Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Clark Leonard Hull”
(Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Clark Leonard Hull''' (1884 - 1952) là một Nhà tâm lý học người Mỹ, một trong những đại diện chính của trường phái…”)
 
 
Dòng 1: Dòng 1:
{{sơ}}'''Clark Leonard Hull''' (1884 - 1952) là một Nhà tâm lý học người Mỹ, một trong những đại diện chính của trường phái Chủ nghĩa hành vi mới (Neobehaviorist school), người đã tìm cách giải thích việc học và động lực bằng các quy luật khoa học về hành vi.  
+
[[File:CLARK LEONARD HULL (1884 - 1952).jpg|thumb|CLARK LEONARD HULL (1884 - 1952)]]{{sơ}}'''Clark Leonard Hull''' (1884 - 1952) là một Nhà tâm lý học người Mỹ, một trong những đại diện chính của trường phái Chủ nghĩa hành vi mới (Neobehaviorist school), người đã tìm cách giải thích việc học và động lực bằng các quy luật khoa học về hành vi.  
  
 
Hull được biết đến nhiều nhất với hiệu ứng hoặc giả thuyết “độ dốc mục tiêu”, trong đó động vật dành sự nỗ lực không cân xứng trong giai đoạn cuối cùng để đạt được đối tượng. Hull cũng được biết đến nhiều bởi Lý thuyết giảm động lực, Thuyết hành vi và những nghiên cứu về thôi miên.   
 
Hull được biết đến nhiều nhất với hiệu ứng hoặc giả thuyết “độ dốc mục tiêu”, trong đó động vật dành sự nỗ lực không cân xứng trong giai đoạn cuối cùng để đạt được đối tượng. Hull cũng được biết đến nhiều bởi Lý thuyết giảm động lực, Thuyết hành vi và những nghiên cứu về thôi miên.   

Bản hiện tại lúc 14:45, ngày 16 tháng 11 năm 2022

CLARK LEONARD HULL (1884 - 1952)

Clark Leonard Hull (1884 - 1952) là một Nhà tâm lý học người Mỹ, một trong những đại diện chính của trường phái Chủ nghĩa hành vi mới (Neobehaviorist school), người đã tìm cách giải thích việc học và động lực bằng các quy luật khoa học về hành vi.

Hull được biết đến nhiều nhất với hiệu ứng hoặc giả thuyết “độ dốc mục tiêu”, trong đó động vật dành sự nỗ lực không cân xứng trong giai đoạn cuối cùng để đạt được đối tượng. Hull cũng được biết đến nhiều bởi Lý thuyết giảm động lực, Thuyết hành vi và những nghiên cứu về thôi miên.

Gia đình và học tập[sửa]

Clark L. Hull sinh ra trong một trang trại nông thôn gần Akron, New York, vào ngày 24 tháng 5 năm 1884. Ông học cao học trong một năm ở West Saginaw, Michigan và Cao đẳng Alma. Việc học của Hull gián đoạn bởi những cơn sốt thương hàn và bệnh bại liệt, khiến ông tạm dừng để xem xét các lựa chọn nghề nghiệp. Hull đã quyết định học Tâm lý học. Sau đó Hull trúng tuyển Đại học Michigan, lấy bằng cử nhân và tiếp tục học tại Đại học Wisconsin, nhận bằng tiến sĩ năm 1918.

Khi giảng dạy tại Đại học Wisconsin, Hull lúc đầu đã bị giằng xé giữa hai trường phái tư tưởng tâm lý chiếm ưu thế vào thời điểm đó: Chủ nghĩa hành vi sơ khai và Tâm lý học Gestalt. Không lâu Hull quyết định ủng hộ Chủ nghĩa hành vi. Sau một dự án thử nghiệm về hiệu quả ảnh hưởng của thuốc lá đến trí óc và vận động, Hull đã có cơ hội để dạy một khóa học về tâm lý kiểm tra và đo lường, mà sau này Hull phát triển thành cuốn sách Aptitude Testing (1928).

Năm 1929, Hull trở thành giáo sư nghiên cứu Tâm lý học tại Viện Tâm lý học tại Đại học Yale, sau đó được đổi thành Viện Quan hệ Con người. Từ kết quả nghiên cứu của mình, Hull đã đưa ra kết luận quan trọng về quan điểm tâm lý đối với khoa học tự nhiên. Theo kết luận này các luật cơ bản của tâm lý có thể diễn đạt được về mặt định lượng bằng các phương trình thông thường. Định lượng đó thậm chí là quy luật đối với hành vi của các nhóm nói chung và nó có thể được suy ra từ các phương trình chính giống nhau. Mười năm tiếp Hull và đồng nghiệp đã thực hiện nhiều dự án không chỉ đối với kiểm tra năng khiếu, mà còn đối với các thí nghiệm về học tập, lý thuyết hành vi và thôi miên.

Đóng góp[sửa]

Khái niệm cơ bản của Hull là khái niệm “động lực”. Nghiên cứu định lượng về hệ thống, dựa trên lý thuyết củng cố (kích thích - phản ứng) và sử dụng các khái niệm “giảm động lực”, “can thiệp các biến số” được các nhà tâm lý học đánh giá cao trong những năm 1940 vì tính khách quan của nó. Lý thuyết giảm động lực của Hull đóng vai trò là một lý thuyết chung về học tập và đã giúp truyền cảm hứng cho công việc của các nhà nghiên cứu khác.

Hull là nhà tâm lý học đầu tiên tiếp cận thôi miên với phương pháp định lượng (theo thông lệ phương pháp này được sử dụng trong tâm lý học thực nghiệm). Sự kết hợp các phương pháp thực nghiệm và các hiện tượng được cung cấp bởi thôi miên mang lại nhiều chủ đề hấp dẫn để thử nghiệm một số vấn đề của sinh viên. Hull thể hiện lý thuyết học tập về mặt định lượng bằng các phương trình mà ông đã suy ra từ một phương pháp chia tỷ lệ ban đầu của L.L. Thurstone. Trong cuốn sách cuối cùng của mình Hệ thống hành vi (A Behavior System, 1952), Hull áp dụng các nguyên tắc của mình vào hành vi của những người độc thân. Hệ thống của Hull là một cột mốc quan trọng trong lịch sử Tâm lý học lý thuyết.

Trong bảng xếp hạng năm 2002 về một số nhà tâm lý học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX, Hull được xếp hạng là nhà tâm lý học lỗi lạc thứ 21 và là một nhà tâm lý học được trích dẫn nhiều nhất trong thế kỷ XX. Clark L. Hull chết vào ngày 10 tháng 5 năm 1952 tại New Haven, Connecticut.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Kazdin A.E. (Editor in chief), Encyclopedia of Psychology: 8 volume set, APA Publishing, Oxford University Press, Vol. 7, 2000, pp. 87 - 91.
  2. Strickland B. (Executive editor), The Gale Encyclopedia of Psychology, Gale Group, 2001, pp. 199.
  3. Freedheim D.K., Handbook of Psychology, Vol. 1, History of Psychology, John Wiley & Sons, 2003, pp. 124 - 125.
  4. W. Edward Craighead and Charles B. Nemeroff (Editors), The Concise Corsini Encyclopedia of Psychology and Behavioral Science, Published by John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey, Third edition, 2004, pp. 156 - 157.