Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Chi cục Bảo vệ Môi trường”
(Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Chi cục bảo vệ môi trường''' là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Gi…”)
 
 
(Không hiển thị phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 1: Dòng 1:
{{sơ}}'''Chi cục bảo vệ môi trường''' là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh/thành phố theo quy định của pháp luật. Cụm từ Chi cục Bảo vệ Môi trường xuất phát từ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Chi cục Bảo vệ Môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành.  
+
{{sơ}}'''Chi cục Bảo vệ Môi trường''' là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh/thành phố theo quy định của pháp luật. Cụm từ Chi cục Bảo vệ Môi trường xuất phát từ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Chi cục Bảo vệ Môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành.  
  
 
Chi cục Bảo vệ Môi trường có tư cách pháp nhân; có con dấu, có trụ sở làm việc; có tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng. Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm chính:  
 
Chi cục Bảo vệ Môi trường có tư cách pháp nhân; có con dấu, có trụ sở làm việc; có tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng. Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm chính:  

Bản hiện tại lúc 15:43, ngày 28 tháng 9 năm 2022

Chi cục Bảo vệ Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh/thành phố theo quy định của pháp luật. Cụm từ Chi cục Bảo vệ Môi trường xuất phát từ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Chi cục Bảo vệ Môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành.

Chi cục Bảo vệ Môi trường có tư cách pháp nhân; có con dấu, có trụ sở làm việc; có tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng. Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm chính:

  • Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở
  • Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt
  • Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
  • Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải, làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn
  • Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Chi cục Bảo vệ Môi trường có Chi cục trưởng, từ 01 đến 02 Phó Chi cục trưởng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương và số biên chế hành chính được giao, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ cấu tổ chức cụ thể của Chi cục Bảo vệ Môi trường như sau:

  • Đối với Chi cục có khối lượng công việc cần bố trí số công chức hành chính làm việc thường xuyên từ 10 đến 15 người thì có thể thành lập không quá 02 phòng như Phòng Tổng hợp và Đánh giá tác động môi trường và Phòng Kiểm soát ô nhiễm
  • Đối với Chi cục có khối lượng công việc cần bố trí số công chức hành chính làm việc thường xuyên trên 15 người thì có thể thành lập 3 phòng như Phòng Tổng hợp, Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường và Phòng Kiểm soát ô nhiễm
  • Không thành lập phòng trực thuộc ở những Chi cục có khối lượng công việc cần bố trí số công chức hành chính làm việc thường xuyên dưới 10 người; đối với những chi cục không có phòng trực thuộc, Giám đốc chi cục trực tiếp phân công và chỉ đạo, kiểm tra công chức hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Chi cục có thể có các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau đây: Trung tâm Quan trắc môi trường, Trung tâm Ứng dụng phát triển công nghệ môi trường hoặc Trạm quan trắc môi trường. Chi cục trưởng được ký hợp đồng lao động để thực hiện các nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường bằng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trường hợp thiếu viên chức theo biên chế, Chi cục được ký hợp đồng lao động bằng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Tài liệu tham khảo[sửa]

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số: 12/2007/TTLT-BTNMT-BNV về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngày 27 tháng 12 năm 2007. 2. Chính phủ, Nghị định số 81/2007/NĐ-CP quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngày 23 tháng 05 năm 2007. 3. Quốc hội, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, ngày 17 tháng 11 năm 2020.