Mục từ này cần được bình duyệt
Muhammad

Muhammad[1][2] (محمّد / Muḥammad, mu-ha-am-mơ-đơ) là húy vị tổ khai sáng Hồi giáo[3].

Cứ truyền thống, Ngài là vị ngôn sứ, tiên tri và phục hưng cuối cùng được Thiên Chúa sai đến cứu rỗi nhân loại[4][5][6].

Danh hiệu[sửa]

  • Húy danh : Abū al-Qāsim Muḥammad ibn ʿAbd Allāh ibn ʿAbd al-Muṭṭalib ibn Hāshim (ابو القاسم محمد ابن عبد الله ابن عبد المطلب ابن هاشم)
  • Xước hiệu : al-Nābiyy (أَلْنَّبِيّ), Rasūl’Allāh (رَسُولُ ٱلله), Abu'l-Qasim (أبو القاسم‎), al-Ḥabīb (أَلْحَبِيب), al-Muṣṭafā (أَلْمُصْطَفَى)...[7]
  • Tôn xưng : Đấng Ngôn Sứ, Đấng Tiên Tri, Đức Ngài, mục thánh

Lịch sử[sửa]

Theo truyền thống Hồi giáo, al-Sīrah an-Nabawiyyah (السيرة النبوية / Mục thánh truyện kí) là cứ liệu chính thức về sự đời Đấng Tiên Tri Muhammad. Sách này thường được thuyết giảng song hành al-Qurʾān hoặc al-Ḥadīth.

  • Mục thánh giáng sinh năm 570 (Mawlid an-Nabawī) tại thành Makkah trong gia tộc Banu Hashim thuộc thị tộc Quraysh. Makkah bấy giờ là thủ phủ một liên minh gồm nhiều thị tộc ở trung tâm bán đảo Arab.
  • Khi cha mất, Ngài được đem cho một gia đình du mục Badw nuôi dưỡng, Ngài tôn bà Halimah al-Sa'diyah làm dưỡng mẫu. Tới năm sáu tuổi, khi sinh mẫu mất, Ngài được ông nội Abd al-Muttalib, rồi người chú Abu Talib ibn Abd al-Muttalib giám hộ. Thuở thơ ấu, Ngài thường theo thương đoàn của chú qua lại giữa DimashqMakkah. Theo huyền thoại, một lần đi qua sa mạc, Ngài đã gặp ẩn sĩ Cảnh giáo Bhira để được tiên đoán về sứ mạng.
  • Khoảng năm 595, mục thánh kết hôn với bà góa Khadija bint Khuwaylid. Vào năm 605, các tộc trưởng đòi dỡ Tảng Đá Đen (الكعبة, al-Kaʿbah) vốn được kính thờ từ lâu, nhưng không ai dám quyết. Rốt cuộc, họ bàn rằng, hễ ai bước qua cổng vào thành thì người ấy được phán quyết. Và đó là mục thánh.
  • Năm 610, trong một lần lên núi an-Nūr ngoạn cảnh, mục thánh ghé động Hira định bụng nghỉ chân. Bỗng Ngài gặp vầng sáng lạ, mà vầng sáng đó là tổng lĩnh thiên sứ Jibril. Ông ta mặc khải vào tai mục thánh và Ngài thốt ra những lời đầu của al-qurʾān. Tự bấy trong 3 năm, mục thánh bỏ hết vui thú thường nhật để tập trung thực hành tâm linh. Các thân nhân và bằng hữu cũng bắt đầu tin theo, mà về sau được tôn làm những tín đồ Hồi giáo ban sơ.
  • Năm 613, mục thánh đi khắp thành Makkah truyền giáo, khiến các tộc trưởng ái ngại, vì tín niệm của Ngài trái biệt phong tục bản địa đương thời. Bất chấp điều đó, đạo của Ngài bắt đầu vượt phạm vi Arab, sang tận Phi châu. Năm 617, các tộc trưởng ra phán quyết bài xích gia tộc Banu Hashim và bản thân mục thánh. Vì thế, Ngài khó lòng ở lại bản quán.
  • Năm 619, cả hiền thê và người chú mục thánh đều mất, nên được gọi bi ai niên (عام الحزن / Ām al-Ḥuzn). Năm 620, tổng lĩnh thiên sứ Jibril lại hiện ra, tặng mục thánh con bạch mã có cánh (الْبُرَاق / al-Burāq) để khiến Ngài thực hiện dạ hành bí tích (الإسراء والمعراج‎, al-’Isrā’ wal-Miʿrāj). Theo truyền thuyết, mục thánh đã đi từ Makkah tới tận al-Quds‎‎‎‎, rồi quành về viếng aṭ-Ṭāʾif. Tuy nhiên, trong những năm ngắn ngủi này, Ngài vẫn gắng dàn xếp những tranh chấp trong thị tộc, đồng thời tìm đồng minh ở ngoại thành.
  • Tháng Sáu năm 622, một âm mưu ám hại mục thánh bị lộ, Ngài bèn bí mật dẫn tín đồ sang Madīnah lánh nạn nhằm tránh đổ máu vô ích trong thị tộc và bản quán. Năm này được gọi Hijrah (الهجرة‎), bắt đầu kỉ nguyên Hồi giáo.
  • Mười hai thị tộc Madīnah dựa vào uy tín sẵn có của mục thánh để mời Ngài làm quan xét, chức vị tương tự quốc trưởng. Ngài bắt đầu chỉ thị việc soạn những lề luật mới nhằm giữ yên trị, mà về sau được coi là nền tảng đạo đức Hồi giáo.
  • Từ năm 624, giữa MadīnahMakkah xảy chiến sự. Hai cộng đoàn lớn nhất Arab này từ lâu đã âm ỉ xung khắc thương mại và tín ngưỡng, nay càng được dịp tranh đấu kịch liệt. Tuy nhiên, thế lực Makkah ngày càng suy, trong khi Madīnah nhờ ơn uy mục thánh để gây thêm ảnh hưởng, nạp thêm đồng minh ở vùng rìa Arab.
  • Giai đoạn 626-7, người Madīnah tiến hành vây hãm Makkah. Makkah đã kiệt lực, đành nhờ người Do Thái điều đình giúp. Rốt cuộc, họ phải mở cổng thành cho quân Madīnah vào. Hễ ai không chịu cải sang Hồi giáo đều bị sát hại, tuy nhiên số lượng không đáng kể.
  • Năm 629, hòa ước al-Ḥudaybiyyah (صَلَح ٱلْحُدَيْبِيَّة) được ấn định, gây tiền đề cho sự thánh hóa hai thành thị MakkahMadīnah. Đồng thời, mục thánh Muhammad trở thành lĩnh tụ hiển nhiên của huynh đệ Hồi giáo. Sinh thời, Ngài không giữ chức vị cụ thể nào, nhưng uy thế tương tự quốc trưởng trong khắp dân Arab.
  • Trong mấy năm cuối đời, Đấng Tiên Tri bắt đầu gây ảnh hưởng bằng cách gửi thư riêng cho các sa hoàng La Mã, Ba Tư và vua Yemen để khuyến dụ họ cải sang Hồi giáo, đồng thời củng cố liên minh Arab cả bằng võ lực và bang giao. Các động thái này thường được quy về khái niệm triều cận (حَـجّ‎ / Ḥaǧǧ).
  • Ngày 08 tháng 06 năm 632, Đấng Tiên Tri Muhammad tạ thế tại Madīnah, ở hậu cung đức bà Aishah.

Văn hóa[sửa]

Đương thời, Đấng Tiên Tri kết hôn thảy 13 lần, có chừng 7 người con chính thức. Nhưng thì điểm đó thế lực Hồi giáo còn sơ khai nên di sản chính trị của Ngài cũng như sự kế thừa của các con không được tính đến. Thậm chí ngay khi biết tin Đấng Ngôn Sứ qua đời, người Arab bắt đầu hoang mang và đòi quay lại cựu giáo.

Vị giáo hữu thân tín kiêm nhạc phụ Abu Bakr bèn tuyên bố lập một chính thể là al-Khilāfah ar-Rāšidah (اَلْخِلَافَةُ ٱلرَّاشِدَةُ‎), minh diễn "chính thống kế thừa quốc". Chính thể này có bản chất liên minh thị tộc như thời Đấng Tiên Tri, nhưng ngôi chân chúa được gọi Khalīfah (خليفة), minh diễn "chính thống kế thừa giả". Sự kiện này thiết lập một truyền thống Hồi giáo trong khoảng một thiên niên kỉ rằng tính chính danh phải có liên hệ Đấng Tiên Tri hoặc được thực thể có liên hệ Đấng Tiên Tri thừa nhận.

Tại Việt Nam hiện đại, các văn bản khoa học và truyền thông thường kí danh mục thánh là Môhammét.

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]

  1. Classical Arabic pronunciation
  2. Elizabeth Goldman (1995), p. 63, gives 8 June 632 CE, the dominant Islamic tradition. Many earlier (primarily non-Islamic) traditions refer to him as still alive at the time of the invasion of Palestine. See Stephen J. Shoemaker,The Death of a Prophet: The End of Muhammad's Life and the Beginnings of Islam, page 248, University of Pennsylvania Press, 2011.
  3. Alford T. Welch; Ahmad S. Moussalli; Gordon D. Newby (2009), "Muḥammad", trong John L. Esposito (bt.), The Oxford Encyclopedia of the Islamic World, Oxford: Oxford University Press, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 11 tháng 2 năm 2017, The Prophet of Islam was a religious, political, and social reformer who gave rise to one of the great civilizations of the world. From a modern, historical perspective, Muḥammad was the founder of Islam. From the perspective of the Islamic faith, he was God's Messenger (rasūl Allāh), called to be a "warner," first to the Arabs and then to all humankind.
  4. Esposito (2002b), pp. 4–5.
  5. Peters, F.E. (2003), Islam: A Guide for Jews and Christians, Princeton University Press, tr. 9, ISBN 978-0-691-11553-5
  6. Esposito, John (1998), Islam: The Straight Path (3rd ed.), Oxford University Press, tr. 9, 12, ISBN 978-0-19-511234-4
  7. Simon Ross Valentine (2008), Islam and the Ahmadiyya Jama'at: History, Belief, Practice, Columbia University Press, tr. 134, ISBN 978-1-85065-916-7 ; Finality of Prophethood | Hadhrat Muhammad (PUBH) the Last Prophet, Ahmadiyya Muslim Community, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 24 tháng 7 năm 2011 ; African American Religious Leaders – p. 76, Jim Haskins, Kathleen Benson – 2008) ; Daniel Pipes, Miniatures: Views of Islamic and Middle Eastern Politics, p. 98 (2004))

Tài liệu[sửa]

Quốc văn
  • Hassan bin Abdul Karim & Abdul Halim Ahmed, Thiên Kinh Qu'ran và bản dịch ý nghĩa nội dung bằng Việt ngữ, Trung tâm Ấn loát Quốc Vương Fahad về việc xuất bản Thiên Kinh Qu'ran, Madīnah, Arab Saudi, 2004.
Ngoại văn

Tư liệu[sửa]