Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Trung tâm Văn bút Việt Nam/đang phát triển”
n (Taitamtinh đã đổi Trung tâm Văn bút Việt Nam thành Trung tâm Văn bút Việt Nam/đang phát triển: Quá 30 ngày chưa bình duyệt nên chuyển sang không gian bài đang phát triển)
 
(Không hiển thị phiên bản của một người dùng khác ở giữa)
Dòng 193: Dòng 193:
  
 
Ngày nay, Trung tâm Văn bút Việt Nam được coi là dấu gạch nối từ [[Tự Lực văn đoàn]] tới [[Hội Nhà văn Việt Nam]] và tiền thân [[Hội Văn bút Việt Nam Hải ngoại]]<ref>[http://penvietnam.org Vietnam P.E.N. Club]</ref>.
 
Ngày nay, Trung tâm Văn bút Việt Nam được coi là dấu gạch nối từ [[Tự Lực văn đoàn]] tới [[Hội Nhà văn Việt Nam]] và tiền thân [[Hội Văn bút Việt Nam Hải ngoại]]<ref>[http://penvietnam.org Vietnam P.E.N. Club]</ref>.
==Xem thêm==
+
==Tham khảo==
 
* [[Tự Lực văn đoàn]]
 
* [[Tự Lực văn đoàn]]
 
* [[Hội Nhà văn Việt Nam]]
 
* [[Hội Nhà văn Việt Nam]]
 
* [[Hội Văn bút Việt Nam Hải ngoại]]
 
* [[Hội Văn bút Việt Nam Hải ngoại]]
 
* [[Đoàn Văn nghệ Việt Nam]]
 
* [[Đoàn Văn nghệ Việt Nam]]
==Tham khảo==
+
==Liên kết==
 
{{reflist|4}}
 
{{reflist|4}}
 
===Tài liệu===
 
===Tài liệu===

Bản hiện tại lúc 09:41, ngày 15 tháng 11 năm 2020

Trung tâm Văn bút Việt Nam (chính tả cũ : Trung-tâm Văn-bút Việt-Nam, gọi tắt Hội Bút-Việt ; tiếng Anh : Vietnam P.E.N. Club) là một tổ chức trước thuật phi chính trị gồm nhiều thi sĩ, văn sĩ, biên khảo gia, kí giả, nhạc sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ sân khấu, điện ảnhquan chức giáo dục Việt Nam Cộng hòa tồn tại từ 1957 đến 1975. Từ 1975 tới nay, Trung Tâm được Hội Văn bút Việt Nam Hải ngoại kế tục.

Phù hiệu.

Lịch sử[sửa]

Sau một thời gian nghiên cứu phương thức vận hành Tổ chức Văn bút Quốc tế, ngày 17 tháng 08 năm 1957, một số văn nghệ sĩ lão thành quyết định thành lập nghiệp đoàn gọi Nhóm Bút Việt, mượn căn nhà số 25 đường Võ Tánh (Sài Gòn) của báo Thế Giới Tự Do làm trụ sở về mặt pháp lý. Gồm các ông bà Đỗ Đức Thu, Vương Hồng Sển, Vi Huyền Đắc, Vũ Hoàng Chương, Lê Văn Siêu, Bùi Xuân Uyên, Lê Ngọc Trụ, Phạm Việt Tuyền, Như Phong Lê Văn Tiến, Tchya Đái Đức Tuấn, Thạch Trung Giả, Triều Đẩu, Xuân Nhã, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, Mai Xuyên, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Phạm Tăng, Thuần Phong, Hoàng Đình Lượng. Văn sĩ Nhất Linh Nguyễn Tường Tam được long trọng mời làm cố vấn kiêm thành viên danh dự[1]. Nhưng mãi đến ngày 21 tháng 10 cùng năm, tuân thủ Nghị Định số 111-BNV/NA/P5 của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, tổ chức này mới được pháp luật công nhận dưới danh hiệu Hội Văn bút Việt Nam, gọi tắt Hội Bút Việt.

Nhóm không phải là một tổ chức có hệ thống chặt chẽ, có chủ trương cương lĩnh hoặc đường lối nhất định nào hết. Nó không phải là một văn đoàn, văn phái. Cũng không phải là một hội ái hữu. Bút Việt chỉ là một câu lạc bộ của các nhà cầm bút muốn gặp nhau để trao đổi ý kiến về sáng tác, về công phu tìm hiểu cũng như công phu giới thiệu.

— Chủ trương sơ khởi

Nhóm Bút Việt, danh hiệu quốc tế P.E.N. Việt Nam, trụ sở đặt tại số 25 đường Võ Tánh Sài Gòn, được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam đúng với bản Điều Lệ của Hội đã được duyệt y (đính theo Nghị Định này) và trong phạm vi của Dụ số 10 ngày 6-8-50 ấn định quy chế các Hiệp Hội.

— Giấy phép ngày 21 tháng 10 năm 1957 có thiêm danh các vị Đỗ Đức Thu, Vương Hồng Sển, Nguyễn Hoạt và Tổng trưởng BNV Nguyễn Hữu Châu

Trước đó, Bút Việt đã lập một ban vận động nhằm xúc tiến các thủ tục hành chính gia nhập Tổ chức Văn bút Quốc tế. Kết quả, Ban vận động Bút Việt được mời dự Đại hội Văn bút Quốc tế XXIX tại Đông Kinh từ mồng 01 đến ngày 09 tháng 09 năm 1957. Phái đoàn Việt Nam gồm các vị Đỗ Đức Thu, Đái Đức Tuấn, Phạm Việt Tuyền, Hoàng Định LượngHiếu Chân Nguyễn Hoạt. Tham dự hội nghị này có 350 văn sĩ, thi sĩ, ký giả đại diện 27 quốc gia. Tại phiên họp ngày 02 tháng 09 năm 1957, Đại Hội đã chính thức kết nạp hai hội viên mới là Nhóm Bút Việt và Nhóm Văn bút Băng Đảo.

Sau khi được cả quốc tếquốc gia công nhận, trụ sở Hội chuyển về số 157 đường Phan Đình Phùng. Đến mùa thu năm 1959 lại dời trụ sở về số 36/59 phố Cô Bắc, tới năm 1971 lại dọn về số 107 Đoàn Thị Điểm, biển hiệu đề chữ "NHÓM BÚT-VIỆT, VIETNAM P.E.N. CLUB, Trung-tâm Việt-Nam của Tổ-chức Văn-bút Quốc-tế". Từ tháng 04 năm 1958, lập báo Kỷ Yếu Bút Việt làm cơ quan ngôn luận, ấn hành song song tiếng Việt, Anh, Pháp. Đa phần sinh hoạt phí do Cơ quan Văn hóa Á châu đài thọ.

Khi số hội viên đạt 50 người, Bút Việt lập đoàn Chèo Cổ do các ông Vũ Huy Chấn, Nhất LinhTrần Tuấn Khải phụ trách, ban Kịch do các ông Vi Huyền Đắc, Vũ Khắc Khoan, Vũ Hoàng Chương đảm trách. Thống kê từ ngày thành lập đến tháng 05 năm 1975 - thời điểm giải thể tại quốc nội vì tình hình chính trị - con số hội viên ước chừng 300 người.

Từ thời điểm chính thể Việt Nam Cộng hòa cáo chung, trụ sở Hội chuyển sang Nam Cali, danh hiệu tiếng Anh vẫn giữ nguyên nhưng danh hiệu tiếng Việt đổi thành Hội Văn bút Việt Nam Hải ngoại.

Cương lĩnh[sửa]

I – DANH-HIỆU MỤC-ĐÍCH TRỤ-SỞ
Nay thành lập một tổ chức lấy tên là NHÓM BÚT-VIỆT quốc tế P.E.N. (Poets Playwrights, Essayists, Editors, Novelists) Việt-Nam gồm có các nhà thơ, nhà văn, soạn giả, kịch tác gia, tiểu thuyết gia, các chủ bút và ký giả báo chí và tất cả những nhà khảo cứu và trước- thuật văn- học.
Các dịch giả cũng có thể được nhận là Nhóm viên. Nhóm (BÚT-VIỆT P.E.N.Việt-Nam) chỉ có mục-đích văn-chương thuần-túy nhằm đạt cứu cánh là xúc tiến sự hợp tác thân hữu giữa các nhà văn trong nước và các nhà văn Việt-Nam với các nhà văn ngoại quốc để trao đổi văn chương, tư tưởng, thực hiện tự-do phát-biểu và thắt-chặt thiện-chí quốc-tế trong lãnh vực văn-học, triết-lý và nghệ-thuật. NHÓM BÚT-VIỆT được phép triển khai hoạt động về mọi phương diện miễn là các hoạt động đó phải phù hợp với tôn-chỉ nói trên, nhưng bất cứ trong trường hợp nào Nhóm không được làm chính trị.
Trụ-sở của nhóm đặt tại số 25 đường Võ-Tánh Saigon (Đây chỉ là địa chỉ mượn khi nạp đơn xin phép).
II – ĐIỀU-KIỆN NHẬP NHÓM
Muốn vào Nhóm phải là người có tên tuổi trong làng Văn. Ban Chấp hành sẽ được ủy nhiệm của Nhóm để quyết-định về điều-kiện gia nhập. Tuy nhiên, Ban Chấp hành sẽ không thể từ chối một văn-gia, thi-sĩ hoặc tác-giả nào mà năng-lực đã được công nhận nếu người đó theo tôn chỉ của Nhóm. Các phần tử trong Nhóm phải công nhận những nguyên tắc ghi trong Bản Điều-Lệ của Tổ-chức P.E.N. quốc tế, những nguyên tắc này đã được thông qua trong Hội-nghị Quốc-tế Copenhagen (1948) như sau :
- Tổ chức P.E.N. xác nhận rằng:
Văn-chương dù xuất- xứ có tính cách quốc-gia nhưng không có biên giới và phải được trao đổi giữa các quốc-gia mặc dầu các quốc-gia đó trải qua nhiều cuộc thăng-trầm về phương diện chính-trị hay quốc-tế.
Trong mọi hoàn cảnh và nhất là trong thời chiến, không nên để cho những phong trào quốc-gia hay chính-trị xâm phạm tới các tác-phẩm văn-nghệ là tài sản của nhân loại nói chung.
Các hội-viên của P.E.N. lúc nào cũng phải dùng hết ảnh hưởng của mình để làm tăng sự hiểu biết và sự tương trọng giữa các quốc-gia, họ nguyện sẽ cố gắng phá bỏ các mối hiềm khích chủng-tộc, giai-cấp và quốc-gia, tranh đấu để bảo vệ lý tưởng của một nhân loại sống trong hòa-bình, trong một thế-giới duy-nhất.
Hội P.E.N. chủ- trương nguyên-tắc truyền-bá tư-tưởng trong quốc-gia và giữa các quốc-gia, và các Hội viên nguyện sẽ phản đối mọi hình thức đàn-áp trong xứ sở và trong đoàn thể của họ. Hội P.E.N. tuyên bố ủng- hộ tự-do báo-chí và phản đối sự kiểm-duyệt độc đoán trong thời bình. Hội tin rằng vì thế giới cần tiến bộ để đạt tới trật tự hoàn mỹ hơn về chính-trị và kinh-tế nên cần phải có sự tự-do chỉ trích các Chính-phủ, các Cơ-quan hành chính và các tổ chức. Vì tự-do có nghĩa là tự kiềm-chế, các Hội-viên tự-nguyện đả phá những tệ-đoan mệnh danh là tự-do báo-chí để đăng những tin giả-dối, cố ý loan tin nhảm và xuyên-tạc sự thực vì những mục đích chính-trị và tư-lợi.
Tất cả các văn-sĩ, chủ-bút và dịch-giả đã chấp thuận những tôn-chỉ trên đều có thể được nhận là Hội-viên của Hội P.E.N., không phân biệt quốc-tịch, chủng-tộc, màu da hay tôn-giáo.
III - NIÊN- LIỄM
Những người sáng lập Nhóm phải đóng 300$ tiền niên-liễm. Phần-tử thường phải đóng 100$ tiền vào Nhóm và 300$ tiền niên-liễm.
Tán-trợ-viên phải đóng 1000$ một năm.
IV – VIỆC ĐÓNG TIỀN NIÊN-LIỄM
Tiền niên-liễm phải đóng vào ngày 15 tháng 9 mỗi năm, nếu một trong sáu tháng không đóng tiền sẽ đương-nhiên mất quyền trong Nhóm. Ban Quản-trị có quyền tái nhận khi xét thấy sự chậm trể đóng tiền niên-liễm có lý-do xác-đáng.
V - NHỮNG NGƯỜI MỚI VÀO NHÓM CHẬM ĐÓNG TIỀN NIÊN-LIỄM
Một người mới vào Nhóm nếu không đóng tiền niên-liễm nội trong 6 tháng kể từ ngày được nhận vào Nhóm thì sự gia-nhập Nhóm sẽ coi như không có, trừ trường hợp người đóng cho Ban Chấp-Hành biết rõ lý-do chính đáng của sự chậm đóng tiền. Như người nào được nhận vào Nhóm sau ngày 15 tháng 6 mỗi năm thì không phải đóng tiền niên-liễm năm đó.
VI – NHẬN NGƯỜI VÀO NHÓM
a) Tên, địa chỉ và thành-tích văn-học của từng người xin nhập Nhóm phải được ghi vào giấy gia-nhập. Người đó phải được hai người cũ giới thiệu. Những người giới thiệu phải biết rõ người xin gia-nhập Nhóm, phải ký vào giấy xin gia-nhập, phải ít nhất đã đọc một tác-phẩm của người xin gia-nhập hoặc có thể phúc-trình về những thành-tích, những cống-hiến văn-học của người xin gia-nhập.
Mỗi người xin gia-nhập Nhóm phải được đa số chấp-nhận trong một buổi họp Ủy-ban Chấp-Hành trong đó phải có ít nhất 5 người tới dự và quyết định của đa số đó sẽ được coi là tuyệt-đối, người nào không được chấp-nhận trong buổi họp Ủy-ban không được bầu cử lại vào Nhóm trước khi hết hạn 6 tháng sau ngày bị loại.
b) Các văn-sĩ, chủ-bút, ký-giả, dịch-giả từ các nước khác đến thăm Việt-Nam có thể tạm thời được nhận là người trong Nhóm Bút-Việt trong thời gian lưu-trú trong nước và có quyền dự các cuộc sinh-hoạt thường trực hoặc bất thường của Nhóm nhưng không có quyền biểu quyết.
VII – DANH-DỰ-VIÊN
Ban-Chấp-Hành có thể tùy theo trường hợp mời những nhân vật mà Ban xét ra xứng đáng làm những Danh-Dự-viên. Danh-Dự-viên không bắt buộc phải đóng tiền niên-liễm.
VIII - XIN RA NHÓM
Người nào cũng có thể xin ly-khai Nhóm bằng cách viết thư báo cho Tổng-thư-ký. Các giấy báo xin ra Nhóm sẽ được coi như có hiệu-lực kể từ ngày Đại-hội-đồng thường-niên (sẽ họp vào một ngày trong thượng tuần tháng 10 dl. mỗi năm).
IX – SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH-PHẦN BAN CHẤP-HÀNH
Việc quản trị Nhóm BÚT-VIỆT Trung-tâm Việt-Nam của Văn-Bút Quốc-tế (P.E.N. INTERNATIONAL) sẽ được trao cho một Ủy-ban Chấp-Hành gồm có:
- 1 Chủ-tịch.
- 2 Phó Chủ-tịch.
- 1 Tổng Thư-ký.
- 1 hay 2 Thư-ký.
Những người này làm việc thường trực và là nhân-viên viên-chức của Nhóm, ngoài ra Ban Chấp-Hành còn gồm thêm 16 nhân-viên khác trong Nhóm do toàn thể bầu ra.
Phải có 5 nhân-viên trong Ủy-Ban Chấp-Hành mới có đủ số quyết định. Ủy- Ban Chấp-Hành được quyền tuyển cử ủy-viên khi có chỗ khuyết trong khi chờ đợi Hội-đồng.
X – BẦU CỬ ỦY BAN CHẤP-HÀNH
a) Hàng năm 4 nhân-viên trong Ban Chấp-Hành theo thứ tự thâm niên sẽ rút lui và sẽ không có quyền tái cử trước thời hạn một năm.
b) Trong mỗi kỳ Đại- hội thường-niên, 4 nhân-viên sẽ được bầu ra thay thế những người đã rút lui.
c) Cuộc bầu cử nhân-viên mới (4 người) theo bản b sẽ như sau:
Mỗi người trong Nhóm có quyền đề cử một hay nhiều ứng-cử-viên được người đó ưng thuận, tên của ứng-cử-viên được đề cử sẽ được gửi tới Tổng-Thư-ký ít nhất là 7 ngày trước Đại-hội-đồng thường niên. Danh-sách các ứng-cứ-viên sẽ được niêm yết trước ngày Đại-hội 3 ngày và người trong Nhóm theo danh sách này mà lựa chọn đủ số 4 người vào chỗ khuyết của Ban Chấp-Hành. Nếu số ứng-cử-viên không đủ thì Ban Chấp-Hành tuyển cử ủy-viên vào chỗ khuyết. Nếu đã được bầu rồi mà ứng-cử-viên từ chối không chịu nhận việc thì ứng-cử-viên có số phiếu nhiếu nhất liền sau sẽ được bầu. Nếu 1 hay nhiều ứng-cử-viên có số phiếu ngang nhau, Ban Chấp-Hành bỏ thăm để lựa chọn số người cần thiết cho đủ số Ủy-viên.
XI – LÁ PHIẾU QUYẾT ĐỊNH
Trong những trường hợp mà Ủy-ban chia đôi số phiếu ngang nhau vị Chủ-tịch hay Phó Chủ-tịch nếu vị trên vắng mặt, thêm vào lá phiếu mà vị đó đã bỏ với danh nghĩa một nhân viên của Ủy-ban, sẽ bỏ lá phiếu quyết định.
XII - ỦY-VIÊN VẮNG MẶT
Bất cứ nhân-viên nào của Ủy-ban mà vô cớ vắng mặt suốt ba phiên họp liền của Ủy-ban sẽ vì thế mà không được kể là Hội-viên nữa.
XIII – CÁC TIỂU BAN
Ủy-ban có quyền tuyển lựa các tiểu-ban khi cần thiết, Ủy-ban đã được ủy-nhiệm quyền lực sẵn có của mình cho tiểu-ban này.
XIV – ĐẠI HỘI-NGHỊ BẤT THƯỜNG
Đại hội-nghị bất thường của Nhóm Bút-Việt sẽ nhóm họp khi Ủy-ban thấy cần.
XV – BÁ-CÁO TẠI ĐẠI HỘI-NGHỊ THƯỜNG-NIÊN
Một bản tóm tắt các sổ sách kế-toán đã được kiểm-soát trong năm trước sẽ được gửi tới từng người trong Nhóm ít nhất 7 ngày trước Đại Hội-Nghị thường niên.
XVI – SỬA ĐỔI ĐIỀU-LỆ
Tại Đại Hội-nghị thường niên, Hội-viên nào cũng có quyền đưa ra đề-nghị sửa đổi một Điều-lệ hay Nội-quy, nhưng đề-nghị đó sẽ không được phép đưa ra nếu không gửi một bản đến Tổng-thư-ký trước 7 ngày.
XVII – HẠNH-KIỂM CỦA CÁC HỘI-VIÊN
Nếu phần-tử nào mà Ủy-ban hay bất cứ một Hội-viên nào thuộc Nhóm Bút-Việt (P.E.N.VIỆT-NAM) viết giấy chứng nhận là có hạnh-kiểm làm tổn thương đến đặc-tính và quyền-lợi của Nhóm thì Ủy-ban được quyền ngưng sự tham dự của người đó vào Nhóm và yêu cầu người đó xin ra Nhóm. Nếu sau khi nhận được giấy báo một tháng mà đương- sự vẫn không chịu xin ra Nhóm, Ủy-ban sẽ được quyền xóa tên người đó trong danh-sách Nhóm và người bị xóa tên sẽ không còn là người của Nhóm BÚT-VIỆT nữa. Nhưng người đó chỉ phải ra khi quyết-định đó được chấp thuận bởi đa số ít nhất là hai phần ba số nhân-viên của Ủy-ban hiện diện tại phiên họp với mục đích cứu xét về hạnh-kiểm của người nói trên. Nếu trong phiên-họp Ủy-ban đã được triệu tập riêng với mục đích trên, hai phần ba số hội-viên nghĩ rằng đặc-tính và quyền lợi của Nhóm đòi hỏi phải trục xuất ngay người có hạnh-kiểm đáng ngờ đó và chấp thuận quyết-định trục-xuất thì ngay tức khắc Ủy-ban được phép trục- xuất phần tử đó, nhưng khoản này không cho phép được đưa vào các ý-kiến chính-trị hay sự ngoại giao về chủng-tộc của người bị chỉ-trích làm lý do chính đáng để trục-xuất họ.
XVII – CÁC PHIÊN HỌP
Ủy-ban sẽ quy định địa điểm và thời gian cho các bữa hay các cuộc hội họp khác.
XIX – VỀ NHỮNG SỰ LỢI DỤNG DANH NGHĨA NHÓM
Nhóm Bút-Việt không thể chia lời, chia tiền thưởng, tiền hoặc phụ cấp cho bất cứ người nào trong Nhóm. Không người nào trong Nhóm đã là Danh-dự-viên hoặc Hoạt-động-viên có thể lấy danh nghĩa Nhóm Bút-Việt và Tổ chức P.E.N. để dùng vào các việc có tính cách thương mại hoặc tuyên-truyền cá nhân. Lợi dụng sẽ là lý do để bị trục-xuất ra khỏi Nhóm. Tuy nhiên muốn đi tới sự trục xuất ít nhất vẫn phải có đa số phiếu trong phiên họp Ủy-ban Chấp-hành và phải có mặt ít nhất 7 nhân-viên trong tổng số 20 nhân-viên Ban Chấp-Hành.
XX – TRÁCH-NHIỆM VÀ QUYỀN-HẠN CỦA NGƯỜI TRONG NHÓM
Trách nhiệm của Ủy-ban Chấp-Hành và của người trong Nhóm là đóng tiền niên-liễm và gánh vác phần việc của mình trong mọi tổ chức khi được phân công bởi Ban Chấp-Hành.
Người trong Nhóm Bút-Việt đương nhiên là Hội-viên của tất cả các trung tâm P.E.N. khác trên thế giới.
Saigon, ngày 21 tháng 08 năm 1957
Điều-lệ này được duyệt-y do Nghị-định số 111 BNV/NA.P5 Ngày 21-10-57 của Bộ-Trưởng Bộ Nội-Vụ.

DANH-SÁCH BAN SÁNG-LẬP


Bà MỘNG-TUYẾT, Ô. VƯƠNG-HỒNG-SỂN, THUẦN-PHONG, LÊ-NGỌC-TRỤ, VI-HUYỀN-ĐẮC, ĐỖ-ĐỨC-THU, NGUYỄN-HOẠT, NHƯ-PHONG, LÊ-VĂN-SIÊU, ĐÁI-ĐỨC-TUẤN, VŨ-HOÀNG-CHƯƠNG, BÙI-XUÂN-UYỂN, PHẠM-TĂNG, HOÀNG-ĐÌNH-LƯỢNG, PHẠM-VIỆT-TUYỀN, MAI-XUYÊN

— Điều-lệ Nhóm Bút-Việt

Nhân sự[sửa]

Chấp hành[sửa]

Hội viên[sửa]

(thống kê tạm đủ đến năm 1972, chưa gồm các năm 1973-4-5)

Ảnh hưởng[sửa]

Trong gần hai thập kỉ tồn tại, Trung tâm Văn bút Việt Nam là cơ quan có sự bảo trợ tích cực nhất đối với văn nghệ Việt Nam Cộng hòa, đồng thời hầu như là đại diện duy nhất của văn học Việt Nam trên bình diện quốc tế, góp phần thúc đẩy giao lưu và quảng bá văn học quốc nội ra bên ngoài. Ngay cả khi không tồn tại nữa, di sản Trung tâm Văn bút Việt Nam về lĩnh vực xuất bản, sáng tác và phê bình vẫn gây dấu ấn sâu sắc đối với sự phát triển văn học Việt Nam hiện đại. Bản thể Trung tâm Văn bút Việt Nam cũng là đối tượng được nghiên cứu ở phương thức điều phối một nghiệp đoàn văn hóa và cách đào tạo nhân lực trong sinh hoạt văn nghệ.

Ngày nay, Trung tâm Văn bút Việt Nam được coi là dấu gạch nối từ Tự Lực văn đoàn tới Hội Nhà văn Việt Nam và tiền thân Hội Văn bút Việt Nam Hải ngoại[2].

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]

Tài liệu[sửa]

Tư liệu[sửa]