Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Nhà máy giấy Đáp Cầu”
(Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} Sau khi xâm chiếm nước ta thực dân Pháp thực hiện các chính sách nhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ h…”)
 
n (Tttrung đã đổi Nhà máy giấy đáp cầu thành Nhà máy giấy Đáp Cầu: viết hoa)
 

Bản hiện tại lúc 17:00, ngày 9 tháng 12 năm 2020

Sau khi xâm chiếm nước ta thực dân Pháp thực hiện các chính sách nhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của nước Pháp, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, đồng thời bắt nhân dân ta đi làm bia đỡ đạn trong những cuộc chiến tranh mà nước Pháp tham gia. Theo đó thực dân Pháp đã thiết lập một số ngành công nghiệp, kể cả công nghiệp nhẹ, nhằm đáp ứng những nhu cầu phục vụ khai thác tiềm năng của nước ta, trong đó có tài nguyên lâm sản quý như nứa, giang, vầu và gỗ để làm giấy và bột giấy.

Tháng 7 năm 1913 thực dân Pháp quyết định đầu tư 7 triệu frăng thành lập Công ty giấy Đông Dương, xây dựng nhà máy giấy ở Đáp Cầu, tỉnh Bắc Ninh. Nhà máy nằm bên bờ sông Cầu, thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu nứa, giang theo đường thủy từ miền núi Bắc Cạn, Thái Nguyên về cũng như cấp nước cho sản xuất và thải nước bẩn ra sông Cầu. Từ đó sản phẩm cũng dễ dàng vận chuyển ra Hà Nội hay đi Hải Phòng để xuất khẩu. Ngoài bột giấy tự cung cấp, Công ty còn đầu tư xây dựng một xưởng bột giấy ở Việt Trì để tận dụng nguồn nguyên liệu nứa giang vùng Phú Thọ, bột giấy cũng dễ dàng đưa về Đáp Cầu theo đường sông.Nhà máy giấy Đáp Cầu có công xuất lắp đặt 4000 tấn/năm, sản phẩm là giấy pơ-luya cho đánh máy chữ, giấy in ( in tipo, in thạch, in rôneô, giấy viết ) với 2 máy xeo giấy khổ rông 1,6 m. Bột giấy và giấy của nhà máy Đáp Cầu cũng như bột giấy của xưởng bột giấy Việt Trì không những cung cấp cho thị trường Đông Dương mà còn được xuất khẩu sang Pháp. Ngay năm 1914 sau khi mới đi vào sản xuất 314 tấn bột giấy đã được xuất khẩu sang Pháp.. Sản xuất của nhà máy rất ổn định do nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng mở. Năm thịn vượng nhất đã sản xuất được 4280 tấn giấy các loại. Tuy nhiên hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu giấy cho nhu cầu lớn hơn và đa dạng. Ví dụ năm 1938 đã nhập khẩu 8426 tấn, năm 1939 nhập 10263 tấn giấy các loại. Giấy do nhà máy Đáp Cầu sản xuất tiêu thụ rất tốt mang lại nhiều lợi nhuận cho giới chủ.

Ở nhà máy giấy Đáp Cầu số công nhân ban đầu là khoảng 300 người, được giới chủ gọi là “ culi”. Lao động nữ cũng được sử dụng, với mức lương chỉ bằng một nửa so với lương của nam giới. Có cả lao đông tre em với lương bằng ¼ lương của người lớn.

Đáng ghi nhận là ngay từ năm 1930 sau khi Đảng Cộng sản ra đời ở nhà máy giấy Đáp Cầu đã có phong trào công nhân do Dảng chỉ đạo. Năm 1930 Đảng viên Cộng sản Đặng Kim Giang đã được đưa vào làm thợ cán giấy ở nhà máy để chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân Sau đó đồng chí chuyển sang làm việc ở nồi hơi, và cùng với đồng chí Đặng Chu Thạch thành lập tổ đảng đầu tiên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trường Chinh. Lúc này số công nhân nhà máy đã lên đến hơ 600 người và tổ chức cách mạng Hội ái hữu đã được thành lập. Năm 1936 lá cờ búa liềm đã được gcawsm trên ống khói nhà máy. Phong trào đấu trnh của công nhân nhà máy lên cao vào những năm 1938-1943 với các cuộc đình công lớn, các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm xuống 8 tiếng một ngày, chống sa thải công nhân, chống hạn chế lương thực.Ngày 12/7/1945 máy bay Mỹ của phe đồng minh đã ném bom xuống nhà máy làm nhà xưởng hư hỏng nặng. Giới chủ Pháp tìm cách cuốn gói khỏi nhà máy để không sản xuất phục vụ phát xit Nhật và khiếp sợ trước sự lớn mạnh của Việt Minh. Tổ chức đảng trong nhà máy được chỉ đạo bảo vệ nhà máy,thành lập ban quản trị, tham gia trực tiếp quản lý nhà máy, chuẩn bị cướp chính quyền. Ngày 20/8/1945 nhân dân Bắc Ninh khởi nghĩa cướp chính quyền, công nhân nhà máy giấy Đáp Cầu buốc chủ Pháp Nhật phải bàn giao nhà máy cho công nhân.

Để bảo vệ nhà máy Đội tự vệ vũ trang đã được thành lập do đồng chí Lê Thành làm đội trưởng ( Sau này đồng chí Lê Thành làm giám đốc khá lâu năm của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ được thành lập ở Thái Nguyên với thiết bị ban đầu là của nhà máy giấy Đáp Cầu ), thành lập Ban quản trị do đồng chí Nguyễn Văn Can làm chủ tịch, đồng chí Giang Ngọc Toàn làm phó chủ tịch. Để giúp dỡ nhà máy, Tỉnh ủy Bắc Ninh và Ban Công vận Trung ương đã đề nghị xứ ủy Bắc kỳ cử cán bộ về giúp nhà máy. Hai đồng chí Vũ Văn Đôn và Đỗ Văn Sửu đã về nhà máy làm việc và trở thành chánh phó giám đốc đầu tiên của nhà máy do chính quyền nhân dân quản lý.

Ngày 18/3/1946 Chi bộ Dảng ở nhà máy đã được thành lập. Đã tập trung giả quyết vấn đề bột giấy từ nguyên liệu nứa và từ giấy loại, đưa sản xuất của nhà máy vượt mức đỉnh năm 1939 và được Chính phủ giao nghiên cứu sản xuất giấy in tiền. Ngày 20/7/1946 thành lập tổ chức Công doàn nhà máy do đồng chí Nguyễn Văn Can làm thư ký và đồng chí Giang Ngọc Toàn làm phó thư ký.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, từ ngày 6/1/1947 nhà máy bắt đầu thực hiện tiêu thổ kháng chiến, phá công trình kiến trúc, tháo dỡ thiết bị và từ tháng 2/1947 bắt đâu di chuyển thiết bị máy móc lên Tây Bắc, thủ đo kháng chiến. Địa điểm chính của nhà máy ở cách chợ Chu, huyện Định Quán, Thái Nguyên khoảng 2 km. Đến cuối tháng 5/1947, tức là chỉ sau 3 tháng toàn bộ thiết bị máy móc của nhà máy giấy Đáp Cấu đã được di chuyển an toàn bằng sức người là chủ yếu, tổng công 1700 tấn, trong đó có khoảng 1000 tấn thiết bị máy móc với quãng đường di chuyển là khoảng 200 km. Ngày 20/5/1947 phát ánh điện đầu tiên ở địa điểm mới. Sau thời gian gần 3 tháng chuẩn bị nhân lực, vật tư, nguyên liệu, tháng 8/1947 đã bắt đầu sản xuất ra những tờ giấy đầu tiên, phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến. Ngày 5/8 năm ấy vào ngày khởi chạy, có sự hiệ diện của Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến, Bộ trưởng lao đọng Nguyễn Văn Tạo và Tổng thư ký Liên đoàn lao động Việt Nam Vũ Anh. Ba đồng chí đã thay mặt Chính phủ và Tổng liên đoàn lao động ký kết hợp đồng về việc nhà máy là Xí nghiệp hợp doanh của Chính phủ và Tổng liên đoàn và, được sự đồng ý của Trung ương Đảng, nhà máy vinh dự mang tên Hoàng Văn Thụ. Đồng thời nhà máy cũng chinh thức được giao nhiệm vụ sản xuất giấy in tiền, đồng bạc Cụ Hồ. Đén đay có thể coi như kết thúc sứ mệnh lịch sử của Nhà máy giấy Đáp Cầu.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khu vực Việt Bắc thường xuyên bị máy bay địch ném bom, bắn phá nên nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã phải phân tán thiết bị máy móc ra nhiều nơi, đi đến thành lập 6 chi nhánh ở Bác Cạn, Bắc Giang, Sơn Tây, Phú thọ, Thái Nguyên. Tổng cộng có tới khoảng 1000 người đã làm việc sản xuất giấy. Sản phẩm là giấy viết, giấy in, giấy đánh máy và đặc biệt là ổn định sản xuất giấy in tiền.

Sau khi kháng chiếm chống Pháp kết thúc, hòa bình lập lại ở miền Bắc, trên cơ sở trang thiết bị máy móc và con người của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã xây dựng nhà máy giấy Hoang Vă Thụ ở Quán Triều,Thái Nguyên và nhà máy giấy Lửa Việt ở Ấm Thượng,Phú Thọ. Hai nhà máy đó đã là những hạt nhân đầu tiên của ngành công nghiệp miền Bắc. Ngày nay những nhà máy này đã trở thành những công ty sản xuất giấy có quy mô khá lớn và công nghệ tương đối hiện đại, đóng góp nhất định và vào sư phát triển vượt bậc của ngành giấy Việt Nam

Những tư liệu trong mục từ này được biên soạn chủ yếu dựa vào những thông tin, số liệu trong sách Lịch sử ngành giấy Việt Nam do Hiệp hội giấy Việt Nam và Tổng Công ty giấy Việt Nam ấn hành tháng 6 năm 2004.