cường : Việt kiều cao tuổi, mắc kiết lị kinh niên, được mách hàng ngày phải nhai tỏi kèm lá mơ lông và lá ổi.
- Đoành Tũn : Chủ tiệm cháo lòng tiết canh, ế chồng.
- Lê Mận Đào : Tiểu thư đến tuổi cập kê.
- Cao Viễn Dương : Công tử bột bị ngớ ngẩn sau khi chia tay người yêu.
Hình-Đình suy tính mãi, quyết định gá Henry Cường với Lê Mận Đào, còn Đoành Tũn với Cao Viễn Dương. Không ngờ, vợ Hình và vợ Đình rủ nhau tới phá banh tiệm vì tưởng hai gã làm gì mờ ám.
Trong khi đó, Henry Cường quyết định về sống cùng Đoành Tũn, nhờ Tũn săn sóc mà khỏi bệnh, hàng ngày phụ bưng cháo cho khách. Còn Cao Viễn Dương cưới Lê Mận Đào, sống êm ấm, riêng anh đã khỏi bệnh và trở thành thủy thủ tàu viễn dương.
Đôi bạn Hình-Đình lại sập tiệm, buồn rầu ra quán bia cỏ giải sầu. Cả hai nảy ra ý định hàn gắn các gia đình tan vỡ.
Kĩ thuật[sửa]
Phim được thực hiện tại Hà Nội mùa hè năm 1998.
Sản xuất[sửa]
- Trợ lí : Công Bình
- Thiết kế : Nguyễn Khắc Y
- Hòa âm : Phương Đông
- Dựng phim : Phương Nga
- Dựng cảnh : Lê Ngọc Văn
- Phối sáng : Hoàng Chiến
- Hóa trang : Phương Tâm
- Tiếng động : Minh Thu
- VTR : Tuấn Minh
Diễn xuất[sửa]
- Chí Trung... Hình
- Quốc Khánh... Đình
- Trịnh Thịnh[3]... Henry Cường
- Minh Vượng... Đoành Tũn
- Minh Hằng... Lê Mận Đào
- Lê Tuấn Phong... Cao Viễn Dương
- Trịnh Mai... Cao Văn Viễn - bố Cao Viễn Dương
- Kim Xuyến... Mẹ Cao Viễn Dương
- Xuân Phương... Vợ Hình
- Vân Dung... Vợ Đình
- Quế Phương
- Quốc Bình
- Đình Chiến
- Phương Tâm
Văn hóa[sửa]
Nối tiếp thành công của phim Ghen, bộ phim Cửa hàng Lopa được khán giả đánh giá tích cực ngay từ lúc mới công chiếu, được phát lại nhiều lần trước thềm Tết Nguyên Đán 1999. Tên họ và lời nói của nhiều nhân vật trở nên phổ biến trong quần chúng khá lâu.
- Nhạc nền
- Lời thoại
- Ông sẽ khóc tiếng Mán từ sáng đến tối rồi tiếng Thổ từ tối đến sáng.
- Cho hai nửa cốc nữa em ơi !