(Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} quá trình xây dựng công trình đê dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển ngăn không cho nước lũ tràn vào phía trong, nh…”) |
(In đậm lần nhắc đến đầu tiên về chủ đề mục từ) |
||
(Không hiển thị phiên bản của một người dùng khác ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
{{mới}} | {{mới}} | ||
+ | '''Đắp đê ngăn lũ''' là quá trình xây dựng công trình đê dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển ngăn không cho nước lũ tràn vào phía trong, nhằm mục đích bảo vệ đất ở, đất trồng trọt và các khu vực dân cư khỏi bị ngập lũ. Ở Việt Nam việc đắp đê sớm nhất và phổ biến nhất dọc hai bên bờ sông Hồng, sông Mã, sông Lam ở miền Bắc. Các đê ngăn lũ ban đầu được xây dựng để bảo vệ cục bộ cho các vùng nhỏ hẹp dọc theo các triền sông. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, việc đắp đê ngăn lũ được mở rộng, kéo dài để có thể bảo vệ được nhiều đối tượng khác nhau. Tùy theo nhiệm vụ bảo vệ, đê ngăn lũ được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng. | ||
− | + | ==Lịch sử đắp đê ngăn lũ ở đồng bằng Sông Hồng== | |
− | Lịch sử | + | Từ thủa sơ khai, tổ tiên ta đã phải chống chọi với thiên tai và lụt lội, là một trong những nỗi lo sinh tồn lớn nhất của dân tộc. Ở miền Bắc, điển hình là Đồng bằng Bắc bộ được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Hồng, song cũng chính con sông này, với dòng chảy lũ lớn hàng năm, đã thường xuyên đe dọa tính mạng người dân và gây ra ngập lụt nghiêm trọng cho nhiều khu vực đất thấp ven sông. Lịch sử hàng ngàn năm qua, đắp đê ngăn lũ luôn được ưu tiên để đối phó với lũ lụt và gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển nền văn mình lúa nước của dân tộc ta. |
− | + | Việc đắp đê ngăn lũ được nói đến đầu tiên là vào khoảng năm 521 dưới thời Lý Bí (tức Lý Bôn). Nhưng người có công nhất là ông Cao Biền, giữa thế kỷ thứ 9. Sách Hán thư Giao châu chép rằng ở thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, huyện Phong Khê (Sơn Tây và Hưng Hóa về sau) đã có đê phòng nước lũ từ sông Long Môn (nay là sông Đà); còn sách Đường thư thì chép là Cao Biền đắp thành Đại La, lại đắp đê chung quanh dài 2.125 trượng, cao 1 trượng, chân 2 trượng (1 trượng bằng 4 mét - LN). Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư của sử thần Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) thì việc đắp đê chỉ mới diễn ra vào thời Lý với đê ở phường Cơ Xá, đắp xong năm 1108, chỉ để bảo vệ kinh thành Thăng Long. Vào thời nhà Trần (1248), nước sông Hồng lên to, đê vỡ làm nội thành bị lụt lội. Nhà vua ra lệnh cho các tỉnh ở hai bên sông Hồng từ thượng nguồn ra tới biển phải đắp đê phòng lũ. Từ đó, việc đắp đê rất được chú trọng. Ngoài các tuyến đê sông lớn như sông Hồng, các tuyến đê sông khác như sông Đuống, sông Đà, sông Đáy v.v… vẫn tiếp tục được xây dựng và nâng cấp để chống các trận lũ lớn hàng năm. | |
− | |||
− | |||
Đến triều Nguyễn do việc đắp đê và tu bổ đê điều rất tốn kém, bên cạnh đó lũ lụt, vỡ đê xảy ra khá thường xuyên nên tại thời vua Minh Mạng (1820-1840), đã có người đưa ra đề nghị bỏ đê. Tuy nhiên nhà vua và nhiều quan lại đã lập luận và quyết tâm giữ đê, đắp đê là chống nước lụt cho dân yên. Đến thập niên đầu thế kỷ 20, vua Thành Thái định rằng hàng năm cứ trước ngày 20 tháng 11 dương lịch, Sở Lục lộ các tỉnh đi khám đê điều trong hạt, lập biên bản trình cho công sứ Pháp liệu biện. Cũng từ thời điểm này, tình trạng lụt lội đã giảm thiểu khá nhiều, nhờ nỗ lực của chính quyền thuộc địa và ý thức gìn giữ đê của người dân. | Đến triều Nguyễn do việc đắp đê và tu bổ đê điều rất tốn kém, bên cạnh đó lũ lụt, vỡ đê xảy ra khá thường xuyên nên tại thời vua Minh Mạng (1820-1840), đã có người đưa ra đề nghị bỏ đê. Tuy nhiên nhà vua và nhiều quan lại đã lập luận và quyết tâm giữ đê, đắp đê là chống nước lụt cho dân yên. Đến thập niên đầu thế kỷ 20, vua Thành Thái định rằng hàng năm cứ trước ngày 20 tháng 11 dương lịch, Sở Lục lộ các tỉnh đi khám đê điều trong hạt, lập biên bản trình cho công sứ Pháp liệu biện. Cũng từ thời điểm này, tình trạng lụt lội đã giảm thiểu khá nhiều, nhờ nỗ lực của chính quyền thuộc địa và ý thức gìn giữ đê của người dân. | ||
Dòng 15: | Dòng 14: | ||
Từ ngay sau hòa bình lập lại 1954, Ngành thủy lợi chịu trách nhiệm trước Chính phủ đã không ngừng bổ sung, nâng cấp ngày càng vững chắc các tuyến đê chính cũng tổ chức xây dựng một số tuyến đê bao nhằm đảm bảo thêm cho các tuyến đê chính và khai thác vùng đất bồi phục vụ cho sản xuất. | Từ ngay sau hòa bình lập lại 1954, Ngành thủy lợi chịu trách nhiệm trước Chính phủ đã không ngừng bổ sung, nâng cấp ngày càng vững chắc các tuyến đê chính cũng tổ chức xây dựng một số tuyến đê bao nhằm đảm bảo thêm cho các tuyến đê chính và khai thác vùng đất bồi phục vụ cho sản xuất. | ||
− | Đặc điểm và tính chất của việc | + | ==Đặc điểm và tính chất của việc đắp đê ngăn lũ== |
− | Mục đích | + | Mục đích đắp đê ngăn lũ từ thủa ban sơ chỉ nhằm bảo vệ dân cư, và giúp dân có thể gieo cấy vào tháng 5 hàng năm; sau khi thu hoạch vụ mùa, người ta để cho nước tràn vào ruộng đồng. Lúc bấy giờ, đê không được đắp cao và không bền vững lắm. Đến thời Lê, triều đình nỗ lực tôn tạo và đắp mới hệ thống đê điều dọc theo sông Hồng để bảo vệ được vùng đất rộng lớn và triệt để hơn. |
− | Việc | + | Việc đắp đê ngăn lũ tùy thuộc vào từng đối tượng bảo vệ khác nhau sẽ có các đặc điểm và tính chất, quy mô công trình khác nhau. Theo tính chất và nhiệm vụ ngăn lũ có các loại ĐĐNL như: ngăn lũ triệt để (đắp đê sông, đê biển); Đắp đê ngăn lũ tạm thời (đê quai dẫn dòng thi công, đê ngăn lũ xử lý khẩn cấp, v.v…). Theo quy mô, tính chất bảo vệ của đê có các cấp đê ngăn lũ từ cấp I đến cấp V, theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp. |
Cho đến nay, việc đắp đê và tu bổ đê hàng năm để ngăn lũ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, luôn được Chính phủ đặc biệt coi trọng. Nhiều nơi mặt đê đã được đổ bê tông nhựa hoặc bê tông hóa. Mặt đê rộng rãi dần trở thành đường giao thông dọc theo sông. | Cho đến nay, việc đắp đê và tu bổ đê hàng năm để ngăn lũ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, luôn được Chính phủ đặc biệt coi trọng. Nhiều nơi mặt đê đã được đổ bê tông nhựa hoặc bê tông hóa. Mặt đê rộng rãi dần trở thành đường giao thông dọc theo sông. | ||
Dòng 25: | Dòng 24: | ||
Nhìn chung, các con đê ở miền Bắc và miền Trung có mặt cắt hình thang, chân đê rộng từ 30 đến 50 m. Ở Việt Trì thân đê cao 17,8 m; ở Hà Nội đê cao trên 14 m; càng về phía biển độ cao của đê càng thấp, nhưng đê vẫn cao trên 2,5 m. Khối lượng đất dùng để đắp đê có thể lên tới nhiều triệu m3. Đó quả là một kỳ công, được làm hầu như chỉ bằng sức người, liên tục được bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác. Các con đê ở miền Nam được xây dựng với quy mô nhỏ hơn do địa hình khá bằng phẳng và mực nước lũ không cao. Tuy nhiên, khối lượng ĐĐNL ở miền Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL từ sau ngày thống nhất đất nước là rất lớn. | Nhìn chung, các con đê ở miền Bắc và miền Trung có mặt cắt hình thang, chân đê rộng từ 30 đến 50 m. Ở Việt Trì thân đê cao 17,8 m; ở Hà Nội đê cao trên 14 m; càng về phía biển độ cao của đê càng thấp, nhưng đê vẫn cao trên 2,5 m. Khối lượng đất dùng để đắp đê có thể lên tới nhiều triệu m3. Đó quả là một kỳ công, được làm hầu như chỉ bằng sức người, liên tục được bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác. Các con đê ở miền Nam được xây dựng với quy mô nhỏ hơn do địa hình khá bằng phẳng và mực nước lũ không cao. Tuy nhiên, khối lượng ĐĐNL ở miền Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL từ sau ngày thống nhất đất nước là rất lớn. | ||
− | + | Đắp đê ngăn lũ là công việc lâu đời ở nước ta. Sản lượng lương thực tăng vững chắc hàng năm, đời sống người dân được an toàn hơn trong các tuyến đê ngăn lũ khẳng định việc ĐĐNL là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên. Công trình đê điều đã trở thành công trình văn hóa, lịch sử của dân tộc ta. | |
Hình 1. Đê tả Bùi (Chương Mỹ, Hà Nội) được gia cố, ngăn không cho nước tràn qua đê trong mùa mưa lũ năm 2018 | Hình 1. Đê tả Bùi (Chương Mỹ, Hà Nội) được gia cố, ngăn không cho nước tràn qua đê trong mùa mưa lũ năm 2018 | ||
Dòng 31: | Dòng 30: | ||
Hình 2. Đê hữu Bùi (Chương Mỹ, Hà Nội) được gia cố, ngăn không cho nước tràn qua đê trong mùa mưa lũ năm 2018 | Hình 2. Đê hữu Bùi (Chương Mỹ, Hà Nội) được gia cố, ngăn không cho nước tràn qua đê trong mùa mưa lũ năm 2018 | ||
− | + | ==Tài liệu tham khảo== | |
− | + | * Quốc Hội, Luật Đê điều, Số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. | |
− | + | * Trần Đăng Hồng, Thử tìm giải pháp thuỷ lợi cho đồng bằng Cửu Long, Phần 4: Kinh nghiệm châu thổ Sông Hồng. | |
− | + | * Trần Văn Tư, Đào Minh Đức, Lịch sử hình thành hệ thống đê Hà Nội. Tạp chí Khoa học Hội đập lớn. 2010. |
Bản hiện tại lúc 16:22, ngày 10 tháng 12 năm 2020
Đắp đê ngăn lũ là quá trình xây dựng công trình đê dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển ngăn không cho nước lũ tràn vào phía trong, nhằm mục đích bảo vệ đất ở, đất trồng trọt và các khu vực dân cư khỏi bị ngập lũ. Ở Việt Nam việc đắp đê sớm nhất và phổ biến nhất dọc hai bên bờ sông Hồng, sông Mã, sông Lam ở miền Bắc. Các đê ngăn lũ ban đầu được xây dựng để bảo vệ cục bộ cho các vùng nhỏ hẹp dọc theo các triền sông. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, việc đắp đê ngăn lũ được mở rộng, kéo dài để có thể bảo vệ được nhiều đối tượng khác nhau. Tùy theo nhiệm vụ bảo vệ, đê ngăn lũ được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.
Lịch sử đắp đê ngăn lũ ở đồng bằng Sông Hồng[sửa]
Từ thủa sơ khai, tổ tiên ta đã phải chống chọi với thiên tai và lụt lội, là một trong những nỗi lo sinh tồn lớn nhất của dân tộc. Ở miền Bắc, điển hình là Đồng bằng Bắc bộ được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Hồng, song cũng chính con sông này, với dòng chảy lũ lớn hàng năm, đã thường xuyên đe dọa tính mạng người dân và gây ra ngập lụt nghiêm trọng cho nhiều khu vực đất thấp ven sông. Lịch sử hàng ngàn năm qua, đắp đê ngăn lũ luôn được ưu tiên để đối phó với lũ lụt và gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển nền văn mình lúa nước của dân tộc ta.
Việc đắp đê ngăn lũ được nói đến đầu tiên là vào khoảng năm 521 dưới thời Lý Bí (tức Lý Bôn). Nhưng người có công nhất là ông Cao Biền, giữa thế kỷ thứ 9. Sách Hán thư Giao châu chép rằng ở thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, huyện Phong Khê (Sơn Tây và Hưng Hóa về sau) đã có đê phòng nước lũ từ sông Long Môn (nay là sông Đà); còn sách Đường thư thì chép là Cao Biền đắp thành Đại La, lại đắp đê chung quanh dài 2.125 trượng, cao 1 trượng, chân 2 trượng (1 trượng bằng 4 mét - LN). Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư của sử thần Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) thì việc đắp đê chỉ mới diễn ra vào thời Lý với đê ở phường Cơ Xá, đắp xong năm 1108, chỉ để bảo vệ kinh thành Thăng Long. Vào thời nhà Trần (1248), nước sông Hồng lên to, đê vỡ làm nội thành bị lụt lội. Nhà vua ra lệnh cho các tỉnh ở hai bên sông Hồng từ thượng nguồn ra tới biển phải đắp đê phòng lũ. Từ đó, việc đắp đê rất được chú trọng. Ngoài các tuyến đê sông lớn như sông Hồng, các tuyến đê sông khác như sông Đuống, sông Đà, sông Đáy v.v… vẫn tiếp tục được xây dựng và nâng cấp để chống các trận lũ lớn hàng năm.
Đến triều Nguyễn do việc đắp đê và tu bổ đê điều rất tốn kém, bên cạnh đó lũ lụt, vỡ đê xảy ra khá thường xuyên nên tại thời vua Minh Mạng (1820-1840), đã có người đưa ra đề nghị bỏ đê. Tuy nhiên nhà vua và nhiều quan lại đã lập luận và quyết tâm giữ đê, đắp đê là chống nước lụt cho dân yên. Đến thập niên đầu thế kỷ 20, vua Thành Thái định rằng hàng năm cứ trước ngày 20 tháng 11 dương lịch, Sở Lục lộ các tỉnh đi khám đê điều trong hạt, lập biên bản trình cho công sứ Pháp liệu biện. Cũng từ thời điểm này, tình trạng lụt lội đã giảm thiểu khá nhiều, nhờ nỗ lực của chính quyền thuộc địa và ý thức gìn giữ đê của người dân.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chính quyền nhân dân non trẻ của chúng ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm, mặt khác nhà nước ta chú trọng công tác phòng chống lũ lụt. Nhiệm vụ trước mắt của Chính phủ lâm thời tập trung ưu tiên là phải khắc phục hậu quả của trận vỡ đê năm 1945, tiếp tục củng cố dần các tuyến đê xung yếu.
Từ ngay sau hòa bình lập lại 1954, Ngành thủy lợi chịu trách nhiệm trước Chính phủ đã không ngừng bổ sung, nâng cấp ngày càng vững chắc các tuyến đê chính cũng tổ chức xây dựng một số tuyến đê bao nhằm đảm bảo thêm cho các tuyến đê chính và khai thác vùng đất bồi phục vụ cho sản xuất.
Đặc điểm và tính chất của việc đắp đê ngăn lũ[sửa]
Mục đích đắp đê ngăn lũ từ thủa ban sơ chỉ nhằm bảo vệ dân cư, và giúp dân có thể gieo cấy vào tháng 5 hàng năm; sau khi thu hoạch vụ mùa, người ta để cho nước tràn vào ruộng đồng. Lúc bấy giờ, đê không được đắp cao và không bền vững lắm. Đến thời Lê, triều đình nỗ lực tôn tạo và đắp mới hệ thống đê điều dọc theo sông Hồng để bảo vệ được vùng đất rộng lớn và triệt để hơn.
Việc đắp đê ngăn lũ tùy thuộc vào từng đối tượng bảo vệ khác nhau sẽ có các đặc điểm và tính chất, quy mô công trình khác nhau. Theo tính chất và nhiệm vụ ngăn lũ có các loại ĐĐNL như: ngăn lũ triệt để (đắp đê sông, đê biển); Đắp đê ngăn lũ tạm thời (đê quai dẫn dòng thi công, đê ngăn lũ xử lý khẩn cấp, v.v…). Theo quy mô, tính chất bảo vệ của đê có các cấp đê ngăn lũ từ cấp I đến cấp V, theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.
Cho đến nay, việc đắp đê và tu bổ đê hàng năm để ngăn lũ đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, luôn được Chính phủ đặc biệt coi trọng. Nhiều nơi mặt đê đã được đổ bê tông nhựa hoặc bê tông hóa. Mặt đê rộng rãi dần trở thành đường giao thông dọc theo sông.
Nhìn chung, các con đê ở miền Bắc và miền Trung có mặt cắt hình thang, chân đê rộng từ 30 đến 50 m. Ở Việt Trì thân đê cao 17,8 m; ở Hà Nội đê cao trên 14 m; càng về phía biển độ cao của đê càng thấp, nhưng đê vẫn cao trên 2,5 m. Khối lượng đất dùng để đắp đê có thể lên tới nhiều triệu m3. Đó quả là một kỳ công, được làm hầu như chỉ bằng sức người, liên tục được bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác. Các con đê ở miền Nam được xây dựng với quy mô nhỏ hơn do địa hình khá bằng phẳng và mực nước lũ không cao. Tuy nhiên, khối lượng ĐĐNL ở miền Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL từ sau ngày thống nhất đất nước là rất lớn.
Đắp đê ngăn lũ là công việc lâu đời ở nước ta. Sản lượng lương thực tăng vững chắc hàng năm, đời sống người dân được an toàn hơn trong các tuyến đê ngăn lũ khẳng định việc ĐĐNL là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên. Công trình đê điều đã trở thành công trình văn hóa, lịch sử của dân tộc ta.
Hình 1. Đê tả Bùi (Chương Mỹ, Hà Nội) được gia cố, ngăn không cho nước tràn qua đê trong mùa mưa lũ năm 2018
Hình 2. Đê hữu Bùi (Chương Mỹ, Hà Nội) được gia cố, ngăn không cho nước tràn qua đê trong mùa mưa lũ năm 2018
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Quốc Hội, Luật Đê điều, Số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
- Trần Đăng Hồng, Thử tìm giải pháp thuỷ lợi cho đồng bằng Cửu Long, Phần 4: Kinh nghiệm châu thổ Sông Hồng.
- Trần Văn Tư, Đào Minh Đức, Lịch sử hình thành hệ thống đê Hà Nội. Tạp chí Khoa học Hội đập lớn. 2010.