Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Gordon Allport”
(Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} (1897 – 1967) Tuổi thơ và gia đình Allport Gordon Willard sinh ngày 11 tháng 11 năm 1897 tại thành phố Montezuma, Indiana. Khi…”)
 
n (Tttrung đã đổi Allport gordon willard thành Allport Gordon Willard)
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 15:29, ngày 15 tháng 12 năm 2020

(1897 – 1967)

Tuổi thơ và gia đình

Allport Gordon Willard sinh ngày 11 tháng 11 năm 1897 tại thành phố Montezuma, Indiana. Khi Gordon lên sáu tuổi, gia đình ông chuyển đến định cư tại Cleveland, Ohio. Ngay từ khi còn nhỏ, Allport đã là một đứa trẻ rất thông minh, có năng khiếu. Năm 1915, ở tuổi 18, Allport vào học ở Đại học Harvard. Năm 1919, Allport nhận bằng cử nhân triết học và kinh tế, nhưng ông vẫn chưa quyết định về sự nghiệp tương lai của mình. Ông tham dự các khóa học về tâm lý, đạo đức xã hội và cả hai đối tượng đã gây ấn tượng lâu dài với ông. Sau đó Allport đã đi dạy Xã hội học và tiếng Anh tại Robert College ở Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ từ 1919-1920. Trở về Harvard, Allport nhanh chóng hoàn thành việc học và nhận bằng tiến sĩ tâm lý học vào năm 1922, ở tuổi 24

Năm 1926, Allport được phong học hàm phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Dartmouth, nơi ông làm việc cho đến năm 1930. Sau đó, ông nhận được lời mời từ Harvard để làm việc ở vị trí tương tự tại Khoa Quan hệ xã hội. Năm 1942, ông được trao danh hiệu giáo sư tâm lý học. Allport là nhà tâm lý học rất nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng rộng lớn của Đại học Harvard trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1967. Năm 1931, ông là thành viên của ủy ban thành lập Khoa Xã hội học Harvard. Năm 1939, ông được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA). Trong suốt sự nghiệp của mình, Allport là chủ tịch của nhiều tổ chức và hiệp hội. Năm 1943, ông được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Tâm lý học phương Đông và năm sau là chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Tâm lý học về các vấn đề xã hội. Năm 1963, Allport được trao Giải thưởng Huy chương Vàng của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Tiếp năm sau, ông nhận được giải thưởng cho những đóng góp khoa học xuất sắc từ APA. Allport mất năm 1967 do ung thư phổi, thọ 70 tuổi.

Lý thuyết nhân cách

Đóng góp lớn nhất cho Tâm lý học của Gordon Allport là lý thuyết nhân cách “khuynh hướng năng động”, một lý thuyết nhân cách theo hướng tiếp cận nhân văn và cá nhân. Phê phán, bác bỏ cách tiếp cận nghiên cứu nhân cách của Phân tâm học và Chủ nghĩa hành vi cùng nhiều học thuyết nhân cách đương thời nổi tiếng khác, ông nêu những luận điểm xuất phát của mình như sau: 1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học nhân cách phải là những người lớn, khỏe mạnh về tinh thần và thể chất, đang chủ động tiến hành những hoạt động nhằm đạt mục đích đã đề ra. 2. Nhân cách mỗi người mang tính độc đáo riêng (uniquenessoftheindividual), không có hai nhân cách giống hệt nhau. Hành vi của mỗi người, theo một cách nào đó diễn ra hoàn toàn không giống nhau; 3. Lý thuyết nhân cách “khuynh hướng cơ động” không phải là một sáng tạo mới hoàn toàn mà được phát triển trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý từ các lý thuyết nhân cách khác, nhưng được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu mới.

Khái niệm nhân cách: Để đưa ra định nghĩa về nhân cách, Allport đã nghiên cứu sâu hành vi của con người và nhận ra rằng chúng có hai loại: Loại thứ nhất, con người luôn chủ động tiến hành những hành vi trước hết để thỏa mãn nhu cầu cơ bản sinh học của mình, ông gọi đó là những hành vi cơ hội. Loại thứ hai, con người luôn chủ động, tích cực không chỉ tiếp thu, chấp nhận những tác động của đối tượng mà con chủ động chiếm lĩnh đối tượng, bắt đối tượng phải thích ứng với những phẩm chất, những thuộc tính của bản thân mình, ông gọi đó là hành vi biểu cảm. Trong nội dung của hành vi biểu cảm phát lộ ra những cấu tạo tâm sinh lý mà ban đầu ông gọi là “Nét nhân cách” (trait), những cấu tạo tâm lý năng động, có chức năng hóa giải, thu hợp các phản ứng lên kích thích của môi trường bên ngoài thành một phản ứng tương đương về chức năng của chủ thể. “Nét nhân cách” tương đối bền vững, nhờ đó người ta phân biệt được nhân cách của người này khác với ở người kia. Sau này, để phù hợp với nội dung của học thuyết, ông đổi tên “Nét nhân cách” thành “Khuynh hướng năng động” của nhân cách. Dựa theo ảnh hưởng của chúng lên nhân cách mỗi cá nhân, Allport chia ra hai loại khuynh hướng năng động:1.“Khuynh hướng năng động chung” cho nhiều người; 2. “Khuynh hướng năng động cá nhân” phản ánh đặc điểm nhân cách của một người. Khuynh hướng năng động cá nhân được định nghĩa là "Một cấu trúc thần kinh tổng quát (đặc thù với cá nhân), với khả năng diễn giải và xử lý nhiều kích thích tương đương về chức năng, để khởi động và dẫn dắt các hình thức nhất quán (tương đương) của hành vi thích nghi và phong cách". Năm 1961 ông nêu định nghĩa về nhân cách như sau:“Nhân cách là hệ thống những khuynh hướng năng động cá nhân đảm bảo cho chủ thể phản ứng với một hành vi giống nhau đối với tác động của nhiều kích thích khác nhau thông qua một hệ thống suy nghĩ và hành động của mình”. Khuynh hướng năng động cá nhân là sự tích hợp hoặc liên kết qua lại của các mặt khác nhau của cá nhân nên có thể thay đổi, vì vậy, nhân cách không phải là một cấu trúc tĩnh, mà luôn vận động, phát triển.

Sự phát triển nhân cách: TheoAllport, nhân cách trải qua 7 giai đoạn phát triển “cái tôi” ở mỗi cá nhân như sau:

1. Cảm giác cơ thể ( Bodilysense): Phát triển trong năm đầu đời của trẻ. Cơ thể luôn cung cấp cho chúng ta vật liệu để xây dựng nên cảm giác về cơ thể. Khi tôi bị thương ở cánh tay, tôi biết được máu và cái đau là của tôi. Chúng không thuộc về bất kỳ ai khác và mang lại cho tôi cảm giác cơ thể. Cảm giác này phát triển trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân.

2. Bản sắc riêng (Self-identity): Phát triển trong khoảng 2 đến 3 tuổi. Ở giai đoạn này trẻ hiểu “tôi” là ai, bao gồm những suy nghĩ và cảm xúc của cái “tôi”, cũng như những ký ức của “tôi” về “họ” và nhận thức của “tôi” về tất cả những điều gì là của “tôi”.

3. Lòng tự trọng (Self-esteem): Phát triển trong khoảng từ 3 đến 4 tuổi; đây là thời kỳ nhân cách tự cho mình là trung tâm. Nội dung phát triển của giai đoạn này kéo dài đến tận các giai đoạn sau.

4. Mở rộng cái tôi (Extension of self). Giai đoạn này diễn ra trong khoảng từ 4 đến 6 tuổi. Một số người và các đối tượng, sự kiện ở xung quanh cũng trở thành mối quan tâm của cái “tôi”; cảm thấy cần thiết cho sự tồn tại của “tôi”.

5. Hình ảnh bản thân (Self-image). Giai đoạn này phát triển từ 6 đến 12 tuổi. Trong giai đoạn này diễn ra sự hình thành của “tự nhận dạng bản thân” và sự thay đổi hình ảnh bản thân dưới ảnh hưởng của hoạt động và giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi học và với người lớn.

6. Thích ứng hợp lý ( Rationalself): Giai đoạn này phát triển từ 6 đến 12 tuổi. Lúc này trẻ đã nhận thức được sự độc đáo của mình và những ý tưởng về bản thân, biết được mình là chủ thể của phát triển.

7. Khát vọng riêng (Propriatestrivings): Phát triển sau 12 tuổi. Trái ngược với thời thơ ấu, giai đoạn này được coi là đặc biệt quan trọng khi thời điểm ý định có ý thức và kế hoạch định hướng tương lai xuất hiện thúc đẩy phát triển nhân cách.

Allport đã viết nhiều tác phẩm tâm lý học nổi tiếng như "Nhân cách: Lý giải từ góc độ tâm lý học" (1937); "Con người và tôn giáo của mình" (1950); "Trở thành nhân cách - Khái niệm cơ bản của tâm lý học nhân cách" (1955); "Xung đột về tính cách và xã hội" (1960); "Phong cách và sự phát triển cá nhân" (1961) và "Letters of Jenny" (1965). Ông cũng là đồng tác giả của hai Tests nhân cách được sử dụng rộng rãi: "Nghiên cứu phản ứng AS" (cùng với F. X. Allport, 1928) và "Nghiên cứu các giá trị" (đồng tác giả bởi P.E. Vernon, 1931); Cuốn tự truyện của ông được trình bày trong tập 5 của Lịch sử Tâm lý học trong Tự truyện (Allport, 1967, trang 3-25).

Với lý thuyết khuynh hướng năng động của nhân cách, Allport đã có đóng góp to lớn cho Tâm lý học nhân cách vì tính đúng đắn cũng như khả năng ứng dụng nó. Mặc dù chưa trở thành trường phái nhưng Allport đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà tâm lý học nhân cách khác như Kelly, Maslow và Rogers.

Tài liệu tham khảo

Vũ Dũng (Chủ biên). Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2008.

Hall C. S., Lindsey G. Theories of Personality. New York: John Wiley and Sons 1970.

Allport G. W.. Becoming: Basic consideration for a psychology of personality. New Heaven, CT: Yale University Press 1955.

Allport G. W. Pattern and grouth in personality. New York: Holt, Rinehart and Winston. 1961.

Allport G. W,. The general and the unique in psychological science. Journal of Personality, 30, 1962.

Allport G. W. An autobiography. In Boring G. E. & Lindzey G. (Eds.) A history of psychology in autobiography (Vol. 5) New York 1967.

Allport G. W. The person in psychology. Boston: Beacon Press 1968.

Baldwin A. F. Personal structure analysis: A statistical method for investigating the single personality. Journal of Abnormal and Social Psychology, 37. 1942

Elmes A. C. Uncovering lives. New York: Oxford Press 1994.

Feist J., Feist G. Theories of Personality, McGraw-Hill 1998.

With Floyd H. Allport. A-S Reaction Study. A Scale for Measuring Ascendance-Submission in Personality; Manual for Directions, Scoring Values, and Norms. Boston 1928.

“The Study of Personality by the Intuitive Method: An Experiment in Allport G. W. Personality: A psychological interpretation. New York: Henry Holt 1937.