(Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} (Short Sales) Bán khống là một cách kiếm lợi nhuận từ sự tụt giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phiếu…”) |
|||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
{{mới}} | {{mới}} | ||
− | ( | + | '''Bán khống''' (''short sales'') là một cách kiếm lợi nhuận từ sự tụt giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phiếu hay phái sinh trên thị trường chứng khoán. Phần lớn các nhà đầu tư mua chứng khoán nhằm kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá trong tương lai, nhưng phương pháp bán khống lại kiếm lợi nhuận nhờ vào việc giá chứng khoán giảm trong tương lai. Để thu lợi từ việc giá chứng khoán đi xuống, người bán khống có thể vay chứng khoán để bán đi tại thời điểm hiện tại, với kỳ vọng chứng khoán đó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán khống có thể mua lại với mức giá thấp hơn và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá bán và mua. |
− | |||
− | |||
Một nhà đầu tư muốn bán khống chứng khoán cần phải tìm một đối tác có nhu cầu cho vay chứng khoán (có thể là môi giới chứng khoán, nhà đầu tư nhỏ lẻ/có tổ chức, nhà tạo lập thị trường). Sau khi thỏa thuận cho vay chứng khoán đã được 2 bên chấp thuận, bên cho vay sẽ chuyển giao tài sản là chúng khoán cho bên vay, và bên vay có nhiệm vụ chuyển giao tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vay cho công ty môi giới chứng khoán của bên cho vay. Tài sản đảm bảo này thường là một mức ký quỹ theo tỷ lệ của giá trị thị trường của chứng khoán đó và bên đi vay sẽ phải đảm bảo đạt mức ký quỹ này khi giá trị thị trường của chứng khoán đó lên hoặc xuống. Ngoài ra, người vay chứng khoán cũng phải trả cho người cho vay một khoản tương tự như lãi vay, và người cho vay chứng khoán vẫn có quyền được nhận các lợi ích từ chứng khoán đó (cổ tức, phát hành riêng lẻ,v.v…). | Một nhà đầu tư muốn bán khống chứng khoán cần phải tìm một đối tác có nhu cầu cho vay chứng khoán (có thể là môi giới chứng khoán, nhà đầu tư nhỏ lẻ/có tổ chức, nhà tạo lập thị trường). Sau khi thỏa thuận cho vay chứng khoán đã được 2 bên chấp thuận, bên cho vay sẽ chuyển giao tài sản là chúng khoán cho bên vay, và bên vay có nhiệm vụ chuyển giao tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vay cho công ty môi giới chứng khoán của bên cho vay. Tài sản đảm bảo này thường là một mức ký quỹ theo tỷ lệ của giá trị thị trường của chứng khoán đó và bên đi vay sẽ phải đảm bảo đạt mức ký quỹ này khi giá trị thị trường của chứng khoán đó lên hoặc xuống. Ngoài ra, người vay chứng khoán cũng phải trả cho người cho vay một khoản tương tự như lãi vay, và người cho vay chứng khoán vẫn có quyền được nhận các lợi ích từ chứng khoán đó (cổ tức, phát hành riêng lẻ,v.v…). | ||
Dòng 10: | Dòng 8: | ||
Các rủi ro của việc bán khống: Các rủi ro của ban khống bao gồm việc nhà đầu tư phải xác định các chứng khoán đang được định giá quá cao, tìm được đối tác cho vay đúng loại chứng khoán đó trên thị trường, đảm bảo mức ký quỹ khi vay chứng khoán và trả các khoản lãi vay chứng khoán trong suốt quá trình vay (có thể là rất lâu). Ngoài các rủi ro cơ bản trên, các nhà đầu tư bán khống cũng sẽ phải chịu các rủi ro liên quan đến sự thay đổi chính sách và quy định liên quan đến cho vay và bán khống chứng khoán tại thị trường chứng khoán đó, các rủi ro liên quan đến việc yêu cầu thu hồi chứng khoán của bên cho vay, và rủi ro liên quan đến việc thay đổi lãi vay. Nhìn chung, lợi nhuận đến từ việc bán khống có thể là vô hạn nhưng khả năng lỗ khi giá chứng khoán tăng cũng có thể là vô hạn, kèm theo đó là các chi phí từ vay chứng khoán. | Các rủi ro của việc bán khống: Các rủi ro của ban khống bao gồm việc nhà đầu tư phải xác định các chứng khoán đang được định giá quá cao, tìm được đối tác cho vay đúng loại chứng khoán đó trên thị trường, đảm bảo mức ký quỹ khi vay chứng khoán và trả các khoản lãi vay chứng khoán trong suốt quá trình vay (có thể là rất lâu). Ngoài các rủi ro cơ bản trên, các nhà đầu tư bán khống cũng sẽ phải chịu các rủi ro liên quan đến sự thay đổi chính sách và quy định liên quan đến cho vay và bán khống chứng khoán tại thị trường chứng khoán đó, các rủi ro liên quan đến việc yêu cầu thu hồi chứng khoán của bên cho vay, và rủi ro liên quan đến việc thay đổi lãi vay. Nhìn chung, lợi nhuận đến từ việc bán khống có thể là vô hạn nhưng khả năng lỗ khi giá chứng khoán tăng cũng có thể là vô hạn, kèm theo đó là các chi phí từ vay chứng khoán. | ||
− | + | ==Tài liệu tham khảo== | |
− | + | *Dechow, P.M., Hutton, A.P., Meulbroek, L. and Sloan, R.G., Short-sellers, Fundamental Analysis, and Stock Returns,Journal of Financial Economics, 61(1), pp.77-106, 2001. | |
− | + | *Frank J. Fabozzi, Short Selling: Strategies, Risks, and Rewards, 2004. | |
− | + | *Engelberg, J.E., Reed, A.V. and Ringgenberg, M.C., Short‐Selling Risk,The Journal of Finance, 2014. | |
− | |||
− | |||
− |
Bản hiện tại lúc 10:13, ngày 23 tháng 4 năm 2021
Bán khống (short sales) là một cách kiếm lợi nhuận từ sự tụt giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phiếu hay phái sinh trên thị trường chứng khoán. Phần lớn các nhà đầu tư mua chứng khoán nhằm kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá trong tương lai, nhưng phương pháp bán khống lại kiếm lợi nhuận nhờ vào việc giá chứng khoán giảm trong tương lai. Để thu lợi từ việc giá chứng khoán đi xuống, người bán khống có thể vay chứng khoán để bán đi tại thời điểm hiện tại, với kỳ vọng chứng khoán đó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán khống có thể mua lại với mức giá thấp hơn và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá bán và mua.
Một nhà đầu tư muốn bán khống chứng khoán cần phải tìm một đối tác có nhu cầu cho vay chứng khoán (có thể là môi giới chứng khoán, nhà đầu tư nhỏ lẻ/có tổ chức, nhà tạo lập thị trường). Sau khi thỏa thuận cho vay chứng khoán đã được 2 bên chấp thuận, bên cho vay sẽ chuyển giao tài sản là chúng khoán cho bên vay, và bên vay có nhiệm vụ chuyển giao tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vay cho công ty môi giới chứng khoán của bên cho vay. Tài sản đảm bảo này thường là một mức ký quỹ theo tỷ lệ của giá trị thị trường của chứng khoán đó và bên đi vay sẽ phải đảm bảo đạt mức ký quỹ này khi giá trị thị trường của chứng khoán đó lên hoặc xuống. Ngoài ra, người vay chứng khoán cũng phải trả cho người cho vay một khoản tương tự như lãi vay, và người cho vay chứng khoán vẫn có quyền được nhận các lợi ích từ chứng khoán đó (cổ tức, phát hành riêng lẻ,v.v…).
Ví dụ: Giả sử công ty A có thị giá cổ phiếu ở mức 10.000 VNĐ/cổ phiếu. Một nhà đầu tư có thể vay 100 cổ phiếu công ty A từ công ty chứng khoán B và bán đi ngay lập tức để thu về 1.000.000VNĐ. Nếu giá cổ phiếu của công ty A giảm xuống chỉ còn 8.000 VNĐ/cổ phiếu thì nhà đầu tư này chỉ phải bỏ ra 800.000VNĐ để mua lại 100 cổ phiếu và trả cho công ty chứng khoán B. Như vậy nhà đầu tư có lãi 200.000VNĐ. Mặc dù nhà đầu tư này sẽ phải trả ra một khoản lãi vay 100 cổ phiếu công ty A cho công ty chứng khoán B. Bằng cách này, nhà đầu tư vẫn có lãi, mặc dù thậm chí không có cả tiền đầu tư ban đầu.
Các rủi ro của việc bán khống: Các rủi ro của ban khống bao gồm việc nhà đầu tư phải xác định các chứng khoán đang được định giá quá cao, tìm được đối tác cho vay đúng loại chứng khoán đó trên thị trường, đảm bảo mức ký quỹ khi vay chứng khoán và trả các khoản lãi vay chứng khoán trong suốt quá trình vay (có thể là rất lâu). Ngoài các rủi ro cơ bản trên, các nhà đầu tư bán khống cũng sẽ phải chịu các rủi ro liên quan đến sự thay đổi chính sách và quy định liên quan đến cho vay và bán khống chứng khoán tại thị trường chứng khoán đó, các rủi ro liên quan đến việc yêu cầu thu hồi chứng khoán của bên cho vay, và rủi ro liên quan đến việc thay đổi lãi vay. Nhìn chung, lợi nhuận đến từ việc bán khống có thể là vô hạn nhưng khả năng lỗ khi giá chứng khoán tăng cũng có thể là vô hạn, kèm theo đó là các chi phí từ vay chứng khoán.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Dechow, P.M., Hutton, A.P., Meulbroek, L. and Sloan, R.G., Short-sellers, Fundamental Analysis, and Stock Returns,Journal of Financial Economics, 61(1), pp.77-106, 2001.
- Frank J. Fabozzi, Short Selling: Strategies, Risks, and Rewards, 2004.
- Engelberg, J.E., Reed, A.V. and Ringgenberg, M.C., Short‐Selling Risk,The Journal of Finance, 2014.