Dòng 1: | Dòng 1: | ||
'''Jerusalem''' là thành thị quốc tế hóa hiện phân quyền kiểm soát cho hai quốc gia [[Yisrael|Yisra'el]] và [[Filastin|Filasṭīn]]. Ngay từ cổ đại, thành phố được coi là thánh địa của chư giáo [[Avraham]], nên đến nay vẫn là tụ điểm tranh chấp phức tạp nhất thế giới. | '''Jerusalem''' là thành thị quốc tế hóa hiện phân quyền kiểm soát cho hai quốc gia [[Yisrael|Yisra'el]] và [[Filastin|Filasṭīn]]. Ngay từ cổ đại, thành phố được coi là thánh địa của chư giáo [[Avraham]], nên đến nay vẫn là tụ điểm tranh chấp phức tạp nhất thế giới. | ||
==Nguyên tự== | ==Nguyên tự== | ||
− | Theo truyền thống, địa danh Jerusalem có nhiều lối kí âm trong ngữ hệ [[Canaan]], nhưng đều khởi phát từ | + | Theo truyền thống, địa danh Jerusalem có nhiều lối kí âm trong ngữ hệ [[Canaan]], nhưng đều khởi phát từ danh vị thần [[Shalim]], mà người [[Do Thái]] hiện đại tái diễn giải là "hòa bình" (shalom). Hiện có mấy cách kí âm phổ dụng nhất : |
* [[Tiếng Latin]] : Hierosolyma | * [[Tiếng Latin]] : Hierosolyma | ||
* [[Tiếng Hi Lạp]] : Ιερουσαλήμ (Hierousalēm) | * [[Tiếng Hi Lạp]] : Ιερουσαλήμ (Hierousalēm) | ||
Dòng 12: | Dòng 12: | ||
Bắt đầu từ triều đại [[David]] (1000 năm trước [[Công lịch]]), Jerusalem làm thủ phủ của các quốc gia [[Do Thái giáo]]. Nhìn chung, Jerusalem trở nên trọng yếu nhờ địa thế đồng bằng cho phép phát triển thương nghiệp tới cực đại. | Bắt đầu từ triều đại [[David]] (1000 năm trước [[Công lịch]]), Jerusalem làm thủ phủ của các quốc gia [[Do Thái giáo]]. Nhìn chung, Jerusalem trở nên trọng yếu nhờ địa thế đồng bằng cho phép phát triển thương nghiệp tới cực đại. | ||
− | Sau thời gian dài bị [[ | + | Sau thời gian dài bị [[đế quốc La Mã]] đô hộ, Jerusalem lại nổi lên là trung tâm của các tín ngưỡng khởi phát từ [[Avraham]], nên càng dễ thành chiến địa của nhiều thế lực ven bờ [[Địa Trung Hải]]. |
Tình hình chỉ lắng dần trong thời [[Đế quốc Osmānīye]] thống trị, rồi tới [[Đế quốc Anh]] bảo hộ. | Tình hình chỉ lắng dần trong thời [[Đế quốc Osmānīye]] thống trị, rồi tới [[Đế quốc Anh]] bảo hộ. |
Phiên bản lúc 19:05, ngày 13 tháng 10 năm 2020
Jerusalem là thành thị quốc tế hóa hiện phân quyền kiểm soát cho hai quốc gia Yisra'el và Filasṭīn. Ngay từ cổ đại, thành phố được coi là thánh địa của chư giáo Avraham, nên đến nay vẫn là tụ điểm tranh chấp phức tạp nhất thế giới.
Nguyên tự
Theo truyền thống, địa danh Jerusalem có nhiều lối kí âm trong ngữ hệ Canaan, nhưng đều khởi phát từ danh vị thần Shalim, mà người Do Thái hiện đại tái diễn giải là "hòa bình" (shalom). Hiện có mấy cách kí âm phổ dụng nhất :
- Tiếng Latin : Hierosolyma
- Tiếng Hi Lạp : Ιερουσαλήμ (Hierousalēm)
- Tiếng Arab : أْوْرْسَـالِـم (Ūrsālim), القُدس (Al-Quds / thánh địa)
- Tiếng Hebrew : ירושלים (Yerushaláyim)
- Tiếng Anh : Jerusalem
Lịch sử
Từ 4500-3500 năm trước Công lịch, Jerusalem đã sớm nằm trong những địa điểm tụ cư hệ trọng nhất thế giới. Thành phố được người Cổ Ai Cập và các thị tộc Canaan thay nhau chiếm cứ rồi dựng bằng những đá tảng lớn.
Bắt đầu từ triều đại David (1000 năm trước Công lịch), Jerusalem làm thủ phủ của các quốc gia Do Thái giáo. Nhìn chung, Jerusalem trở nên trọng yếu nhờ địa thế đồng bằng cho phép phát triển thương nghiệp tới cực đại.
Sau thời gian dài bị đế quốc La Mã đô hộ, Jerusalem lại nổi lên là trung tâm của các tín ngưỡng khởi phát từ Avraham, nên càng dễ thành chiến địa của nhiều thế lực ven bờ Địa Trung Hải.
Tình hình chỉ lắng dần trong thời Đế quốc Osmānīye thống trị, rồi tới Đế quốc Anh bảo hộ.
Giai đoạn 1948 - 1967, địa bàn Jerusalem được phân cho hai chính thể Yisra'el và Al-ʾUrdunn. Hai quốc gia này liên tục giao tranh để chiếm quyền kiểm soát từng phần đến toàn diện tích thành phố.
Kể từ thập niên 1970, Al-ʾUrdunn nhượng hoàn toàn Tây ngạn sông Al-Urdun và Tử Hải cho chính thể Filasṭīn. Tới nay, cả Yisra'el và Filasṭīn đều tuyên bố Jerusalem là thủ đô hòng tận dụng ưu thế của thành thị ngàn năm này.