(Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} (A. Siberian high Presure, cg. winter asian anticyclone) một vùng áp suất khí quyển cao, hình thành vào mùa đông trên khu vự…”) |
|||
(Không hiển thị 19 phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
{{mới}} | {{mới}} | ||
− | ( | + | [[Hình:SeaLevelPressure-Asia-Jan.png|nhỏ|350px|'''Hình 1''' - [[Áp suất mực nước biển]] trung bình ở châu Á, trong tháng 1 từ năm 1970 đến 2020, thể hiện vị trí của áp cao Xibia (theo [https://psl.noaa.gov/cgi-bin/data/composites/printpage.pl dữ liệu phân tích lại NCEP / NCAR], tham khảo thêm Allaby, 2001<ref>Allaby M, Encyclopedia of Weather and Climate, New York: Facts on File, 2001</ref>)]] |
+ | '''Áp cao Xibia''' là một vùng [[áp suất]] [[khí quyển]] cao, hình thành vào mùa đông trên khu vực phía nam [[Xibia]]. | ||
− | một vùng áp suất khí quyển cao | + | Áp cao Xibia được hình thành do sự lạnh đi mạnh mẽ của lục địa; gắn liền với nó là một mùa đông dài, lạnh lẽo, ít tuyết ở vùng nội địa. Phần chính của áp cao Xibia hình thành trong khối không khí của vĩ độ ôn đới. Vào tháng 1, áp suất khí quyển ở trung tâm của áp cao (trên phía Nam Xibia và Mông Cổ) vượt quá 1070 [[hPa]], hay 1070 [[milibar|mb]].<ref>Большая Российская энциклопедия, Научное издательство, 2013</ref> |
− | + | Áp cao Xibia tồn tại ở 45°N ở phía đông bắc Xibia. Đây là một trong những trung tâm hoạt động chính trong mùa đông ở bán cầu bắc (Rossby, 1945). Sự ảnh hưởng của độ cao đến áp cao Xibia hiếm khi được cảm nhận ở độ cao trên 2400 m vì nó được tạo thành từ không khí lạnh dày đặc. Trục của áp cao nghiêng về phía nam mạnh mẽ khi cường độ giảm.<ref name="Petterssen1969">Petterssen S, Introduction to Meterology, 3rd edn, New York: McGraw-Hill, 1969</ref> | |
− | + | Không khí lạnh, khô phát triển trên khắp châu Á trong mùa đông bị hạn chế ở phía nam bởi dãy [[Hymalaya]] và các dãy núi khác kéo dài về phía tây về phía nam châu Âu. Các dãy núi dọc theo bờ biển phía đông châu Á đã hạn chế sự lan rộng của không khí lạnh về phía đông, trong khi không có chướng ngại vật lớn nào tồn tại ở phía tây để ngăn không khí ấm hơn đến từ [[Đại Tây Dương]]. Như một hệ quả của những điều kiện địa hình này, áp cao Xibia bị loại bỏ ở các vùng của bờ biển phía tây. Nói chung, vùng áp cao bao phủ khu vực rộng lớn từ sườn núi quanh [[Biển Caspi]] đến [[sông Anadyr]] ở phía đông bắc Xibia, tập trung quanh khu vực [[Baikal]].<ref name="Petterssen1969"/> | |
+ | [[Hình:SeaLevelPressure-Asia-Jul.png|nhỏ|trái|350px|'''Hình 2''' - Áp suất mực nước biển trung bình ở châu Á vào tháng 7 từ năm 1970 đến 2020 (theo [https://psl.noaa.gov/cgi-bin/data/composites/printpage.pl dữ liệu phân tích lại NCEP / NCAR], tham khảo thêm Khromov, 1956<ref>Trewartha G.T, Horne L.H, An Introduction to Climate, 5th edn, New York: McGrawHill, 1980</ref>)]] | ||
+ | Áp cao Xibia có xu hướng bị dịch chuyển về phía [[Thái Bình Dương]] của [[lục địa Âu - Á]] trong thời kỳ hoàn lưu phát triển mạnh mẽ. Sự dịch chuyển về phía tây theo hướng châu Âu xảy ra trong các giai đoạn xen kẽ khi hoàn lưu yếu. Điều kiện thời tiết bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những thay đổi của áp suất. Ví dụ, tây bắc châu Âu sẽ chịu một luồng không khí cực kỳ lạnh và khô từ châu Á trong thời gian hoàn lưu yếu.<ref>Rossby C.G, The scientific basis of modern meteorology, Handbook of Meteorology, New York: McGraw-Hill, 1945, pp. 502–529</ref> | ||
− | Hình 1. | + | [[Hình:SeaLevelPressure-World-Jan.png|nhỏ|350px|'''Hình 3''' - Áp cao Xibia trong hệ thống các vùng áp suất mực nước biển toàn cầu, trong tháng 1 từ năm 1970 đến 2020 (theo [https://psl.noaa.gov/cgi-bin/data/composites/printpage.pl dữ liệu phân tích lại NCEP / NCAR], tham khảo thêm Khromov, 1956<ref name="Khromov1956"/>)]] |
+ | Hình 3 thể hiện sự phân bố áp suất mực nước biển tháng 1 trên toàn cầu.<ref name="Khromov1956">Хромов С. П, Муссоны в общей циркуляции атмосферы, Сб. «Воейков и современные проблемы климатологии», Гидрометеоиздат, Л, 1956.</ref> Từ bản đồ có thể nhận thấy: tồn tại một cao áp lạnh có quy mô lớn nhất trên Trái đất với tâm ở khu vực Baikal - Mông Cổ và được gọi là áp cao Xibia. Vùng trung tâm áp cao được giới hạn bởi đường đẳng áp có giá trị 1035mb. | ||
− | + | Từ bản đồ có thể thấy ba sống áp cao mở rộng về ba phía: sống phía tây tới tận biển Caspi và [[Hắc Hải]] (Biển Đen); sống phía bắc tới sát Bắc Băng Dương; sống đông nam tiến sâu vào miền nhiệt đới tới [[Đông Nam Á]]. Hai sống ở phía tây và phía bắc là hệ quả của những đợt xâm nhập lạnh theo sau [[front Bắc Băng Dương]] và [[front cực]] phát triển từ phía tây, góp phần tăng cường khối không khí lạnh trong khu vực áp cao Xibia. Trong quá trình di chuyển về phía nam, không khí lạnh bị cao nguyên [[Tây Tạng]] chặn ở phía nam còn [[áp thấp Aleut]] khi đó mở rộng về phía tây nam chặn áp cao Xibia phát triển về phía đông nên không khí lạnh chỉ có thể xâm nhập xuống phía đông nam. Không khí lạnh sau khi xâm nhập tới miền đông nam Trung Quốc vượt qua các dãy núi ở khu vực này (đáng kể nhất là dãy núi [[Nam Lĩnh]] có độ cao trung bình 2.000m), dừng lại ở đây 1-2 ngày với ranh giới phía nam là [[front tĩnh Hoa Nam]]. Sau khi nhận bổ sung không khí lạnh ở phía bắc tới, vượt qua dãy Nam Lĩnh xâm nhập xuống phía nam.<ref name="Trần Công Minh 2006">Trần Công Minh, Khí tượng và khí hậu đại cương, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006, 281 tr.</ref> | |
− | + | [[Hình:アリューシャン低気圧.png|nhỏ|trái|350px|'''Hình 4''' - Áp cao Xibia trong chuỗi xoáy thuận với áp thấp trên Đài Loan và Nhật Bản và [[áp thấp Aleut]] phát triển rộng sang phía tây nam tạo với áp cao Xibia một dải khí áp lớn theo hướng tây bắc - đông nam.<ref name="Trần Công Minh 2006"/> Trên hình, các vùng áp cao thể hiện bởi chữ H màu xanh, còn vùng áp thấp thể hiện bởi chữ L màu đỏ.]] | |
+ | Trong một số trường hợp ngay vào giữa mùa đông, [[front lạnh]] nằm ở rìa phía nam áp cao Xibia kéo dài lên phía đông bắc nối liền với [[áp thấp]] trên Đài Loan, áp thấp trên Nhật Bản và [[áp thấp Aleut]] ở phía đông bắc, tạo thành một chuỗi [[xoáy thuận]]. Trên chuỗi xoáy thuận front đó, áp cao Xibia đóng vai trò là áp cao kết thúc của chuỗi xoáy. | ||
− | + | Cường độ và vị trí của áp cao Xibia vào các tháng mùa đông cũng có sự thay đổi: Vào tháng 11, tâm ở vào 50°B và 90°Đ, khí áp tâm là 1030hPa. Sang tháng 12, tâm vẫn ở vị trí của tháng 11 song khí áp ở tâm lên đến 1032hPa. Đến đầu tháng 1, tháng trung tâm của mùa đông, khí áp ở tâm lên đến 1034hPa, tâm vẫn ở vĩ tuyến của tháng 11. Vào tháng 12 tâm dịch về phía Đông, khoảng 95°Đ. Sang tháng 2, tâm vẫn ở nguyên vị trí của tháng 11, song cường độ giảm đi, khí áp ở tâm chỉ bằng tháng 12. Vào tháng cuối mùa, tâm vẫn ở vĩ tuyến 50°B song lùi về phía Tây, trên kinh tuyến 85°Đ.<ref>Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Thanh Hương, Gió mùa, hoàn lưu khí quyển trên khu vực Đông Á và Việt Nam, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2012</ref> | |
− | + | Gong D.Y và C.H. Ho (2002)<ref>Gong D. Y, Ho C. H, TheSiberia High and climate change over middle to high latitude Asia, Theoretical and Applied Climatology, Volume 72, 2002, pp. 1-9.</ref> đã trích dẫn những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau về sự thay đổi của cường độ áp suất trong áp cao Xibia trong nhiều thập kỷ gần đây, cụ thể: Hansen và các cộng sự (1999) cho rằng, tốc độ tăng nhiệt độ trên vùng Xibia nhanh hơn so với tốc độ tăng trung bình toàn cầu và do nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn trên đại dương nên đã gây ra sự phân bố lại trường khí áp toàn cầu. Vì vậy, cũng như những trung tâm ảnh hưởng khác, áp cao Xibia có thể mạnh lên hay yếu đi trong nhiều năm. Theo Bin Wang (1963), Gong D. Y và Bin Wang (1999), trong 100 năm qua, áp cao Xibia đã mạnh lên trong những năm 60 nhưng lại yếu đi rất nhiều trong những năm 80 và đầu những năm 90. Kết quả nghiên cứu của chính các tác giả Gong D.Y và C.H. Ho cũng cho rằng, cường độ tại trung tâm áp cao Xibia yếu đi rõ rệt từ những năm 70 đến những năm 90 với xu thế giảm tuyến tính là -1,78mb/thập kỷ trong thời gian từ 1976-2000. | |
− | + | ==Ảnh hưởng của không khí cực đới biến tính từ áp cao Xibia đến miền bắc Việt Nam== | |
− | Từ | + | Từ hình 3 ta thấy: đường dòng trung bình tháng 1 (dải màu trắng trên hình, từ 1015mb đến 1020mb) phân kỳ từ áp cao Xibia theo hướng đông bắc xuống tây nam đưa không khí cực đới biến tính bao phủ khắp lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, ở phía Bắc 16°B, những đợt xâm nhập của không khí cực đới, lạnh khô chỉ gây ra các dợt giảm nhiệt độ nhiều khi gió mùa đông bắc mạnh ngoài khơi biển Đông gây ra tình trạng nhiều mây và cho mưa ở Bắc Trung Bộ. Gió mùa đông bắc càng mạnh, khả năng mưa ở đây càng nhiều do hiệu ứng nâng của dãy Trường Sơn đối với đông bắc. Ở phía nam vĩ tuyến này, không khí cực đới tiếp tục biến tính, nóng và ẩm lên nhiên nên khó phân biệt được với tín phong đông bắc từ phần phía nam áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương trên khu vực này. Vào cuối mùa đông, gió mùa đông bắc thổi từ sống áp cao Xibia, mở rộng lệch sang phía đông đưa không khí cực đới qua quãng đường dài trên biển trước khi tới miền Bắc Việt Nam gây nên hiện tượng giảm nhiệt độ và kèm theo thời tiến mưa nhỏ, mưa phùn.<ref>Trần Công Minh, Khí tượng Synôp (Phần nhiệt đới), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, 167 tr.</ref> |
− | + | ==Tài liệu tham khảo== | |
− | + | <references/> | |
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | Tài liệu tham khảo | ||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− | |||
− |
Bản hiện tại lúc 21:51, ngày 7 tháng 5 năm 2021
Áp cao Xibia là một vùng áp suất khí quyển cao, hình thành vào mùa đông trên khu vực phía nam Xibia.
Áp cao Xibia được hình thành do sự lạnh đi mạnh mẽ của lục địa; gắn liền với nó là một mùa đông dài, lạnh lẽo, ít tuyết ở vùng nội địa. Phần chính của áp cao Xibia hình thành trong khối không khí của vĩ độ ôn đới. Vào tháng 1, áp suất khí quyển ở trung tâm của áp cao (trên phía Nam Xibia và Mông Cổ) vượt quá 1070 hPa, hay 1070 mb.[2]
Áp cao Xibia tồn tại ở 45°N ở phía đông bắc Xibia. Đây là một trong những trung tâm hoạt động chính trong mùa đông ở bán cầu bắc (Rossby, 1945). Sự ảnh hưởng của độ cao đến áp cao Xibia hiếm khi được cảm nhận ở độ cao trên 2400 m vì nó được tạo thành từ không khí lạnh dày đặc. Trục của áp cao nghiêng về phía nam mạnh mẽ khi cường độ giảm.[3]
Không khí lạnh, khô phát triển trên khắp châu Á trong mùa đông bị hạn chế ở phía nam bởi dãy Hymalaya và các dãy núi khác kéo dài về phía tây về phía nam châu Âu. Các dãy núi dọc theo bờ biển phía đông châu Á đã hạn chế sự lan rộng của không khí lạnh về phía đông, trong khi không có chướng ngại vật lớn nào tồn tại ở phía tây để ngăn không khí ấm hơn đến từ Đại Tây Dương. Như một hệ quả của những điều kiện địa hình này, áp cao Xibia bị loại bỏ ở các vùng của bờ biển phía tây. Nói chung, vùng áp cao bao phủ khu vực rộng lớn từ sườn núi quanh Biển Caspi đến sông Anadyr ở phía đông bắc Xibia, tập trung quanh khu vực Baikal.[3]
Áp cao Xibia có xu hướng bị dịch chuyển về phía Thái Bình Dương của lục địa Âu - Á trong thời kỳ hoàn lưu phát triển mạnh mẽ. Sự dịch chuyển về phía tây theo hướng châu Âu xảy ra trong các giai đoạn xen kẽ khi hoàn lưu yếu. Điều kiện thời tiết bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những thay đổi của áp suất. Ví dụ, tây bắc châu Âu sẽ chịu một luồng không khí cực kỳ lạnh và khô từ châu Á trong thời gian hoàn lưu yếu.[5]
Hình 3 thể hiện sự phân bố áp suất mực nước biển tháng 1 trên toàn cầu.[6] Từ bản đồ có thể nhận thấy: tồn tại một cao áp lạnh có quy mô lớn nhất trên Trái đất với tâm ở khu vực Baikal - Mông Cổ và được gọi là áp cao Xibia. Vùng trung tâm áp cao được giới hạn bởi đường đẳng áp có giá trị 1035mb.
Từ bản đồ có thể thấy ba sống áp cao mở rộng về ba phía: sống phía tây tới tận biển Caspi và Hắc Hải (Biển Đen); sống phía bắc tới sát Bắc Băng Dương; sống đông nam tiến sâu vào miền nhiệt đới tới Đông Nam Á. Hai sống ở phía tây và phía bắc là hệ quả của những đợt xâm nhập lạnh theo sau front Bắc Băng Dương và front cực phát triển từ phía tây, góp phần tăng cường khối không khí lạnh trong khu vực áp cao Xibia. Trong quá trình di chuyển về phía nam, không khí lạnh bị cao nguyên Tây Tạng chặn ở phía nam còn áp thấp Aleut khi đó mở rộng về phía tây nam chặn áp cao Xibia phát triển về phía đông nên không khí lạnh chỉ có thể xâm nhập xuống phía đông nam. Không khí lạnh sau khi xâm nhập tới miền đông nam Trung Quốc vượt qua các dãy núi ở khu vực này (đáng kể nhất là dãy núi Nam Lĩnh có độ cao trung bình 2.000m), dừng lại ở đây 1-2 ngày với ranh giới phía nam là front tĩnh Hoa Nam. Sau khi nhận bổ sung không khí lạnh ở phía bắc tới, vượt qua dãy Nam Lĩnh xâm nhập xuống phía nam.[7]
Trong một số trường hợp ngay vào giữa mùa đông, front lạnh nằm ở rìa phía nam áp cao Xibia kéo dài lên phía đông bắc nối liền với áp thấp trên Đài Loan, áp thấp trên Nhật Bản và áp thấp Aleut ở phía đông bắc, tạo thành một chuỗi xoáy thuận. Trên chuỗi xoáy thuận front đó, áp cao Xibia đóng vai trò là áp cao kết thúc của chuỗi xoáy.
Cường độ và vị trí của áp cao Xibia vào các tháng mùa đông cũng có sự thay đổi: Vào tháng 11, tâm ở vào 50°B và 90°Đ, khí áp tâm là 1030hPa. Sang tháng 12, tâm vẫn ở vị trí của tháng 11 song khí áp ở tâm lên đến 1032hPa. Đến đầu tháng 1, tháng trung tâm của mùa đông, khí áp ở tâm lên đến 1034hPa, tâm vẫn ở vĩ tuyến của tháng 11. Vào tháng 12 tâm dịch về phía Đông, khoảng 95°Đ. Sang tháng 2, tâm vẫn ở nguyên vị trí của tháng 11, song cường độ giảm đi, khí áp ở tâm chỉ bằng tháng 12. Vào tháng cuối mùa, tâm vẫn ở vĩ tuyến 50°B song lùi về phía Tây, trên kinh tuyến 85°Đ.[8]
Gong D.Y và C.H. Ho (2002)[9] đã trích dẫn những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau về sự thay đổi của cường độ áp suất trong áp cao Xibia trong nhiều thập kỷ gần đây, cụ thể: Hansen và các cộng sự (1999) cho rằng, tốc độ tăng nhiệt độ trên vùng Xibia nhanh hơn so với tốc độ tăng trung bình toàn cầu và do nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn trên đại dương nên đã gây ra sự phân bố lại trường khí áp toàn cầu. Vì vậy, cũng như những trung tâm ảnh hưởng khác, áp cao Xibia có thể mạnh lên hay yếu đi trong nhiều năm. Theo Bin Wang (1963), Gong D. Y và Bin Wang (1999), trong 100 năm qua, áp cao Xibia đã mạnh lên trong những năm 60 nhưng lại yếu đi rất nhiều trong những năm 80 và đầu những năm 90. Kết quả nghiên cứu của chính các tác giả Gong D.Y và C.H. Ho cũng cho rằng, cường độ tại trung tâm áp cao Xibia yếu đi rõ rệt từ những năm 70 đến những năm 90 với xu thế giảm tuyến tính là -1,78mb/thập kỷ trong thời gian từ 1976-2000.
Ảnh hưởng của không khí cực đới biến tính từ áp cao Xibia đến miền bắc Việt Nam[sửa]
Từ hình 3 ta thấy: đường dòng trung bình tháng 1 (dải màu trắng trên hình, từ 1015mb đến 1020mb) phân kỳ từ áp cao Xibia theo hướng đông bắc xuống tây nam đưa không khí cực đới biến tính bao phủ khắp lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, ở phía Bắc 16°B, những đợt xâm nhập của không khí cực đới, lạnh khô chỉ gây ra các dợt giảm nhiệt độ nhiều khi gió mùa đông bắc mạnh ngoài khơi biển Đông gây ra tình trạng nhiều mây và cho mưa ở Bắc Trung Bộ. Gió mùa đông bắc càng mạnh, khả năng mưa ở đây càng nhiều do hiệu ứng nâng của dãy Trường Sơn đối với đông bắc. Ở phía nam vĩ tuyến này, không khí cực đới tiếp tục biến tính, nóng và ẩm lên nhiên nên khó phân biệt được với tín phong đông bắc từ phần phía nam áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương trên khu vực này. Vào cuối mùa đông, gió mùa đông bắc thổi từ sống áp cao Xibia, mở rộng lệch sang phía đông đưa không khí cực đới qua quãng đường dài trên biển trước khi tới miền Bắc Việt Nam gây nên hiện tượng giảm nhiệt độ và kèm theo thời tiến mưa nhỏ, mưa phùn.[10]
Tài liệu tham khảo[sửa]
- ↑ Allaby M, Encyclopedia of Weather and Climate, New York: Facts on File, 2001
- ↑ Большая Российская энциклопедия, Научное издательство, 2013
- ↑ a b Petterssen S, Introduction to Meterology, 3rd edn, New York: McGraw-Hill, 1969
- ↑ Trewartha G.T, Horne L.H, An Introduction to Climate, 5th edn, New York: McGrawHill, 1980
- ↑ Rossby C.G, The scientific basis of modern meteorology, Handbook of Meteorology, New York: McGraw-Hill, 1945, pp. 502–529
- ↑ a b Хромов С. П, Муссоны в общей циркуляции атмосферы, Сб. «Воейков и современные проблемы климатологии», Гидрометеоиздат, Л, 1956.
- ↑ a b Trần Công Minh, Khí tượng và khí hậu đại cương, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006, 281 tr.
- ↑ Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Thanh Hương, Gió mùa, hoàn lưu khí quyển trên khu vực Đông Á và Việt Nam, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2012
- ↑ Gong D. Y, Ho C. H, TheSiberia High and climate change over middle to high latitude Asia, Theoretical and Applied Climatology, Volume 72, 2002, pp. 1-9.
- ↑ Trần Công Minh, Khí tượng Synôp (Phần nhiệt đới), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, 167 tr.