(Tạo trang mới với nội dung “thumb|Đại tướng Phan Văn Giang từ 8 tháng 4 năm 2021{{sơ}}'''Bộ trưởng Bộ Quốc phòng''' là chức vụ…”) |
|||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
− | [[File:Phan Văn Giang.jpg|thumb|Đại tướng Phan Văn Giang | + | [[File:Phan Văn Giang.jpg|thumb|Đại tướng Phan Văn Giang ]]{{sơ}}'''Bộ trưởng Bộ Quốc phòng''' là chức vụ đứng đầu Bộ Quốc phòng, thành viên của chính phủ, có nhiệm vụ, quyền hạn do hiến pháp, pháp luật quy định đối với mỗi nước. |
Chức danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra đời cùng với sự ra đời của Bộ Quốc phòng, xuất hiện vào khoảng những năm 1920 của thế kỉ XX tại các quốc gia tư bản chủ nghĩa, sau được phổ biến gần 150 quốc gia trên toàn thế giới. | Chức danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra đời cùng với sự ra đời của Bộ Quốc phòng, xuất hiện vào khoảng những năm 1920 của thế kỉ XX tại các quốc gia tư bản chủ nghĩa, sau được phổ biến gần 150 quốc gia trên toàn thế giới. |
Bản hiện tại lúc 14:38, ngày 2 tháng 11 năm 2022
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ đứng đầu Bộ Quốc phòng, thành viên của chính phủ, có nhiệm vụ, quyền hạn do hiến pháp, pháp luật quy định đối với mỗi nước.
Chức danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra đời cùng với sự ra đời của Bộ Quốc phòng, xuất hiện vào khoảng những năm 1920 của thế kỉ XX tại các quốc gia tư bản chủ nghĩa, sau được phổ biến gần 150 quốc gia trên toàn thế giới.
Một số nước như Mĩ, Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Nhật Bản..., Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là quan chức dân sự, với nhiệm vụ quản lí nhà nước về quốc phòng, không trực tiếp chỉ huy quân đội (lực lượng vũ trang). Các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên…, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là tướng lĩnh, ngoài chức năng nhiệm vụ quản lí nhà nước về quốc phòng còn trực tiếp chỉ huy quân đội (lực lượng vũ trang).
Ở Việt Nam, sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Bộ Quốc phòng được thành lập. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội về lĩnh vực quản lý quốc phòng, chủ yếu phụ trách công tác hành chính quân sự (không trực tiếp chỉ huy quân đội và dân quân). Việc chỉ huy quân đội và dân quân do Ủy ban kháng chiến toàn quốc (sau đổi là Quân sự Ủy viên Hội, Bộ Tổng chỉ huy, Bộ Tổng tư lệnh) nắm giữ. Từ cuối năm 1948, sau khi hợp nhất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng chỉ huy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lí nhà nước về quốc phòng, trực tiếp chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ về xây dựng, huấn luyện và tác chiến. Theo Thông tư số 52/2017/TT-BQP ngày ngày 10.3.2017 của Bộ Quốc phòng về Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng và Luật Quốc phòng Việt Nam, do Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV thông qua tại kì họp thứ 5 ngày 18.6.2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Quốc phòng, vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự; người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nới có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2019, chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là một trong những chức danh quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, thường là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam qua các thời kì: Chu Văn Tấn (8.1945-3.1946), Phan Anh (3.1946-11.1946), Võ Nguyên Giáp (11.1946-8/1947; 7.1948-2.1980), Tạ Quang Bửu (8.1947-7.1948), Văn Tiến Dũng (2.1980- 2.1987), Lê Đức Anh (2.1987- 8.1991), Đoàn Khuê (8.1991- 12.1997), Phạm Văn Trà (12.1997- 6.2006), Phùng Quang Thanh (6.2007-4.2016), Ngô Xuân Lịch (4.2016-4.2021), Phan Văn Giang (từ 4/2021).
Tư liệu tham khảo[sửa]
- Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 2004.
- Bộ Quốc phòng, Thông tư số 52/2017/TT-BQP về Quy chế làm việc của BQP, 2017.
- Luật Quốc phòng Việt Nam 2018.
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2019.