(Không hiển thị phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
{{mới}} | {{mới}} | ||
− | '''Thành nhà Hồ''' còn có tên khác là '''thành Tây Đô''' (phân biệt với Đông Đô, tên khác của [[Thăng Long]]), thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, [[Việt Nam]], là tòa thành cổ bằng đá, có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Thành được xây dựng trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397, trong thời [[nhà Hồ]], và đến nay | + | [[Hình:Cổng Nam.jpg|nhỏ|300px|Cổng nam Thành nhà Hồ]] |
+ | '''Thành nhà Hồ''' còn có tên khác là '''thành Tây Đô''' (phân biệt với Đông Đô, tên khác của [[Thăng Long]]), thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, [[Việt Nam]], là tòa thành cổ bằng đá, có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Thành được xây dựng trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397, trong thời [[nhà Hồ]], và đến nay một phần đáng kể của công trình vẫn được bảo tồn. Năm 2011, Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, bởi Ủy ban Di sản của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc ([[UNESCO]]). | ||
Thành Tây Đô có vị trí và địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, nằm giữa hai sông là Sông Mã và Sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hợp lưu của Sông Bưởi và Sông Mã. | Thành Tây Đô có vị trí và địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, nằm giữa hai sông là Sông Mã và Sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hợp lưu của Sông Bưởi và Sông Mã. |
Bản hiện tại lúc 18:18, ngày 19 tháng 4 năm 2021
Thành nhà Hồ còn có tên khác là thành Tây Đô (phân biệt với Đông Đô, tên khác của Thăng Long), thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, là tòa thành cổ bằng đá, có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Thành được xây dựng trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397, trong thời nhà Hồ, và đến nay một phần đáng kể của công trình vẫn được bảo tồn. Năm 2011, Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, bởi Ủy ban Di sản của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO).
Thành Tây Đô có vị trí và địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, nằm giữa hai sông là Sông Mã và Sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hợp lưu của Sông Bưởi và Sông Mã.
Thành Tây Đô bao gồm 2 vòng: vòng ngoài (Thành Ngoại) và vòng trong (Thành Nội). Thành Ngoại được đắp bằng đất với thể tích lên tới 100.000 m3 và có trồng tre gai dày cùng hào sâu vòng quanh rộng 10 - 20 m, cách tường thành ngoài 50 m, tạo thành chướng ngại vật để tăng cường tính phòng thủ. Bên trong Thành Ngoại là Thành Nội, có mặt bằng hình chữ nhật có kích thước gần vuông. Các số liệu về kích thước thành ghi chép trong sử sách không thống nhất. Phương pháp đo đạc thủ công cho kết quả khoảng 860 m, chênh lệch gần 20 m so với cách đo bằng máy móc hiện đại. Thành Nội cao đến 7 - 8 m, riêng tường chính phía Nam có độ cao 10 m. Mặt ngoài Thành Nội được xây từ đá khối theo chiều hơi nghiêng, càng lên cao các phiến đá càng nhỏ lại, còn mặt trong đắp đất nện chắc theo kiểu dốc thoải. Bốn cổng thành theo hướng chính Đông, chính Tây, chính Nam và chính Bắc, được đặt tên. Cổng Tiền là Cửa Nam, Cổng Hậu là Cửa Bắc, Đông Môn và Tây Môn. Các cổng xây theo kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi. Trong số 4 cổng thì cổng lớn nhất là Cổng Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,2 m. Phiến đá to nhất dài chừng 7m, cao 1,5 m, nặng cỡ 25 tấn, còn các tảng đá trung bình kích thước phổ biến là 2 m x 1 m x 0,7 m. Trong quá trình xây dựng thành, các tảng đá đa số nặng 15 - 20 tấn được đẽo gọt khá vuông vức và nhẵn nhụi, sau đó được nâng cao đến cỡ chục mét và ghép nối khít với nhau, không dùng chất kết dính.
Nối liền cửa Nam là đường Hoa Nhai lát đá chạy thẳng tắp, dài đến 2,5 km hướng đến Đàn Tế Nam Giao xây dựng vào năm 1402. Bên trong thành đường xá được quy hoạch theo ô vuông, nền đường có lát đá. Các cung điện, đền đài bên trong thành đã bị chiến tranh tàn phá và thời gian hủy hoại. Di tích còn lại cho tới ngày nay chỉ còn Thành Nội với 4 cổng còn khá nguyên vẹn. Trong số phế tích nổi bật là nền chính điện có chạm một đôi rồng đá rất đẹp dài tới 3,6 m.