Dòng 7: | Dòng 7: | ||
* '''Cao Ly''' | * '''Cao Ly''' | ||
Ngay từ [[triều Hán]], tại [[Cao Cú Ly]] đã có Thái Học cung phỏng theo thiết chế vùng lõi [[Hán quyển]]. Sau đó, tại [[Tân La]] cũng lập '''Quốc Học phủ''' (國學府). [[Triều Cao Ly]] lập '''Quốc Tử giám''' (國子監), [[triều Triêu Tiên]] đổi gọi '''Thành Quân quán''' (成均館). Mãi tới mạt kì mới dần cho phép nhà thường dân nộp lương tiền để con em vào học. | Ngay từ [[triều Hán]], tại [[Cao Cú Ly]] đã có Thái Học cung phỏng theo thiết chế vùng lõi [[Hán quyển]]. Sau đó, tại [[Tân La]] cũng lập '''Quốc Học phủ''' (國學府). [[Triều Cao Ly]] lập '''Quốc Tử giám''' (國子監), [[triều Triêu Tiên]] đổi gọi '''Thành Quân quán''' (成均館). Mãi tới mạt kì mới dần cho phép nhà thường dân nộp lương tiền để con em vào học. | ||
− | {{cquote|''Thành Quân quán là nơi dạy học. Triều đình cho xây dựng Dưỡng Hiền khố để phục vụ việc dạy học cho hơn 200 nho sinh. Lúc bấy giờ, Thượng đảng Phủ Viện quân Hàn Minh Quái xin thánh thượng cho xây dựng Tôn Kinh các để phục vụ cho việc ấn loát. Vì vậy, nhiều kinh sách đã được xuất bản tại đây. Quảng Xuyên quân Lý Khắc Tăng đã xin thánh thượng cho xây dựng Điển Tự sảnh. Còn tôi thì xin thánh thượng cho xây dựng Hưởng Quan sảnh. Sau đó, hai dãy nhà ở phía Đông và phía Tây của thánh điện cùng với nhà ăn cũng được khởi công. Thánh thượng đã ban cho 500 thất vải và 300 thúng gạo. Ngài còn cho lập học điền để bổ sung cho Thành Quân quán. | + | {{cquote|''Thành Quân quán là nơi dạy học. Triều đình cho xây dựng Dưỡng Hiền khố để phục vụ việc dạy học cho hơn 200 nho sinh. Lúc bấy giờ, Thượng đảng Phủ Viện quân Hàn Minh Quái xin thánh thượng cho xây dựng Tôn Kinh các để phục vụ cho việc ấn loát. Vì vậy, nhiều kinh sách đã được xuất bản tại đây. Quảng Xuyên quân Lý Khắc Tăng đã xin thánh thượng cho xây dựng Điển Tự sảnh. Còn tôi thì xin thánh thượng cho xây dựng Hưởng Quan sảnh. Sau đó, hai dãy nhà ở phía Đông và phía Tây của thánh điện cùng với nhà ăn cũng được khởi công. Thánh thượng đã ban cho 500 thất vải và 300 thúng gạo. Ngài còn cho lập học điền để bổ sung cho Thành Quân quán.''<br>''Lúc bấy giờ, Lý Khắc Tăng tâu với thánh thượng rằng : “Nhờ thánh ân, chúng thần đã nhận được nhiều gấm vóc và lúa gạo, nay chúng thần xin thánh thượng ban cho rượu, thức ăn để chúng thần phụng sự triều đình và dạy học cho các nho sinh”. Vua Thành Tông đã đồng ý và lúc này các văn sĩ tụ hội về Minh Luận đường rất đông. Tất cả các món ăn đều rất ngon, rượu được lấy trong cung, còn thức ăn được lấy từ bếp của vua nên người và ngựa kéo tới không ngớt.''<br>''Mùa thu năm Quý Sửu, nhà vua cùng các quan lại tới Thành Quân quán để làm lễ cúng tiên thánh và tiên sư rồi xếp hàng trước trướng điện của Hạ Liễn đài. Các quan văn và các quan đứng đầu bước vào trướng điện để làm lễ cúng, còn các quan văn Đường Hạ quan thì ngồi xếp hàng bên ngoài sân. Hàng chục ngàn nho sinh cả nước đều kéo nhau lên kinh thành. Mọi người cắm hoa rồi ngồi vào chiếu để dùng cỗ và biểu diễn những bài hát mới. Các phủ quan phân chia nhau chuẩn bị thức ăn, còn thánh thượng đôn đốc các quan Đại nội quan sát mọi việc. Mọi người cùng nhau ăn uống no say. Sự kiện như thế này trước đây chưa từng có.''|||Trích ''Tản mạn xứ kim chi'', [[Đào Thị Mỹ Khanh]] dịch, [[Nhà xuất bản Hội Nhà Văn]] ấn hành 2014 ; nguyên tác [[Thành Hiện]], ''[[Dung Trai tùng thoại]]''<ref>[https://encykorea.aks.ac.kr/Contents/Item/E0039664 용재총화 (慵齋叢話)]</ref> (1499 - 1504), [[Triều Tiên cổ thư san hành hội]] ấn hành 1909}} |
− | |||
− | Lúc bấy giờ, Lý Khắc Tăng tâu với thánh thượng rằng : “Nhờ thánh ân, chúng thần đã nhận được nhiều gấm vóc và lúa gạo, nay chúng thần xin thánh thượng ban cho rượu, thức ăn để chúng thần phụng sự triều đình và dạy học cho các nho sinh”. Vua Thành Tông đã đồng ý và lúc này các văn sĩ tụ hội về Minh Luận đường rất đông. Tất cả các món ăn đều rất ngon, rượu được lấy trong cung, còn thức ăn được lấy từ bếp của vua nên người và ngựa kéo tới không ngớt. | ||
− | |||
− | Mùa thu năm Quý Sửu, nhà vua cùng các quan lại tới Thành Quân quán để làm lễ cúng tiên thánh và tiên sư rồi xếp hàng trước trướng điện của Hạ Liễn đài. Các quan văn và các quan đứng đầu bước vào trướng điện để làm lễ cúng, còn các quan văn Đường Hạ quan thì ngồi xếp hàng bên ngoài sân. Hàng chục ngàn nho sinh cả nước đều kéo nhau lên kinh thành. Mọi người cắm hoa rồi ngồi vào chiếu để dùng cỗ và biểu diễn những bài hát mới. Các phủ quan phân chia nhau chuẩn bị thức ăn, còn thánh thượng đôn đốc các quan Đại nội quan sát mọi việc. Mọi người cùng nhau ăn uống no say. Sự kiện như thế này trước đây chưa từng có.|||Trích ''Tản mạn xứ kim chi'', [[Đào Thị Mỹ Khanh]] dịch, [[Nhà xuất bản Hội Nhà Văn]] ấn hành 2014 ; nguyên | ||
* '''An Nam''' | * '''An Nam''' | ||
Cứ ''[[Đại Việt sử kí toàn thư]]'', năm Thần Võ thứ nhì (1070) triều [[Lý Thánh Tông]] mới lập [[văn miếu]] ở hướng Nam [[tử cấm thành]] [[Thăng Long]], vừa để thờ liệt thánh [[Nho giáo|đạo Nho]] vừa làm học phủ của riêng thái tử [[Lý Nhơn Tông|Càn Đức]], sau là hoàng đế [[Lý Nhơn Tông]]. Năm 1076, khi đã yên vị, [[Lý Nhơn Tông|Nhơn Tông]] hoàng đế mới cho lập Quốc Tử giám bề thế hơn ở bên hữu [[văn miếu]]. Việc huấn đạo chủ yếu do các văn thần đảm trách, chỉ con em quý tộc mới được nhập học. | Cứ ''[[Đại Việt sử kí toàn thư]]'', năm Thần Võ thứ nhì (1070) triều [[Lý Thánh Tông]] mới lập [[văn miếu]] ở hướng Nam [[tử cấm thành]] [[Thăng Long]], vừa để thờ liệt thánh [[Nho giáo|đạo Nho]] vừa làm học phủ của riêng thái tử [[Lý Nhơn Tông|Càn Đức]], sau là hoàng đế [[Lý Nhơn Tông]]. Năm 1076, khi đã yên vị, [[Lý Nhơn Tông|Nhơn Tông]] hoàng đế mới cho lập Quốc Tử giám bề thế hơn ở bên hữu [[văn miếu]]. Việc huấn đạo chủ yếu do các văn thần đảm trách, chỉ con em quý tộc mới được nhập học. |
Phiên bản lúc 17:25, ngày 27 tháng 10 năm 2020
Thái học (Hán văn : 太學) là học phủ tối cao trong hệ thống giáo dục cổ điển Á Đông, tương tự cao đẳng giáo dục ngày nay[1][2][3][4].
Lịch sử
Bắt đầu từ triều Châu đã dựng Thái Học cung (太學宮) gọi tục là Bích Ung (辟雍, 璧雍, 辟雝), vốn là một thủy tọa. Con em quý tộc phải vào đấy học lễ nghi, âm nhạc, vũ đạo, kị xạ. Đại đới lễ kí thiên Bảo phụ : "Hoàng đế vào Thái Học, nhờ thầy dạy bảo" (帝入太學,承師問道). Lễ kí thiên Vương chế : "Đại học ở ngoại đô, thiên tử gọi Bích Ung, chư hầu gọi Phán Cung" (大學在郊,天子曰辟雍,諸侯曰泮宮). Ngũ kinh thông nghĩa : "Thiên tử lập Bích Ung mà làm gì ? Sở dĩ làm lễ nhạc, tuyên bố giáo hóa, để mà dạy người thiên hạ, sai bảo con em quý tộc, nuôi Tam Lão, thờ Ngũ Điều, khiến chư hầu hành xử theo lễ nghĩa" (天子立辟雍者何?所以行禮樂,宣教化,教導天下之人,使為士君子,養三老,事五更,與諸侯行禮之處也).
- Trung Hoa
Từ triều Hán về sau, Thái Học cung chỉ đặt tại kinh đô, con em quý tộc vào học được gọi quốc tử, lấy đạo Nho làm căn bản giáo huấn. Sang triều Tùy, Thái Học cung đổi thành Quốc Tử giám (國子監)[5]. Theo truyền thống, các địa phương xa kinh kì chỉ có Thượng tường (上庠) là học phủ tương tự, con em thường dân được phép tham dự.
- Cao Ly
Ngay từ triều Hán, tại Cao Cú Ly đã có Thái Học cung phỏng theo thiết chế vùng lõi Hán quyển. Sau đó, tại Tân La cũng lập Quốc Học phủ (國學府). Triều Cao Ly lập Quốc Tử giám (國子監), triều Triêu Tiên đổi gọi Thành Quân quán (成均館). Mãi tới mạt kì mới dần cho phép nhà thường dân nộp lương tiền để con em vào học.
Thành Quân quán là nơi dạy học. Triều đình cho xây dựng Dưỡng Hiền khố để phục vụ việc dạy học cho hơn 200 nho sinh. Lúc bấy giờ, Thượng đảng Phủ Viện quân Hàn Minh Quái xin thánh thượng cho xây dựng Tôn Kinh các để phục vụ cho việc ấn loát. Vì vậy, nhiều kinh sách đã được xuất bản tại đây. Quảng Xuyên quân Lý Khắc Tăng đã xin thánh thượng cho xây dựng Điển Tự sảnh. Còn tôi thì xin thánh thượng cho xây dựng Hưởng Quan sảnh. Sau đó, hai dãy nhà ở phía Đông và phía Tây của thánh điện cùng với nhà ăn cũng được khởi công. Thánh thượng đã ban cho 500 thất vải và 300 thúng gạo. Ngài còn cho lập học điền để bổ sung cho Thành Quân quán.
Lúc bấy giờ, Lý Khắc Tăng tâu với thánh thượng rằng : “Nhờ thánh ân, chúng thần đã nhận được nhiều gấm vóc và lúa gạo, nay chúng thần xin thánh thượng ban cho rượu, thức ăn để chúng thần phụng sự triều đình và dạy học cho các nho sinh”. Vua Thành Tông đã đồng ý và lúc này các văn sĩ tụ hội về Minh Luận đường rất đông. Tất cả các món ăn đều rất ngon, rượu được lấy trong cung, còn thức ăn được lấy từ bếp của vua nên người và ngựa kéo tới không ngớt.
Mùa thu năm Quý Sửu, nhà vua cùng các quan lại tới Thành Quân quán để làm lễ cúng tiên thánh và tiên sư rồi xếp hàng trước trướng điện của Hạ Liễn đài. Các quan văn và các quan đứng đầu bước vào trướng điện để làm lễ cúng, còn các quan văn Đường Hạ quan thì ngồi xếp hàng bên ngoài sân. Hàng chục ngàn nho sinh cả nước đều kéo nhau lên kinh thành. Mọi người cắm hoa rồi ngồi vào chiếu để dùng cỗ và biểu diễn những bài hát mới. Các phủ quan phân chia nhau chuẩn bị thức ăn, còn thánh thượng đôn đốc các quan Đại nội quan sát mọi việc. Mọi người cùng nhau ăn uống no say. Sự kiện như thế này trước đây chưa từng có.— Trích Tản mạn xứ kim chi, Đào Thị Mỹ Khanh dịch, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành 2014 ; nguyên tác Thành Hiện, Dung Trai tùng thoại[6] (1499 - 1504), Triều Tiên cổ thư san hành hội ấn hành 1909
- An Nam
Cứ Đại Việt sử kí toàn thư, năm Thần Võ thứ nhì (1070) triều Lý Thánh Tông mới lập văn miếu ở hướng Nam tử cấm thành Thăng Long, vừa để thờ liệt thánh đạo Nho vừa làm học phủ của riêng thái tử Càn Đức, sau là hoàng đế Lý Nhơn Tông. Năm 1076, khi đã yên vị, Nhơn Tông hoàng đế mới cho lập Quốc Tử giám bề thế hơn ở bên hữu văn miếu. Việc huấn đạo chủ yếu do các văn thần đảm trách, chỉ con em quý tộc mới được nhập học.
Năm Nguyên Phong thứ ba (1253) triều Trần Thái Tông, đổi thành Quốc Học viện (國學院)[7], cho con em thường dân có hạnh kiểm khá được vào học. Việc giảng học từ đấy mới tiến triển với quy mô phức tạp hơn. Năm 1370, hoàng đế Trần Nghệ Tông thậm chí cho lập điện thờ trọng thần Chu An ở cạnh văn miếu, điều trước đây chưa từng có. Từ năm 1484, hoàng đế Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng thạch bi đề danh các tân khoa tiến sĩ để khích lệ sĩ quân tử gắng dùi kinh mài sử[8].
Năm 1762, khi quốc vận đã suy, sự học bắt đầu thoái trào, hoàng đế Lê Hiển Tông lại cho sửa thành Quốc Tử giám, nhưng quy mô không bằng trước. Sang triều Nguyễn, Quốc Tử giám đặt tại thần kinh Huế với quy mô vượt hẳn, còn tại cố đô đổi gọi văn miếu làm nơi thờ liệt thánh và thượng tường của Hoài Đức phủ.
Theo Lịch triều hiến chương loại chí, ở cố đô Đông Kinh từng có những học phủ thiết chế như Quốc Tử giám, nhưng để đào tạo quan viên, học khóa chỉ 3 năm, gồm : Chiêu Văn quán, Sùng Văn quán, Tú Lâm cục, Trung Thư giám[9].
Văn hóa
Thái học nhìn chung gắn với mạng vận Nho giáo và hệ thống khoa cử, nhưng nhờ sự trường tồn cả ngàn năm trong lịch sử nên cơ sở này có đóng góp nhất định trong việc giáo dục hiền tài, đồng thời ít nhiều giữ cái thanh sạch trong đạo đức xã hội ngay trong những thời khắc nhiễu nhương nhất.
Ngày nay, Thành Quân Quán đại học hiệu được lập từ năm 1946 trên nền cổ tích Thành Quân quán, để vừa tôn vinh vừa kế tục cơ sở cũ trong việc giáo dục hiền tài tại Hàn Quốc.
Tại Việt Nam nay chỉ còn khu cổ tích liệt hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám[10] Hà Nội đã sập trong giai đoạn Toàn quốc kháng chiến sau được trùng tu giai đoạn 1948-50 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2003, tại cổ tích này duy trì sinh hoạt Ngày Thơ Việt Nam hàng năm nhằm lễ Nguyên Tiêu. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2004, do ảnh hưởng của các trào lưu mạng xã hội, truyền thông và công luận thường phải lên tiếng phẫn nộ trước hành vi phá hoại cổ vật của khách tham quan người Việt, đặc biệt thế hệ trẻ - những người vốn không còn cơ hội tiếp xúc văn hóa Hán tự[11]. Tới mức, ban quản lý khu cổ tích phải lập đội tình nguyện viên đứng giám sát từng thạch bi để ngừa khách làm xước di vật, thậm chí đứng hoặc ngồi lên thạch bi tiến sĩ để chụp ảnh. Trên mái cổ tích lúc nào cũng có người rải tiền lẻ để lấy may thi cử hoặc buôn bán.
Quốc Tử giám Huế ban đầu ở ngoại thành rồi bị hư nặng do trận bão Giáp Thìn (1904) nên phải dời vào thành, tuy được phục hồi nhưng quy mô kém hẳn. Sau Chiến dịch Mậu Thân (1968), cả hai công trình cũ-mới đều bị bom đạn phá tan hoang. Từ thập niên 1970, chính quyền Huế theo lệnh chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng cố công khắc phục nhưng nhìn chung chỉ còn phế tích. Tới nay, khu cổ tích này được đổi thành Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế[12].
Sự kiện nổi bật trong tuần qua là đợt 1 kỳ thi ĐH-CĐ năm 2007 diễn ra. "Ăn theo" kỳ thi này là hiện tượng hàng ngàn "sĩ tử" đổ vào Văn Miếu sờ đầu rùa để cầu may. 82 bia tiến sĩ, 82 "cụ" rùa là nơi đầu tiên họ dừng chân trước khi đến điện Đại Thành vái thầy Khổng Tử, vào Nhà Thái Học thắp hương khấn thầy Chu Văn An. Khoảng 3 năm trở lại, tới Văn Miếu xoa đầu rùa cầu may thi cử đã trở thành phong trào.
Năm nay, số lượng thí sinh và phụ huynh đến cầu may đông đặc biệt, khiến ban quản lý khu cổ tích cho phép gửi xe vào sâu tận vườn Giám. Lo đầu rùa và bia tiến sĩ mòn vẹt dưới bàn tay khoảng vài chục ngàn người sau 10 ngày thi, ban quản lý cẩn thận huy động thanh niên tình nguyện từ các trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền túc trực tại hai dãy bia, nhắc nhở thí sinh đừng nên miết mạnh lên đầu các "cụ" rùa và bia tiến sĩ.
Các tân sinh viên tương lai người này nhìn người kia, đồng loạt thực hiện đầy đủ các động tác, từ xoa đầu rùa, xoa bia tiến sĩ và xoa lên trán mình. Nhiều thí sinh tỉnh xa mua những quyển sách nhỏ bằng lòng bàn tay có nội dung hướng dẫn hiểu biết về khu di tích để tìm bằng được bia tiến sĩ... cùng quê với mình. Nghiêm trang đứng chắp tay, trong lòng các bạn hẳn đang ước mong cháy bỏng được đỗ trong kỳ thi quan trọng này, có ngày "vinh quy bái tổ".— Tác giả Phương Liên, kí sự Sờ đầu rùa, báo Thanh Niên, 2007
Tham khảo
Liên kết
- ↑ Michael Sullivan (1962), The Birth of Landscape Painting in China, University of California Press, tr. 26–, GGKEY:APYE9RBQ0TH
- ↑ Michael Sullivan (1980), Chinese landscape painting, University of California Press, tr. 26
- ↑ Wesley M. Wilson (ngày 1 tháng 2 năm 1997), Ancient civilizations, religions, Africa, Asia, world problems & solutions, Professional Press, tr. 192
- ↑ Arthur Cotterell (ngày 31 tháng 8 năm 2011), China: A History, Random House, tr. 104–, ISBN 978-1-4464-8447-0
- ↑ A Consultant Report to The University Grants Committee of Hong Kong
- ↑ 용재총화 (慵齋叢話)
- ↑ Lập Quốc Học viện và Giảng Võ đường
- ↑ Bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám góp phần vinh danh văn hiến Việt Nam
- ↑ Những trường học ở Thăng Long xưa
- ↑ Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trang chủ
- ↑ Sờ đầu rùa tại Văn Miếu
- ↑ Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế - Trang chủ
Tài liệu
- Ebrey, Patricia Buckley (1999). The Cambridge Illustrated History of China. Cambridge : Cambridge University Press.
- Yuan, Zheng. "Local Government Schools in Sung China : A Reassessment", History of Education Quarterly (Volume 34, Number 2 ; Summer 1994) : 193–213.
Tư liệu
- Quốc văn
- Lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Vẻ đẹp bị lãng quên ở Huế
- Sờ đầu rùa tại Văn Miếu : Cầu may thiếu ý thức
- Quá tải sờ đầu rùa ở Văn Miếu trước ngày thi
- Hành vi báng bổ tại cổ tích
- Vã mồ hôi ngăn thí sinh sờ đầu rùa ở Văn Miếu
- Đến Văn Miếu xin đừng sờ đầu rùa
- Thí sinh vượt hàng rào xoa đầu rùa đá ở Văn Miếu trước kỳ thi THPT quốc gia
- Hàng ngàn phụ huynh và sĩ tử sờ đầu rùa cầu may trước kỳ thi THPT
- Ngoại văn