Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Tính tẩu”
(Tạo trang mới với nội dung “thumb|Thầy then trình diễn nghi lễ Lẩu Then{{sơ}}'''Tính tẩu''' tên một nhạc…”)
 
 
Dòng 1: Dòng 1:
[[File:Thầy then trình diễn nghi lễ Lẩu Then.jpg|thumb|Thầy then trình diễn nghi lễ Lẩu Then]]{{sơ}}'''Tính tẩu''' tên một nhạc cụ sử dụng trong diễn xướng nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam và một số địa phương người Choang của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Các tên gọi khác như: “ăn tính”, “đàn tính”, “đàn then”,...
+
{{sơ}}'''Tính tẩu''' tên một nhạc cụ sử dụng trong diễn xướng nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam và một số địa phương người Choang của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Các tên gọi khác như: “ăn tính”, “đàn tính”, “đàn then”,...
  
 
Trong tiếng Tày, Thái “tính” nghĩa là đàn, “tẩu” nghĩa là bầu, “tính tẩu” nghĩa là “đàn bầu”. Tuy nhiên, cách gọi khá phổ biến hiện nay là “đàn tính” - pha trộn giữa tiếng Kinh và tiếng Tày, Thái. Nếu xét theo ngôn ngữ của người Tày, Thái thì cách gọi này  không chính xác.
 
Trong tiếng Tày, Thái “tính” nghĩa là đàn, “tẩu” nghĩa là bầu, “tính tẩu” nghĩa là “đàn bầu”. Tuy nhiên, cách gọi khá phổ biến hiện nay là “đàn tính” - pha trộn giữa tiếng Kinh và tiếng Tày, Thái. Nếu xét theo ngôn ngữ của người Tày, Thái thì cách gọi này  không chính xác.
Dòng 9: Dòng 9:
 
Thường một đệ tử Then Tày khi vào nghề sẽ được thầy làm đàn cho để học và làm nghề. Một cây đàn được thầy Then tỉ mỉ chọn lựa từ nguyên liệu đến quá trình chế tác, lắp ghép, tạo kiểu, trang trí,… mất rất nhiều thời gian và tâm sức, có khi mất cả năm mới làm xong.  
 
Thường một đệ tử Then Tày khi vào nghề sẽ được thầy làm đàn cho để học và làm nghề. Một cây đàn được thầy Then tỉ mỉ chọn lựa từ nguyên liệu đến quá trình chế tác, lắp ghép, tạo kiểu, trang trí,… mất rất nhiều thời gian và tâm sức, có khi mất cả năm mới làm xong.  
  
[[File:Đàn tính tẩu.jpg|thumb|Đàn tính tẩu]]
+
 
  
 
Thầy Then quan niệm: bầu đàn là tượng trưng cho mường Đất, cần đàn là tượng trưng cho mường Trời, còn kết nối mường Đất với mường Trời chính là thân đàn mà hư không địa giới được thầy Then hình dung là con đường đi lên mường Trời. Với tính tẩu 2 dây thì có quan niệm đó là dây Trời, dây Đất (hoặc dây Cha, dây Mẹ), còn tính tẩu 3 dây thì dây ở giữa là dây Người. Đầu cần đàn là tượng trưng cho uy quyền của các vị thần trên Trời nên được các thầy Then người Tày trang trí bằng các biểu tượng hoa sen, song mã, con phượng, đầu rồng, mũ Phật...Còn đầu cần đàn của người Thái được gọt chuốt cong như hình mỏ gà, theo giải thích có liên quan đến tục người Thái trắng tôn thờ gà.
 
Thầy Then quan niệm: bầu đàn là tượng trưng cho mường Đất, cần đàn là tượng trưng cho mường Trời, còn kết nối mường Đất với mường Trời chính là thân đàn mà hư không địa giới được thầy Then hình dung là con đường đi lên mường Trời. Với tính tẩu 2 dây thì có quan niệm đó là dây Trời, dây Đất (hoặc dây Cha, dây Mẹ), còn tính tẩu 3 dây thì dây ở giữa là dây Người. Đầu cần đàn là tượng trưng cho uy quyền của các vị thần trên Trời nên được các thầy Then người Tày trang trí bằng các biểu tượng hoa sen, song mã, con phượng, đầu rồng, mũ Phật...Còn đầu cần đàn của người Thái được gọt chuốt cong như hình mỏ gà, theo giải thích có liên quan đến tục người Thái trắng tôn thờ gà.

Bản hiện tại lúc 17:06, ngày 19 tháng 10 năm 2022

Tính tẩu tên một nhạc cụ sử dụng trong diễn xướng nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam và một số địa phương người Choang của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Các tên gọi khác như: “ăn tính”, “đàn tính”, “đàn then”,...

Trong tiếng Tày, Thái “tính” nghĩa là đàn, “tẩu” nghĩa là bầu, “tính tẩu” nghĩa là “đàn bầu”. Tuy nhiên, cách gọi khá phổ biến hiện nay là “đàn tính” - pha trộn giữa tiếng Kinh và tiếng Tày, Thái. Nếu xét theo ngôn ngữ của người Tày, Thái thì cách gọi này không chính xác.

Về thời điểm ra đời của tính tẩu, tác giả Nguyễn Thụy Loan căn cứ vào các cứ liệu khảo cổ học mà dự đoán tính tẩu có thể có mặt từ thời đại Hùng Vương, cuối thế kỷ III hoặc cuối thế kỷ II (TCN) . Còn theo các truyền thuyết dân gian người Tày, Thái thì tính tẩu lúc đầu được chế tác phục vụ nhu cầu giải trí (cây đàn 12 dây), sau đó được Pụt Luông (Phật lớn) truyền cho một cô gái trần gian có căn số làm Pụt để cứu nhân độ thế (cây đàn 6 dây). Thời kỳ nhà Mạc ở Cao Bằng, tính tẩu trở thành nhạc cụ phục vụ nghi lễ cung đình với sự ra đời hai dòng Then nữ (miền tây) và dòng Then nam (miền đông) ở Cao Bằng (cây đàn có 3 dây). Sau khi nhà Mạc tan rã, tính tẩu ra ngoài dân gian trở thành công cụ hành nghề của những người làm nghề thầy cúng (cây đàn 3 hoặc 2 dây) phổ biến ở các địa phương Việt Bắc.

Tính tẩu gồm các bộ phận chính: Bầu đàn (bầu cộng hưởng) làm bằng quả bầu khô; cần đàn làm từ thân những cây có đặc điểm mềm, dễ uốn như cây dâu rừng, cây thược mực (mạy mục) hoặc gỗ cây tằm; dây đàn gồm 2 hoặc 3 làm bằng sợi dây cước.

Thường một đệ tử Then Tày khi vào nghề sẽ được thầy làm đàn cho để học và làm nghề. Một cây đàn được thầy Then tỉ mỉ chọn lựa từ nguyên liệu đến quá trình chế tác, lắp ghép, tạo kiểu, trang trí,… mất rất nhiều thời gian và tâm sức, có khi mất cả năm mới làm xong.


Thầy Then quan niệm: bầu đàn là tượng trưng cho mường Đất, cần đàn là tượng trưng cho mường Trời, còn kết nối mường Đất với mường Trời chính là thân đàn mà hư không địa giới được thầy Then hình dung là con đường đi lên mường Trời. Với tính tẩu 2 dây thì có quan niệm đó là dây Trời, dây Đất (hoặc dây Cha, dây Mẹ), còn tính tẩu 3 dây thì dây ở giữa là dây Người. Đầu cần đàn là tượng trưng cho uy quyền của các vị thần trên Trời nên được các thầy Then người Tày trang trí bằng các biểu tượng hoa sen, song mã, con phượng, đầu rồng, mũ Phật...Còn đầu cần đàn của người Thái được gọt chuốt cong như hình mỏ gà, theo giải thích có liên quan đến tục người Thái trắng tôn thờ gà.

Tính tẩu được truyền qua nhiều đời, chỉ có người nối nghiệp làm Then mới được sử dụng. Chính vì vậy mà thầy Then rất trân quý và coi trọng việc bảo quản. Cây đàn sau khi làm lễ thường được treo ở gần ban thờ tổ hoặc trước ban thờ tổ vốn là nơi tôn nghiêm trong ngôi nhà. Mỗi khi đi làm lễ, thầy Then phải thắp hương xin phép tổ Then mang tính tẩu cùng các vật dụng hành nghề để đi “cứu nhân độ thế”. Ngày nay có thể đặt mua từ những cơ sở chế tác đàn, tuy nhiên, đàn mua về phục vụ nghi lễ phải báo cáo tổ Then trước khi sử dụng. Thầy Then khi tham gia Then văn nghệ sẽ sử dụng đàn khác. Còn khi đưa tính tẩu và các nghi lễ Then lên sân khấu, thầy Then phải làm lễ thắp hương xin phép tổ Then để tránh bị quở phạt. Học trò muốn dùng đàn của thầy cũng phải xin phép tổ Then.

Tính tẩu vốn mặc định là nhạc cụ gắn với nghi lễ Then. Thầy Then vì vậy vừa là thầy cúng lại vừa là một nghệ sĩ đàn và hát mô tả hành trình lên mường Trời dâng lễ. Nghi lễ Then vì vậy không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn thỏa mãn cả nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của những người tham dự.

Tùy từng dòng Then mà cách trình diễn tính tẩu khác nhau. Với Then Tày, khi làm lễ thầy Then khi đàn, hát sẽ gài chùm xóc là những quả chuông nhỏ vào ngón chân cái để đập nhịp, còn với Then Nùng thì thầy Then chỉ đàn, hát, có thêm một đệ tử xóc nhạc phục vụ. Ở Then Thái Trắng, có khi thầy Then chỉ hát và có người đệm tính tẩu và xóc nhạc riêng. Chùm xóc được coi là nhạc cụ bắt nhịp, tập hợp binh mã đồng thời được hình dung là tiếng vó ngựa của đoàn âm binh đi dâng lễ.

Âm nhạc tính tẩu của Then Tày có hai làn điệu cơ bản là “Tàng nặm” (đường nước) và “Tàng bốc” (đường trời), được các nghệ nhân sử dụng một cách sáng tạo trong quá trình diễn xướng của mình, tuỳ từng nơi mà giai điệu được thể hiện khác nhau. Ví dụ giai điệu trong Then Bắc Kạn, Thái Nguyên thiên về sự thì thầm trầm mặc, âm vực hẹp hơn so với Then Cao Bằng.

Trong quy trình một nghi lễ Then, việc sử dụng tính tẩu khá linh hoạt. Thường mở đầu thầy Then hát và đệm tính tẩu mô tả các nội dung trình việc, trình tổ, dâng hương, triệu tập binh mã. Đến khi đi đường thì kết hợp thêm với chùm xóc nhạc tượng trưng cho đoàn binh mã đi trên đường. Khi thầy đánh đàn, bàn tay phải gảy nhịp, bàn tay trái bấm các ngón di chuyển cao, thấp, cùng với phần gảy nhịp nhàng của tay phải tạo ra âm thanh để mô tả hành trình băng rừng, vượt thác, qua những con đường hiểm trở,… của đoàn dâng lễ. Tùy theo mục đích của mỗi lễ then mà đoàn dâng lễ phải vào các cửa thần linh khác nhau trên đường đi. Đến mỗi cửa thầy Then dừng đàn, hát để vào cửa khấn trình, dâng lễ, sau đó lại tiếp tục đàn hát, xóc nhạc đi tiếp. Kết thúc hành trình, thầy Then sử dụng một điệu nhạc “Tàng bốc” nhưng thong dong, thể hiện sự trở về trần gian một cách nhẹ nhàng, thảnh thơi.

Trong các trung lễ, đại lễ thì tính tẩu còn có thêm chức năng đệm cho các điệu múa chầu, múa chèo thuyền vượt biển,v.v… Cũng có khi thầy Then dùng tính tẩu làm đạo cụ để múa hoặc vừa đàn hát vừa nhảy múa cùng những người tham dự.

Từ sau 1945 tính tẩu với lời hát Then của người Tày đã được khai thác, phát huy phục vụ phong trào văn nghệ, từ đó mà dần hình thành nên loại hình hát Then văn nghệ phổ biến trong đời sống người dân cho đến hiện nay. Từ không gian nghi lễ ra không gian văn hóa đời thường, tính tẩu ngày nay đã trở thành một biểu tượng văn hóa của người Tày.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Nhiều tác giả, Mấy vấn đề về Then Việt Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1978.
  2. Nông Thị Nhình, Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2004.
  3. Nguyễn Thị Yên, Then Tày, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
  4. Nguyễn Thị Yên, Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.
  5. Nguyễn Thị Yên, Vàng Thị Ngoạn, Then giải hạn của người Thái Trắng ở thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2016.