Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào có thể đã tồn tại lâu (mạn tính) hoặc mới xuất hiện (cấp tính). Viêm màng bồ đào trước phân thành 2 loại là viêm màng bồ đào dạng u hạt và không dạng u hạt. Sự khác biệt dựa vào tác nhân gây bệnh. Viêm màng bồ đào dạng u hạt thường do vi khuẩn lao trong khi không dạng u hạt thường do liên cầu gây ra.

Trong hầu hết các trường hợp viêm màng bồ đào ảnh hưởng chỉ ở một mắt, mặc dù viêm màng bồ đào sau đôi khi liên quan đến cả hai mắt. Khoảng 60% trường hợp bệnh chỉ xảy ra ở mắt, 40% còn lại liên quan đến một số bệnh hệ thống hoặc các rối loạn khác. Viêm màng bồ đào không có tính chất di truyền và không liên quan đến lối sống, nghề nghiệp, vị trí địa lý, or các yếu tố môi trường.

Viêm màng bồ đào có thể phát triển nhanh chóng và gây ra những tổn thương mắt lâu dài. Những bệnh nhân viêm màng bồ đào mạn tính nên khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể. Nếu bệnh nhân có biển hiện mất thị lực đột ngột hoặc mắt sưng tấy thì nên đến bệnh viện ngay lập tức để cấp cứu khẩn cấp.

Nguyên nhân và triệu chứng[sửa]

Nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa rõ, nhưng bệnh có thể là kết quả của chấn thương, dị ứng hoặc 1 đáp ứng với các bệnh hệ thống hoặc bệnh về mắt. Viêm màng bồ đào có lẽ là 1 loại cơ chế đáp ứng miễn dịch. Ở những người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể là do 1 nhiễm khuẩn.

Viêm màng bồ đào mạn tính thường liên quan đến các rối loạn hệ thống như bệnh Lyme, sarcoid hoặc viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên, …

Viêm màng bồ đào trước[sửa]

Các triệu chứng đặc trưng bao gồm đau mắt dữ dội, đỏ mắt đặc biệt xung quanh vùng rìa mống mắt và cực kì nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng) – xảy ra phần lớn trong viêm màng bồ đào cấp tính. Soi dịch tiền phòng có thể thấy DH Tyndall (dịch đục và có nhiều tế bào). Mống mắt có thể có tổn thương dạng nốt, đồng tử bị co nhỏ và không phản xạ với ánh sáng. Trong những trường hợp nặng, khi khám mắt có thể thấy mủ và nhiều xác bạch cầu trong cấu trúc trong suốt của mắt. Viêm màng bồ đào dạng u hạt

Bệnh thường biểu hiện có các tế bào lớn màu trắng – hơi vàng ở phần sau của giác mạc và có thể các nốt nhỏ ở mống mắt. Đây là thể bệnh thường không cấp tính như dạng không hạt, mắt thường viêm nhẹ và bệnh nhân có biểu hiện nhìn mờ.

Viêm màng bồ đào dạng u hạt có thể là do các bệnh như giang mai, toxoplasma, nhiễm cytomegalovirus, sarcoidosis, lao …

Viêm màng bồ đào dạng không u hạt[sửa]

Các tế bào thấy trên giác mạc nhỏ hơn và không có các nốt trên mống mắt. Tuy nhiên, về lâm sàng thường đau hơn. bệnh nhân có đỏ mắt, mất thị lực và sợ ánh sáng.

Thể bệnh này thường do các bệnh lý hệ thống như viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter, bệnh vẩy nến, viêm loét đại trực tràng, hội chứng Behcet, bệnh Lyme, bệnh Crohn.

Viêm màng bồ đào sau[sửa]

Biểu hiện thường mờ nhạt. bệnh nhân thường có triệu chứng nhìn mờ hoặc các đốm đen như ruồi bay, một số người có cảm giác đau hoặc sợ ánh sáng. Một số trường hợp đồng tử dính vào thể thủy tinh gây tăng áp lực nội nhãn.

Viêm màng bồ đào sau có thể cấp tính hoặc mạn tính, thường cả hai mắt đều bị ảnh hưởng. Khi thăm khám bác sĩ có thể phát hiện thấy dịch kính bị mờ, có thể thấy các tổn thương viêm màu vàng hoặc đen ở hắc mạc hoặc võng mạc.

Viêm màng bồ đào trung gian[sửa]

Viêm màng bồ đào trung gian là viêm ở tổ chức trung gian thuộc thể mi, thường gặp ở người trẻ tuổi và có thể phát triển thành viêm màng bồ đào sau. Các bệnh gây viêm màng bồ đào dạng u hạt cũng có thể gây ra viêm màng bồ đào sau.

Chẩn đoán[sửa]

Bác sĩ chuyên khoa mắt khám bệnh nhân bằng kính khe sáng để loại trừ viêm kết mạc và một số thể của glaucoma.

Nếu không có biểu hiện của tăng tiết ghèm mắt hoặc các mẫu bệnh phẩm không có bằng chứng của nhiễm khuẩn có thể loại trừ viêm kết mạc. Ngoài ra trong viêm màng bồ đào đồng tử thường nhỏ còn viêm kết mạc kích thước đồng tử thường bình thường. Trong glaucome cấp, bệnh nhân thường có biểu hiện đau mắt, nhìn mờ và tăng nhãn áp, trong khi viêm màng bồ đào thì bệnh nhân đau mức độ vừa, giác mạc trong và nhãn áp có thể bình thường hoặc tăng nhẹ.

Bác sĩ có thể sử dùng đèn khe sáng hoặc các thấu kính phóng đại khác để quan sát thêm hắc mạc và võng mạc. Một số thiết bị khác thường dùng trong lâm sàng bao gồm đèn soi mắt cầm tay hoặc đèm khám mắt có 2 kính. Các thiết bị thăm khám này đều không gây ra khó chịu khi thăm khám bệnh.

Xét nghiệm cận lâm sàng[sửa]

Các xét nghiệm dùng để loại trừ bệnh viêm kết mạc. Bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch trong mi mắt, gửi đến phòng xét nghiệm. Xét nghiệm máu thường chỉ định trong trường hợp nghi ngờ nhiễm toxoplasma hoặc các bệnh hệ thống.

Điều trị[sửa]

Bệnh cần được điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa mắt, vì phương pháp điều trị bao gồm cả tại chỗ và toàn thân.

Viêm màng bồ đào trước thường được điều trị với corticoid đường tra tại mắt, trong các trường hợp nặng, cần sử dụng corticoid tiêm cạnh nhãn cầu hoặc đường uống. Thuốc giãn đồng tử: dung dịch Atropin 1% - 4% tra ngày 2 – 3 ngày lần, nếu đồng tử giãn được cần duy trì ngày 1 lần.

Viêm màng bồ đào sau thường được điều trị corticoid đường toàn thân và ít khi cần sử dụng thuốc giãn đồng tử kết hợp.

Sử dụng Steroid kéo dài có thể làm tăng nhãn áp, do đó làm tăng nguy cơ glaucoma, đục thể thủy tinh. Vì vậy bệnh nhân cần được theo dõi định kì và chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc.

Tiên lượng[sửa]

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào vị trí viêm màng bồ đào, thể cấp hoặc mạn tính và thời gian điều trị sớm hay muộn. Viêm màng bồ đào không được điều trị có tiên lượng xấu. Viêm màng bồ đào trước không được điều trị thường tiến triển thành viêm màng bồ đào sau, dẫn đến đục thể thủy tinh, mô sẹo và cuối cùng là glaucoma. Nếu được điều trị kịp thời, viêm màng bồ đào trước thường khỏi trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng bệnh có khả năng tái phát. Viêm màng bồ đào sau thường dẫn đến mất thị lực hoặc nhìn mờ vĩnh viễn.

Phòng bệnh[sửa]

Hiện chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.

Bệnh nhân cần được cảnh báo về nguy cơ bệnh tái phát và hướng dẫn về các triệu chứng, đặc biệt là biểu hiện viêm mống mắt, bệnh nhân cần đến khám ngay khi có những dấu hiệu tái phát đầu tiên.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. American Academy of Ophthalmology (AAO), P. O. Box 7424, San Francisco, CA, 94120-7424, (415) 561-8500, Fax: (415) 561-8500, http:// www.aao.org.
  2. American Optometric Association, 243 North Lindbergh Blvd., St. Louis, MO, 63141, (314) 991-4100, Fax: (314) 991-4101, (800) 365-2219, http://www. aoa.org/.
  3. Bộ môn mắt- Trường đại học y Hà Nội. Bài giảng nhãn khoa, Nhà xuất bản y học, 2005.