Cưỡng chế là những hành vi lặp đi lặp lại hoặc các hành vi tinh thần có mục tiêu là ngăn chặn, giảm thiểu lo lắng hay đau khổ của chủ thể.
Hành vi cưỡng chế được đưa ra trong ấn bản thứ tư của Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê của rối loạn tâm thần (DSM-IV) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, 1994.
Cưỡng chế không được coi là bệnh lý và nó chỉ được coi là bệnh lý khi nó phải được liên kết với sự đau khổ dữ dội hoặc suy giảm chức năng. Suy giảm chức năng cưỡng chế có thể khá nghiêm trọng với một số cá nhân khi họ sử dụng vài giờ mỗi ngày thực hiện các nghi lễ, họ cảm thấy không thể dừng lại được và tham gia vào các hoạt động mà họ cho rằng mình có trách nhiệm thực hiện hàng ngày. Chẳng hạn như hành vi uống rượu quá mức, cờ bạc, mua sắm.
Các loại cưỡng chế[sửa]
Với nhiều cách phân loại khác nhau, các nhà khoa học phân ra hai loại cưỡng chế phổ biến nhất: cưỡng chế làm sạch (ăn ở phải sạch sẽ) và cưỡng chế kiểm tra (kiểm tra lại các việc làm của mình). Theo Hodgson và Rachman (1977) báo cáo rằng có 52% bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có hành vi cưỡng chế, trong đó có 48% có hành vi cưỡng chế làm sạch. Ngoài hai hành vi cưỡng chế phổ biến trên, các bệnh nhân có thể có những hành vi hoặc suy nghĩ cưỡng chế khác như: thu thập hoặc tích trữ đồ vật vô dụng và sắp xếp đồ vật theo thứ tự. Các hành vi này được thực hiện lặp lại và tìm kiếm sự trấn an từ những người khác. Các cá nhân bị OCD còn có hình thức cưỡng chế tinh thần. Có gần 80% bệnh nhân OCD mô tả các hành vi cưỡng chế tinh thần của mình. Ở đây, các hành vi cưỡng chế tinh thần là các hành động làm giảm hoặc ngăn chặn sự đau khổ do ám ảnh gây ra. Ví dụ: đếm các đối tượng hoặc đếm lên đến một số nhất định; nói những lời cầu nguyện nhất định một cách cứng nhắc, lặp lại về cách thức và xem lại những hành động hoặc cuộc trò chuyện trong quá khứ để tìm kiếm những sai lầm hoặc những vi phạm khác. Vì vậy, gần như tất cả bệnh nhân OCD đều có một số dạng cưỡng chế công khai hoặc bí mật.
Mối liên hệ giữa nỗi ám ảnh và sự cưỡng chế[sửa]
Đối với hầu hết bệnh nhân OCD, những ám ảnh được thực hiện theo sau bởi sự cưỡng chế. Thông thường, các cưỡng chế có liên quan theo chủ đề của những ám ảnh. Tuy nhiên, có một số biểu hiện hợp lý của kết nối này. Chẳng hạn, hành vi giặt giũ thường được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi về sự ô nhiễm hoặc bệnh. Các hành vi kiểm tra thường được thúc đẩy bởi những lo lắng cho rằng mình đã thực hiện một hành động không được chính xác (ví dụ hành vi tắt bếp) và cá nhân cho rằng sẽ xảy ra sự kiện thảm khốc (ví dụ: hỏa hoạn). Các kết nối khác kém logic hơn như cá nhân tắt và bật công tắc đèn nhiều lần theo thứ tự để ngăn một vụ tai nạn xe hơi làm chết người trong gia đình.
Ý nghĩa chức năng của các cưỡng chế[sửa]
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng cưỡng chế là một hình thức hoạt động của sự tránh né, được hình thành bởi những nỗi sợ hãi ám ảnh. Khi mà cá nhân thực hiện một sự cưỡng chế, sự sợ hãi của bản thân được giảm bớt. Khi cá nhân tiếp xúc với những kích thích sợ hãi sẽ làm tăng sự lo lắng của bản thân và trong khi cá nhân thực hiện sự cưỡng chế dẫn đến giảm lo lắng.
Chức năng cụ thể của cưỡng chế có thể khác nhau, nhưng chức năng chung của cưỡng chế là một trong những biện pháp làm giảm lo lắng hoặc phòng ngừa. Chúng ta cần chú ý đến chức năng cưỡng chế có thể giúp ích cho chẩn đoán phân biệt của bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Theo DSM-IV, nhiều rối loạn kiểm soát đã được phân loại là một phần của “OCD quang phổ”. Những rối loạn này bao gồm các hành vi cưỡng chế như: ăn quá nhiều, cờ bạc và tình dục.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- American Psychiatric Association, Diagnostic and statistical manual of mental disorders (4th ed.), Washington, DC: Author, 1994.
- Foa, E. B., Kozak, M. J., Goodman, W. K., Hollander, E., Jenike, M. A., & Rasmussen, S. A., DSM-IV field trial: Obsessive - Compulsive Disorder, American Journal of Psychiatry, 152, 1995, pp. 90 - 96.
- Kozak, M. J., & Foa, E. B., Mastery of Obsessive-Compulsive Disorder: A cognitive- behavioral approach, Albany, NY: Graywind, 1997.
- Foa, E. B., Franklin, M. E., & Kozak, M. J., Psychosocial treatments for Obsessive-Compulsive Disorder, In R. P. Swinson, M. M. Antony, S. Rachman, & M. A. Richter (Eds.), Obsessive - Compulsive Disorder: Theory, research, and treatment, New York: Guilford Press, 1998, pp. 258 - 276.
- Goldsmith, T., Shapira, N. A., Phillips, K. A., & McElroy, S. L., Conceptual foundations of obsessive-compulsive spectrum disorders, In R. P. Swinson, M. M. Antony, S. 5. Rachman, & M. A. Richter (Eds.), Obsessive-Compulsive Disorder: Theory, research, and treatment, New York: Guilford Press, 1998, pp. 397 - 425.
- Kazdin A.E. (Editor in chief), Encyclopedia of Psychology: 8 volume set, APA Publishing, Oxford University Press, Vol. 7, 2000, pp. 87 - 91.
- Strickland B. (Executive editor), The Gale Encyclopedia of Psychology, Gale Group, 2001, pp. 199.
- Freedheim D.K., Handbook of Psychology, Vol. 1, History of Psychology, John Wiley & Sons, 2003, pp. 124 - 125.