(Tạo trang mới với nội dung “thumb|Một người lính Quân Giải phóng Miền Nam với súng AK, 1973{{sơ}}'''Ba sẵn sàng''' ph…”) |
|||
Dòng 18: | Dòng 18: | ||
# Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2002. | # Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2002. | ||
# Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004. | # Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004. | ||
+ | # Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ 1954-1975, Tập 4, Cuộc đụng đầu lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013. | ||
+ | # Phong trào Ba sẵn sàng - một sáng tạo, niềm tự hào của thanh niên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 2014; | ||
+ | # Ngô Thị Khánh: Ba sẵn sàng phong trào hành động cách mạng tiêu biểu của thanh niên miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 10.2019. | ||
+ | # Tạp chí Tuyên Giáo, Kỷ niệm 50 năm phong trào Ba sẵn sàng. | ||
[[Thể loại: Quốc phòng]] | [[Thể loại: Quốc phòng]] |
Bản hiện tại lúc 15:20, ngày 1 tháng 11 năm 2022
Ba sẵn sàng phong trào hành động cách mạng của thanh niên miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, do Thành đoàn Hà Nội khởi xướng và phát động (8.1964).
Năm 1964, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam để tiến hành chiến tranh cục bộ, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong hoàn cảnh đó, lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường và khí thế cách mạng của tuổi trẻ được dâng cao. Để tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của thanh niên, đầu năm 1964, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phát động phong trào “Ba bất kỳ” (Tam bất kỳ) với nội dung: đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần; làm bất cứ việc gì mà Đảng và nhân dân yêu cầu; bất kỳ chế độ hưởng thụ nào cũng chấp nhận. Tháng 5.1964, Ban Chấp hành Đoàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội họp thống nhất đổi tên phong trào “Ba bất kỳ” thành phong trào “Ba sẵn sàng” và phát động trong toàn trường. Từ đó, khí thế Ba sẵn sàng của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhanh chóng lan rộng đến các cơ sở Đoàn Thanh niên trên toàn Thủ đô. Ngày 7.8.1965, tại Thành đoàn Hà Nội số 43 Lý Thái Tổ (nay là trụ sở Thành ủy Hà Nội), Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Lao động Hà Nội họp và thống nhất phát động phong trào Ba sẵn sàng trong thanh niên Thủ đô với ba nội dung: sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm; sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang nhân dân; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần. Tối ngày 9.8.1964, tại Hội trường Bộ Công nghiệp nặng, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội chính thức phát động phong trào thanh niên Ba sẵn sàng trong toàn thành phố với sự tham gia của hơn 260 nghìn thanh niên xuống đường, mít tinh phản đối hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, biểu thị quyết tâm sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng và Tổ quốc giao cho. Hưởng ứng Ba sẵn sàng, tại Hà Nội, trong tuần đầu tiên đã có hơn 80 nghìn thanh niên đăng ký tham gia lực lượng vũ trang nhân dân; sau một tháng, có 200 nghìn người đăng ký thực hiện Ba sẵn sàng, trong đó có 70 nghìn người tình nguyện nhập ngũ. Từ Hà Nội, phong trào nhanh chóng lan rộng đến các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, sau đó mở rộng ra toàn miền Bắc.
Trước khí thế của tuổi trẻ Thủ đô và thanh niên miền Bắc, tháng 3.1965, Hội nghị lần thứ 9 (Khóa III) Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam quyết định đẩy mạnh phong trào Ba sẵn sàng thành cao trào cách mạng của tuổi trẻ miền Bắc, mở rộng nhiệm vụ của đoàn và phong trào thanh niên lên tầm cao hơn cả trong sản xuất, bảo vệ sản xuất, trong chiến đấu sẵn sàng chiến đấu, trong học tập và rèn luyện. Từ đó, nội dung phong trào Ba sẵn sàng được bổ sung, hoàn thiện với ba nội dung là: sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng ngập ngũ; sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.
Tháng 5.1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh Động viên thời chiến, ngay sau khi Sắc lệnh được công bố, trong tháng đầu tiên đã có 150 nghìn thanh niên tình nguyện tham gia quân đội; trong năm 1965, gần 200 nghìn người được động viên vào quân đội. Khi Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định thành lập Đội Thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước (6.1965), trên 100 nghìn thanh niên nam, nữ xung phong đến những nơi khó khăn, ác liệt; tham gia mở đường, bảo đảm giao thông vận tải chi viện cho tiến tuyến. Từ khi phát động đến tháng 4.1975, có hơn 4 triệu thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sản xuất và công tác trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Trong thư gửi cho thanh niên (2.9.1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “... theo tiếng gọi của Tổ quốc, thanh niên cả nước ta càng giương cao ngọn cờ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều thành tích xuất sắc. Hàng triệu thanh niên miền Bắc đã hăng hái tham gia phong trào “Ba sẵn sàng”. Hàng vạn cháu trai và gái đã tình nguyện vào các đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước”. Hội nghị Đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh ngày 23.2.1971 khẳng định: “Hàng nghìn tập thể và cá nhân Ba sẵn sàng trong chiến đấu, phục vục chiến đấu, lao động sản xuất, học tập và xây cuộc sống mới đã trở thành những người Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng, Anh hùng Lao động và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân... Rất nhiều con người, sự việc và hành động anh hùng mà tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập, tự do, cho chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho những phẩm chất cao đẹp của thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh”. Thành công của phong trào cũng là công tác thanh vận của Đảng, “qua phong trào Ba sẵn sàng của miền Bắc và “Năm xung phong” ở miền Nam, đã đưa hàng triệu thanh niên đi vào mũi nhọn của cuộc chiến đấu, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngày nay, Ba sẵn sàng vẫn là niềm tự hào, nguồn cổ vũ, động viên các thế hệ trẻ Việt Nam tiếp tục phát huy tài năng, nhiệt huyết, xung kích, sáng tạo trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các phong trào thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ Đại hội đến Đại hội, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999.
- Từ điển Bách khoa Phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, 2002.
- Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2002.
- Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
- Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ 1954-1975, Tập 4, Cuộc đụng đầu lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.
- Phong trào Ba sẵn sàng - một sáng tạo, niềm tự hào của thanh niên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 2014;
- Ngô Thị Khánh: Ba sẵn sàng phong trào hành động cách mạng tiêu biểu của thanh niên miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 10.2019.
- Tạp chí Tuyên Giáo, Kỷ niệm 50 năm phong trào Ba sẵn sàng.