Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “An Nam dịch ngữ”
 
(Không hiển thị 4 phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 7: Dòng 7:
 
Các bản An Nam dịch ngữ soạn theo quy cách từ điển loại thư. Các môn loại bao gồm: (1) Thiên văn môn có 52 mục từ; (2) Địa lý môn có 46 mục từ; (3) Thời lệnh môn : 86; (4) Hoa mộc môn: 59; (5) Điểu thú môn: 62; (6) Cung thất môn: 25; (7) Khí dụng môn: 54; (8) Nhân vật môn: 58; (9) Nhân sự môn: 46; (10) thân thể môn: 47; (11) Y phục môn : 31; (12) Ẩm thực môn : 53; (13) Trân bảo môn: 30; (14) Văn sử môn có 12; (15) Thanh sắc môn có 14; (16) Số mục môn có 13; (17) Thông dụng môn có 28 [6, 115-178]. 716 mục từ được xắp xếp trong 17 môn loại.
 
Các bản An Nam dịch ngữ soạn theo quy cách từ điển loại thư. Các môn loại bao gồm: (1) Thiên văn môn có 52 mục từ; (2) Địa lý môn có 46 mục từ; (3) Thời lệnh môn : 86; (4) Hoa mộc môn: 59; (5) Điểu thú môn: 62; (6) Cung thất môn: 25; (7) Khí dụng môn: 54; (8) Nhân vật môn: 58; (9) Nhân sự môn: 46; (10) thân thể môn: 47; (11) Y phục môn : 31; (12) Ẩm thực môn : 53; (13) Trân bảo môn: 30; (14) Văn sử môn có 12; (15) Thanh sắc môn có 14; (16) Số mục môn có 13; (17) Thông dụng môn có 28 [6, 115-178]. 716 mục từ được xắp xếp trong 17 môn loại.
  
An Nam dịch ngữ sử dụng các âm Hán trung đại để ghi âm tiếng Việt [4, tr.241]. Văn bản này bảo lưu nhiều dấu vết ngữ âm của thế kỷ XVI.  ANDN  bảo lưu một số tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt, như: (1) *khrang亢<暁< sáng< sáng); *khrong空<[河] < soũ<sông); (2) *pray牌< [酔] < say<say); (3) *Crau蔞<[深] < sâu<sâu); (4) *tla達<[還] < blả<trả); *tlam 欄< [百] < tlăm<trăm), (5) *blai<拝<[菓, 茘枝] (- ngành)<trái, [柑子] (-tử) < blái<trái; (6) *klong共<[皷] < tlóũ<trống . [4, tr.236].
+
An Nam dịch ngữ sử dụng các âm Hán trung đại để ghi âm tiếng Việt [4, tr.241]. Văn bản này bảo lưu nhiều dấu vết ngữ âm của thế kỷ XVI.  An Nam dịch ngữ bảo lưu một số tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt [4, tr.236], như:  
 +
# *k<sup>h</sup>r
 +
#* *k<sup>h</sup>rang 亢 < 暁 < sáng < sáng
 +
#* *k<sup>h</sup>rong 空 < [河] < soũ <sông
 +
# *pray 牌 < [酔] < say < say
 +
# *crau 蔞 < [深] < sâu < sâu
 +
# *tl
 +
#* *tla 達 < [還] < blả < trả
 +
#* *tlam 欄 < [百] < tlăm < trăm
 +
# *blai < 拝 < [菓, 茘枝] (- ngành) < trái, [柑子] (-tử) < blái < trái
 +
# *klong 共 < [皷] < tlóũ <trống  
  
An Nam dịch ngữ bảo lưu một số từ cổ trong tiếng Việt cổ. Một số từ song tiết cổ như là đá, ông voi, mưa là đá,… Cũng có một số từ âm cổ như diếp (trong ngày diếp) nghĩa: ngày hôm qua, ngành (cành cây), mấu (củ ấu), xién (chim yến), bấu (cái móng vuốt), muông (thú, như trong muông lân, muông ly), ngựa dâm (ngựa đen), cá gáy (cá chép),một số từ ngữ lịch sử như diềm nhà (ốc diêm), phòng đụn (nhà kho), nha môn, bù loa (nhạc khí cổ), … Đặc điểm chung của từ vựng trong tác phẩm này gồm (1) các từ vựng cơ bản thông dụng dùng trong giao tiếp thường nhật như bộ phận cơ thể, các hành động sinh hoạt thường nhật, các hiện tượng thời tiết, các mầu sắc, nhà cửa, đường sá giao thông; (2) các từ vựng liên quan đến các đồ cống sứ, các đồ quý hiếm, các mặt hàng thương mại có giá trị, như sừng voi, ngọc là đá, vàng, bạc, mâm vàng, các động thực vật quý hiếm như khổng tước, hươu, hổ, yến, tê, ong, kỳ nam hương, đinh hương, tô hạp hương, trầm hương, tốc hương, đàn hương…
+
An Nam dịch ngữ bảo lưu một số từ cổ trong tiếng Việt cổ. Một số từ song tiết cổ như ''là đá'', ''ông voi'', ''mưa là đá'', … Cũng có một số từ âm cổ như ''diếp'' (trong ''ngày diếp'', nghĩa là "ngày hôm qua"), ''ngành'' (cành cây), ''mấu'' (củ ấu), ''xién'' (chim yến), ''bấu'' (cái móng vuốt), ''muông'' (nghĩa là "thú", như trong ''muông lân'', ''muông ly''), ''ngựa dâm'' (ngựa đen), ''cá gáy'' (cá chép). Một số từ ngữ lịch sử như ''diềm nhà'' (ốc diêm), ''phòng đụn'' (nhà kho), ''nha môn'', ''bù loa'' (nhạc khí cổ), … Đặc điểm chung của từ vựng trong tác phẩm này gồm:
 +
#các từ vựng cơ bản thông dụng dùng trong giao tiếp thường nhật như bộ phận cơ thể, các hành động sinh hoạt thường nhật, các hiện tượng thời tiết, các mầu sắc, nhà cửa, đường sá giao thông;  
 +
#các từ vựng liên quan đến các đồ cống sứ, các đồ quý hiếm, các mặt hàng thương mại có giá trị, như sừng voi, ngọc là đá, vàng, bạc, mâm vàng, các động thực vật quý hiếm như khổng tước, hươu, hổ, yến, tê, ong, kỳ nam hương, đinh hương, tô hạp hương, trầm hương, tốc hương, đàn hương…
  
 
Với các cứ liệu về ngữ âm và từ ngữ, An Nam dịch ngữ là một tác phẩm đối chiếu ngôn ngữ quý hiếm, là nguồn ngữ liệu quan trọng nghiên cứu về lịch sử ngôn ngữ tiếng Việt trong so sánh với tiếng Hán, có giá trị nhất định đối với việc nghiên cứu lịch sử quan hệ văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.
 
Với các cứ liệu về ngữ âm và từ ngữ, An Nam dịch ngữ là một tác phẩm đối chiếu ngôn ngữ quý hiếm, là nguồn ngữ liệu quan trọng nghiên cứu về lịch sử ngôn ngữ tiếng Việt trong so sánh với tiếng Hán, có giá trị nhất định đối với việc nghiên cứu lịch sử quan hệ văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.

Bản hiện tại lúc 17:48, ngày 8 tháng 4 năm 2021

An Nam dịch ngữ trong bản Tứ Di quảng ký. [5, 10]

An Nam dịch ngữ (安南譯語) là sách đối chiếu 716 từ vựng Hán – Việt được soạn vào thế kỷ XVI. Tác phẩm giữ vị trí quan trọng trong phân kỳ lịch sử văn tự và lịch sử tiếng Việt cổ-trung đại thế kỷ XVI-XVII.

An Nam dịch ngữ được biên soạn bởi Tứ Di Quán - cơ quan thông dịch, phiên dịch của triều Minh (1368- 1644). An Nam dịch ngữ có bảy bản gồm: bản Thư viện Đại học London; bản Dương Thủ Kính tại Trường Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội; bản Tĩnh Gia đường (gồm 11 sách dịch ngữ), bản Đạo Diệp (hay Nội Đằng, gồm 11 sách), bản A Ba Quốc (13 quyển) và bản Cận Đằng (13 quyển) [1, tr.3; 6, tr.2] và bản của Viện Khảo cổ học Việt Nam.

Các bản An Nam dịch ngữ soạn theo quy cách từ điển loại thư. Các môn loại bao gồm: (1) Thiên văn môn có 52 mục từ; (2) Địa lý môn có 46 mục từ; (3) Thời lệnh môn : 86; (4) Hoa mộc môn: 59; (5) Điểu thú môn: 62; (6) Cung thất môn: 25; (7) Khí dụng môn: 54; (8) Nhân vật môn: 58; (9) Nhân sự môn: 46; (10) thân thể môn: 47; (11) Y phục môn : 31; (12) Ẩm thực môn : 53; (13) Trân bảo môn: 30; (14) Văn sử môn có 12; (15) Thanh sắc môn có 14; (16) Số mục môn có 13; (17) Thông dụng môn có 28 [6, 115-178]. 716 mục từ được xắp xếp trong 17 môn loại.

An Nam dịch ngữ sử dụng các âm Hán trung đại để ghi âm tiếng Việt [4, tr.241]. Văn bản này bảo lưu nhiều dấu vết ngữ âm của thế kỷ XVI. An Nam dịch ngữ bảo lưu một số tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt [4, tr.236], như:

  1. *khr
    • *khrang 亢 < 暁 < sáng < sáng
    • *khrong 空 < [河] < soũ <sông
  2. *pray 牌 < [酔] < say < say
  3. *crau 蔞 < [深] < sâu < sâu
  4. *tl
    • *tla 達 < [還] < blả < trả
    • *tlam 欄 < [百] < tlăm < trăm
  5. *blai < 拝 < [菓, 茘枝] (- ngành) < trái, [柑子] (-tử) < blái < trái
  6. *klong 共 < [皷] < tlóũ <trống

An Nam dịch ngữ bảo lưu một số từ cổ trong tiếng Việt cổ. Một số từ song tiết cổ như là đá, ông voi, mưa là đá, … Cũng có một số từ âm cổ như diếp (trong ngày diếp, nghĩa là "ngày hôm qua"), ngành (cành cây), mấu (củ ấu), xién (chim yến), bấu (cái móng vuốt), muông (nghĩa là "thú", như trong muông lân, muông ly), ngựa dâm (ngựa đen), cá gáy (cá chép). Một số từ ngữ lịch sử như diềm nhà (ốc diêm), phòng đụn (nhà kho), nha môn, bù loa (nhạc khí cổ), … Đặc điểm chung của từ vựng trong tác phẩm này gồm:

  1. các từ vựng cơ bản thông dụng dùng trong giao tiếp thường nhật như bộ phận cơ thể, các hành động sinh hoạt thường nhật, các hiện tượng thời tiết, các mầu sắc, nhà cửa, đường sá giao thông;
  2. các từ vựng liên quan đến các đồ cống sứ, các đồ quý hiếm, các mặt hàng thương mại có giá trị, như sừng voi, ngọc là đá, vàng, bạc, mâm vàng, các động thực vật quý hiếm như khổng tước, hươu, hổ, yến, tê, ong, kỳ nam hương, đinh hương, tô hạp hương, trầm hương, tốc hương, đàn hương…

Với các cứ liệu về ngữ âm và từ ngữ, An Nam dịch ngữ là một tác phẩm đối chiếu ngôn ngữ quý hiếm, là nguồn ngữ liệu quan trọng nghiên cứu về lịch sử ngôn ngữ tiếng Việt trong so sánh với tiếng Hán, có giá trị nhất định đối với việc nghiên cứu lịch sử quan hệ văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.

Tài liệu tham khảo[sửa]

1. Vương Lộc (dịch chú), An Nam dịch ngữ, Nxb. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, 1997.

2. Davison, Jeremy H. C. S., A new version of the Chinese- Vietnamese vocabulary of the Ming dynasty, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 38 (2) 1975.

3. Shimizu Masaaki, Một số vấn đề liên quan đến An Nam dịch ngữ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2009.

4. Shimizu Masaaki, Một số nhận xét về cách phiên âm từ Việt bằng chữ Hán trong An Nam quốc dịch ngữ và trong Tứ Di quảng ký: qua việc so sánh với An Nam dịch ngữ, trong “Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần thứ 3”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2011, tr.232-244.

5. 陳荊和,安南譯語考釋, 文史哲學報第5期,國立臺灣大學,臺北,1953, 1~92頁.

6. 陳荊和,安南訳語の研究,史学,三田史学会, 東京, 1969