Mục từ này cần được bình duyệt
George F. Kennan
(đổi hướng từ Kennan george)
Kennan năm 1947
.

George Frost Kennan (16 tháng 2 năm 1904 – 17 tháng 3 năm 2005) là một nhà ngoại giao và sử học Hoa Kỳ.[1] Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách tác giả của Bức điện Dài gửi về từ Moskva vào ngày 22 tháng 2 năm 1946 và Bài viết X đăng trên tạp chí Foreign Affairs tháng 7 năm 1947.[2] Trong đó, Kennan đề xuất yếu tố chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Liên Xô là "ngăn chặn xu hướng bành trướng lâu dài theo hướng nhẫn nại nhưng kiên quyết và cảnh giác".[3] Qua đó, Kennan được xem như nhà sáng lập của một chiến lược đối ngoại đã chi phối nhận thức và hành động của chính phủ Hoa Kỳ suốt gần 50 năm.[2] Tuy nhiên, các học giả tranh luận về tầm ảnh hưởng của Kennan còn bản thân Kennan thì hạ thấp vai trò của mình.[1]

George Frost Kennan sinh ngày 16 tháng 2 năm 1904 ở Milwaukee, Wincosin, là con út trong gia đình có bốn người con.[4][5] Ông từng học tại Học viện Quân sự St. John từ năm 1917 đến 1921 rồi Đại học Princeton từ 1921 đến 1925.[6] Sau đó ông gia nhập Sở Ngoại giao mới thành lập, nắm giữ một vài chức vụ nhỏ ở châu Âu trước khi đến Đức và nghiên cứu về Liên Xô tại Đại học Berlin trong những năm 1929–1931.[4][7] Cuối năm 1933, Kennan được cử sang công tác tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moskva cùng William Bullitt, đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Liên Xô.[8] Kennan trở lại Hoa Kỳ năm 1937 rồi tiếp tục đến Viên, Praha, và Berlin lúc Thế chiến II bùng nổ năm 1939.[7] Sau khi Hoa Kỳ tham chiến, ông đã bị Đức Quốc xã giam cầm trong 5 tháng ở Bad Nauheim.[6][9] Giai đoạn 1944–1946, Kennan có nhiệm kỳ công tác thứ hai ở Moskva.[10]

Trong bối cảnh quan hệ Liên Xô–Hoa Kỳ đi xuống sau Thế chiến II, bằng ba văn kiện quan trọng: một bức điện dài 8.000 chữ (tháng 2 năm 1946, khi là Đại biện lâm thời tại Liên Xô) và hai bài báo ký tên X trên tạp chí Các vấn đề đối ngoại vào tháng 7 năm 1947 và tháng 4 năm 1951, Kennan đã kiến nghị chiến lược "kiềm chế chủ nghĩa cộng sản". Nội dung: 1) Liên Xô âm mưu mở rộng quyền lực ở châu Âu và các nơi khác bằng cách kiên trì gây sức ép nhằm làm suy yếu sức mạnh và ảnh hưởng của đối phương; 2) Liên Xô yếu hơn phương Tây và tương lai của quyền lực Liên Xô không có gì đảm bảo; 3) Nên tiến hành một chính sách kiềm chế kiên quyết chủ yếu bằng biện pháp kinh tế, chính trị và đặc biệt là chứng minh sự tốt đẹp của xã hội Hoa Kỳ buộc Liên Xô phải đối phó với các thế lực chống đối tại các khu vực mà họ âm mưu xâm phạm quyền lợi của phương Tây. Đồng thời, cần kiên nhẫn khuyến khích các thế lực cải cách chính tại Liên Xô tác động đến chính sách đối nội và đối ngoại của nước này.

Cuối năm 1946, ông trở về Washington được bổ nhiệm làm Vụ Trưởng Vụ Hoạch định chính sách, của Bộ Ngoại giao. Thời gian làm Vụ trưởng (1947–1949), Kennan đã vận dụng học thuyết trên vào kế hoạch Marshall và chương trình phục hồi nước Nhật, đặc biệt lợi dụng mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Năm 1949, ông thôi chức Vụ trưởng Vụ Hoạch định chính sách và được bổ nhiệm làm Cố vấn Bộ Ngoại giao. Ngay sau đó ông từ chức và chuyển sang tham gia công tác nghiên cứu, giảng dậy tại Viện Nghiên cứu cấp cao ở Princeton. Năm 1952, ông được bổ nhiệm Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô, song bị Liên Xô coi là nhân vật không được hoan nghênh vì phê phán thái độ của Liên Xô đối với các nhà ngoại giao Phương Tây. Năm 1953, ông trở về Washington và bị Ngoại trưởng Dulles gạt khỏi Bộ Ngoại giao. Sau đó, ông chuyển đến làm việc tại Viện nghiên cao cấp Princeton và thường điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về lịch sử, chính sách ngoại giao. Năm 1961–1963, ông lại được Tổng thống Hoa Kỳ cử làm Đại sứ của Hoa Kỳ tại Nam Tư.

Quan điểm nền tảng của ông là chủ nghĩa hiện thực chính trị. Từ cuối những năm 1950 thế kỷ XX, ông đã xem xét lại quan điển của mình về ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Ông bảo vệ chương trình không can thiệp của Hoa Kỳ vào những khu vực xung đột với Liên Xô. Ông cho rằng, kiệt quệ do chiến tranh, nên Liên Xô không đe dọa quân sự đối với Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ. Theo ông, sức mạnh quân sự có giới hạn của nó, về chính trị không nên quá nhấn mạnh sức mạnh quân sự và sao nhãng các khía cạnh quyền lực khác, chạy đua vũ trang không kiềm chế là nguy hiểm. Ông kiên quyết khẳng định từ bỏ học thuyết ngăn chặn và cho rằng điều đó chỉ phù hợp với hoàn cảnh khác, tại khu vực nào đó của thế giới, ví dụ Việt Nam.

Tuy nhiên, những năm 1960, ông phê phán mạnh mẽ và đòi chấm dứt chiến tranh của chính quyền Tổng thống Jonhson tại Việt Nam. Ông cho rằng Hoa Kỳ có rất ít lợi ích ở Việt Nam, lợi ích sống còn đối với Hoa Kỳ là ở Liên Xô, Anh, Đức, Nhật Bản và Bắc Mỹ.

Kennan cùng một lúc giành hai giảỉ thưởng Pulitzer Prizes and National Book Awards bởi các công trình Nước Nga rời chiến tranh (1956) và Hồi ký 1925–1950 (1967). Ngoài ra, ông còn là tác giả các cuốn tự truyện khác trong đó Hồi ký: 1950–1963 (1972), Phác họa từ một cuộc đời: (1989), và ở thời điểm kết thúc thế kỷ Hồi tưởng 1982–1995 (1996). Ông còn được tặng thưởng Huy chương Tự do của Tổng thống năm 1989.

Tham khảo[sửa]

  1. a b Pelz, Stephen; Miscamble, Wilson D. (tháng 12 năm 1994), "The Sorrows of George F. Kennan", Reviews in American History, 22 (4): 711, doi:10.2307/2702824, JSTOR 2702824, S2CID 56610397
  2. a b Iatrides, John O. (ngày 1 tháng 9 năm 2005), "George F. Kennan and the Birth of Containment: The Greek Test Case", World Policy Journal, 22 (3): 126–145, doi:10.1215/07402775-2005-4005, JSTOR 40209983, S2CID 96486375
  3. Tucker, Robert C. (2005), "The Long Telegram: An Act of Political Leadership", The Princeton University Library Chronicle, 66 (2): 295, doi:10.25290/prinunivlibrchro.66.2.0295, S2CID 158575214
  4. a b Linke, Daniel J.; Weeren, ohn S. (2005), "The Life and Times of George F. Kennan, 1904–2005: A Centennial Retrospective", The Princeton University Library Chronicle, 66 (2): 265, doi:10.25290/prinunivlibrchro.66.2.0265, S2CID 165550128
  5. Mayers 1990, tr. 17.
  6. a b Mayers 1990, tr. xiii (chronology).
  7. a b Stanke, Jaclyn (ngày 3 tháng 5 năm 2018), Kennan, George (1905-2005), John Wiley & Sons, Ltd, tr. 1–4, doi:10.1002/9781118885154.dipl0438
  8. Lukacs 2007, tr. 34.
  9. Lukacs 2007, tr. 50.
  10. Mayers 1990, tr. 86.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  • Mayers, David (1990), George Kennan and the Dilemmas of US Foreign Policy, Oxford University Press, ISBN 0-19-505139-4
  • Lukacs, John (2007), George Kennan: A Study of Character, Yale University Press, ISBN 978-0-300-12221-3
  • Kennan, George F. Sketches from a Life, New York, 1989
  • Kennan, George F., The Kennan Diaries, New York: John Lukacs (ed.), George F. Kennan and the Origins of Containment, 1944–1946: The Kennan-Lukacs Correspondence. (University of Missouri Press, 1997.
  • X (July 1947), The Sources of Soviet Conduct", Foreign Affairs, 25