Mục từ này cần được bình duyệt
Ung thư
Phiên bản vào lúc 21:57, ngày 6 tháng 6 năm 2022 của Marrella (Thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Ung thư
Tên khácKhối u ác tính, u ác
Types of tumor cells.jpg
Ung thư (phải) phát triển không thể kiểm soát và xâm lấn mô xung quanh; u lành (trái) bị ngăn cách với mô lân cận.
Chuyên khoaUng thư học
Triệu chứngNổi u, sưng hạch, loét, đau, xuất huyết, sụt cân, khó thở, mệt mỏi, trầm cảm, suy giảm nhận thức.[1][2]
Yếu tố nguy cơThuốc lá, tác nhân lây nhiễm, đồ uống có cồn, ánh sáng mặt trời và bức xạ tử ngoại, bức xạ ion hóa, chế độ ăn không lành mạnh, lười vận động, béo phì, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp, một số dược phẩm.[3]
Chẩn đoánKhám thân thể, xét nghiệm phòng thí nghiệm, chụp ảnh y khoa, sinh thiết.[4]
Phòng ngừaKhông hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn, cải thiện chế độ ăn, tiêm chủng, tích cực vận động, duy trì cân nặng phù hợp, tránh: hóa chất, bức xạ ion hóa, cực tím, ô nhiễm môi trường.[5][6]
Điều trịCác phương pháp chính: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp hormone,[7] liệu pháp nhắm đích.[8]
Số người mắc19,3 triệu (2020)[9]
Số người chết10 triệu (2020)[9]

Ung thư là nhóm các bệnh có đặc điểm những tế bào bất thường phân chia không kiểm soát và xâm lấn hoặc lan sang những bộ phận khác của cơ thể.[10][11] Khả năng xâm lấn ra ngoài địa điểm ban đầu làm nên nét khác biệt căn bản giữa ung thư hay khối u ác tính với u lành, dù vậy một số loại u lành có thể biến thành u ác.[12][13] Về bản chất, ung thư là bệnh về gen hay di truyền phát sinh khi có sự tích lũy những biến đổi cấp phân tử trong bộ gen của những tế bào soma.[14] Một số đặc tính cốt lõi của ung thư gồm: không ngừng ra tín hiệu tăng sinh, lẩn tránh các tác nhân ức chế sinh trưởng, kháng chết tế bào, cho phép nhân bản vĩnh viễn, kích thích hình thành mạch, kích hoạt xâm lấn và di căn.[15] Dấu hiệu và triệu chứng có thể là nổi u, sưng hạch, loét, đau, xuất huyết, sụt cân, khó thở, mệt mỏi, trầm cảm, suy giảm nhận thức.[1][2] Con người đã biết đến hơn 100 loại ung thư.[10][13]

Ung thư thường được phân loại theo nguồn gốc mô hay tế bào phát sinh.[10][13] Hầu hết các ca ung thư ở người là ung thư biểu mô (carcinoma) xảy ra ở biểu mô.[16][17] Sarcoma là u ác tính gốc trung mô, thường là mô liên kết (như cơ, xương)[18] và loại này hiếm gặp.[13][19] Leukemia là sự tích lũy dư thừa những tế bào tạo máu bất thường, gọi là tế bào non, trong tủy xương và máu ngoại vi;[20] hay đơn giản nó là ung thư tế bào máu.[21][22] Lymphoma là ung thư hình thành từ mô hay tế bào bạch huyết (lympho)[16][23] gồm tế bào B, tế bào T, tế bào NK và được phân thành hai nhóm lớn là lymphoma Hodgkinkhông Hodgkin.[24] Myeloma xảy ra khi một dòng tương bào trong tủy xương hóa ác tính dẫn đến sự sản sinh thừa thãi một loại kháng thể và phá hủy xương.[25][26]

Các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư là hút thuốc lá,[↓ 1] tiêu thụ đồ uống có cồn, ăn ít rau quả, thừa cânbéo phì.[28] Một số yếu tố nguy cơ đáng kể khác bao gồm: già hóa,[29] tác nhân lây nhiễm (tiêu biểu là virus),[30] bức xạ ion hóa,[31] hóa chất (như thuốc bảo vệ thực vật, nitrosamine, aflatoxin, arsenic, dioxin, ...),[32] viêm mạn tính,[33] tiền sử gia đình.[34] Hầu hết các tác nhân gây ung thư làm tổn hại DNA và gây nên những đột biến, do đó ung thư là hệ quả của những biến đổi trong DNA.[35][36] Số khác không gây đột biến mà kích thích tăng sinh tế bào, trong khi một vài loại virus thì mang vật chất di truyền mới vào tế bào.[37] Thông thường, ung thư đòi hỏi phải có sự tích lũy đột biến và chọn lọc tự nhiên qua thời gian ở một quần thể tế bào soma, đây được xem như quá trình tiến hóa vi mô.[38] Mặc dù vậy trong số ít trường hợp, một sự kiện tai họa trong tế bào có thể lập tức dẫn tới nhiều đột biến và ung thư sẽ đến đột ngột hơn thường lệ.[35]

Ung thư có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn, giảm calo, vận động, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, ăn ít thịt, ăn nhiều rau quả và ngũ cốc nguyên hạt, tiêm chủng, khám sức khỏe định kỳ.[5] Tầm soát có thể giúp phát hiện ung thư sớm và làm tăng cơ hội điều trị hay chữa khỏi.[39] Mặc dù vậy nhiều loại ung thư chưa có khuyến cáo tầm soát hiệu quả và tồn tại những mặt trái như chẩn đoán hay điều trị thừa.[39] Chẩn đoán ung thư dựa vào khám thân thể, các xét nghiệm phòng thí nghiệm, chụp ảnh y khoa, sinh thiết.[4][40] Các phương pháp trụ cột và tiêu chuẩn trong điều trị ung thư là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,[41] ngoài ra quan trọng còn có liệu pháp nhắm đích,[8] liệu pháp hormone.[42] Chăm sóc giảm nhẹ hết sức cần thiết cho bệnh nhân giai đoạn muộn.[43] Kết cục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là giai đoạn bệnh, kế đến đáng kể là độ tuổi, giới tính, thể trạng, năng lực miễn dịch của bệnh nhân, cùng chất lượng điều trị.[44]

Trong năm 2020, trên thế giới ước tính có 19,3 triệu ca mắc ung thư mới và gần 10 triệu người tử vong vì căn bệnh.[9] Ung thư vú đã trở thành loại ung thư phổ biến nhất với 2,3 triệu ca mới, trong khi ung thư phổi là loại gây tử vong hàng đầu với 1,8 triệu người chết.[9] Tỷ lệ mắc và tử vong ở nam đều cao hơn nữ, lần lượt là 19 và 43%.[9] Đa phần số ca mắc (49,3%) và tử vong (58,3%) xảy ra ở châu Á, châu lục đông dân nhất (chiếm 59,5% dân số thế giới).[9] Kiểu ung thư ở trẻ em khác với người lớn, hay gặp nhất là leukemia, lymphoma và u hệ thần kinh trung ương.[45] Con người đã bị mắc bệnh từ thời tiền sử, mặc dù vậy nó mới trở nên phổ biến hơn rõ rệt trong vài thập kỷ gần đây do dân số già hóa nhanh, hành vi nguy cơ gia tăng và sự hiện diện nhiều hơn của chất gây ung thư trong môi trường và sản phẩm tiêu dùng.[46] Ung thư gây tổn thất kinh tế lớn nhất trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.[47] Ở châu Âu, tổng chi phí cho ung thư ước đạt 199 tỷ euro vào năm 2018.[48]

Chú thích[sửa]

  1. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2020, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phòng tránh được hàng đầu trên thế giới. Trong đó, thuốc lá điếu là hình thức phổ biến nhất và được xác định gây ra ít nhất 20 loại ung thư khác nhau. Mỗi năm ước tính trên thế giới có 2,4 triệu người chết vì ung thư có nguyên nhân từ việc hút thuốc lá. Các sản phẩm thuốc lá được dự kiến sẽ cướp đi sinh mạng của một tỷ người trong thế kỷ này, phần nhiều vì ung thư và chủ yếu ở các nước thu nhập vừa và thấp.[27]

Tham khảo[sửa]

  1. a b Stephens & Aigner 2016, tr. 47–49, 54.
  2. a b Cleeland, Charles S. (tháng 7 năm 2000), "Cancer-related symptoms", Seminars in Radiation Oncology, 10 (3): 175–190, doi:10.1053/srao.2000.6590, PMID 11034629, S2CID 34456428
  3. Wild et al. 2020, tr. 49–143, Chapter 2–Causes of cancer, including hazardous circumstances.
  4. a b "Cancer Diagnosis", Journal of Cancer Diagnosis, ISSN 2476-2253, truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022
  5. a b Anand, Preetha; Kunnumakara, Ajaikumar B.; Sundaram, Chitra; Harikumar, Kuzhuvelil B.; Tharakan, Sheeja T.; Lai, Oiki S.; Sung, Bokyung; Aggarwal, Bharat B. (ngày 15 tháng 7 năm 2008), "Cancer is a Preventable Disease that Requires Major Lifestyle Changes", Pharmaceutical Research, 25 (9): 2097–2116, doi:10.1007/s11095-008-9661-9, PMC 2515569, PMID 18626751, S2CID 5533634
  6. "Cancer", who.int, World Health Organization, ngày 3 tháng 2 năm 2022, truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2022
  7. Stephens & Aigner 2016, tr. 85, 103, 106.
  8. a b Padma, Viswanadha Vijaya (ngày 28 tháng 11 năm 2015), "An overview of targeted cancer therapy", BioMedicine, 5 (4), doi:10.7603/s40681-015-0019-4, PMC 4662664, PMID 26613930, S2CID 18910935
  9. a b c d e f Sung, Hyuna; Ferlay, Jacques; Siegel, Rebecca L.; Laversanne, Mathieu; Soerjomataram, Isabelle; Jemal, Ahmedin; Bray, Freddie (ngày 4 tháng 2 năm 2021), "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries", CA: A Cancer Journal for Clinicians, 71 (3): 209–249, doi:10.3322/caac.21660, PMC 8879621, PMID 33538338
  10. a b c Pecorino 2012, tr. 2.
  11. Fior & Zilhão 2019, tr. 2.
  12. Patel, Aisha (ngày 1 tháng 9 năm 2020), "Benign vs Malignant Tumors", JAMA Oncology, 6 (9): 1488, doi:10.1001/jamaoncol.2020.2592, PMID 32729930, S2CID 220877984
  13. a b c d Cooper 2018, tr. 670.
  14. DeVita et al. 2011, tr. 2.
  15. Hanahan, Douglas; Weinberg, Robert A. (tháng 3 năm 2011), "Hallmarks of Cancer: The Next Generation", Cell, 144 (5): 646–674, doi:10.1016/j.cell.2011.02.013, PMID 21376230, S2CID 13011249
  16. a b Fior & Zilhão 2019, tr. 197.
  17. Schwab, Manfred, bt. (2011), "Carcinoma", Encyclopedia of Cancer, Springer, Berlin, Heidelberg, tr. 657, doi:10.1007/978-3-642-16483-5_848
  18. Schwab, Manfred, bt. (2011), "Sarcoma", Encyclopedia of Cancer, Springer, Berlin, Heidelberg, tr. 3335, doi:10.1007/978-3-642-16483-5_5161
  19. Potter, Jared W.; Jones, Kevin B.; Barrott, Jared J. (tháng 6 năm 2018), "Sarcoma–The standard-bearer in cancer discovery", Critical Reviews in Oncology/Hematology, 126: 1–5, doi:10.1016/j.critrevonc.2018.03.007, PMC 5961738, PMID 29759550, S2CID 29154857
  20. Mughal et al. 2010, tr. 32.
  21. Schwab, Manfred, bt. (2011), "Leukemia", Encyclopedia of Cancer, Springer, Berlin, Heidelberg, tr. 2005, doi:10.1007/978-3-642-16483-5_3322
  22. "Leukemia—Patient Version", cancer.gov, National Cancer Institute, truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2022
  23. Mughal et al. 2010, tr. 19.
  24. Owens, Colette; Younes, Anas (2016), "Introduction", trong Younes, Anas (bt.), Handbook of Lymphoma, Springer International Publishing, tr. 1–9, doi:10.1007/978-3-319-08467-1_1
  25. Gullo, Charles A. (2011), "Multiple Myeloma", trong Schwab, Manfred (bt.), Encyclopedia of Cancer, Springer, Berlin, Heidelberg, tr. 2401–2404, doi:10.1007/978-3-642-16483-5_3898
  26. Matsumoto, Toshio; Abe, Masahiro (ngày 1 tháng 4 năm 2006), "Bone Destruction in Multiple Myeloma", Annals of the New York Academy of Sciences, 1068 (1): 319–326, doi:10.1196/annals.1346.035, PMID 16831932, S2CID 17139655
  27. Wild et al. 2020, tr. 50–51.
  28. Danaei, Goodarz; Vander Hoorn, Stephen; Lopez, Alan D; Murray, Christopher JL; Ezzati, Majid (tháng 11 năm 2005), "Causes of cancer in the world: comparative risk assessment of nine behavioural and environmental risk factors", The Lancet, 366 (9499): 1784–1793, doi:10.1016/S0140-6736(05)67725-2, S2CID 17354479
  29. Macdonald, Sara; Cunningham, Yvonne; Patterson, Chris; Robb, Katie; Macleod, Una; Anker, Thomas; Hilton, Shona (ngày 26 tháng 4 năm 2018), "Mass media and risk factors for cancer: the under-representation of age", BMC Public Health, 18 (1), doi:10.1186/s12889-018-5341-9, PMC 5918870, PMID 29695238, S2CID 13955131
  30. Pappas, G. (tháng 11 năm 2009), "Infectious causes of cancer: an evolving educational saga", Clinical Microbiology and Infection, 15 (11): 961–963, doi:10.1111/j.1469-0691.2009.03034.x, PMID 19874378, S2CID 36209766
  31. Gilbert, Ethel S. (tháng 1 năm 2009), "Ionising radiation and cancer risks: What have we learned from epidemiology?", International Journal of Radiation Biology, 85 (6): 467–482, doi:10.1080/09553000902883836, PMC 2859619, PMID 19401906, S2CID 25850844
  32. Soliman, Maher (ngày 16 tháng 5 năm 2018), "Cancer Causing Chemicals", trong Atroshi, Faik (bt.), Cancer Causing Substances, InTech, doi:10.5772/intechopen.71560, S2CID 134884659
  33. Shacter, Emily; Weitzman, Sigmund A. (tháng 2 năm 2002), "Chronic inflammation and cancer", Oncology (Williston Park), 16 (2): 217–26, 229, discussion 230–2, PMID 11866137, S2CID 2673292
  34. Turati, F.; Edefonti, V.; Bosetti, C.; Ferraroni, M.; Malvezzi, M.; Franceschi, S.; Talamini, R.; Montella, M.; Levi, F.; Dal Maso, L.; Serraino, D.; Polesel, J.; Negri, E.; Decarli, A.; La Vecchia, C. (tháng 10 năm 2013), "Family history of cancer and the risk of cancer: a network of case–control studies", Annals of Oncology, 24 (10): 2651–2656, doi:10.1093/annonc/mdt280, PMID 23884440, S2CID 20094899
  35. a b Pecorino 2012, tr. 5.
  36. Cooper 2018, tr. 675.
  37. Cooper 2018, tr. 676.
  38. Fior & Zilhão 2019, tr. 4.
  39. a b Schiffman, Joshua D.; Fisher, Paul G.; Gibbs, Peter (tháng 5 năm 2015), "Early Detection of Cancer: Past, Present, and Future", American Society of Clinical Oncology Educational Book (35): 57–65, doi:10.14694/EdBook_AM.2015.35.57, PMID 25993143, S2CID 14391133
  40. "How Cancer Is Diagnosed", cancer.gov, National Cancer Institute, ngày 17 tháng 7 năm 2019, truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022
  41. Esfahani, K.; Roudaia, L.; Buhlaiga, N.; Del Rincon, S.V.; Papneja, N.; Miller, W.H. (ngày 1 tháng 4 năm 2020), "A Review of Cancer Immunotherapy: From the Past, to the Present, to the Future", Current Oncology, 27 (12): 87–97, doi:10.3747/co.27.5223, PMC 7194005, PMID 32368178, S2CID 218504244
  42. Abraham, Jacinta; Staffurth, John (tháng 2 năm 2020), "Hormonal therapy for cancer", Medicine, 48 (2): 103–107, doi:10.1016/j.mpmed.2019.11.007
  43. Agarwal, Rajiv; Epstein, Andrew (tháng 12 năm 2017), "The Role of Palliative Care in Oncology", Seminars in Interventional Radiology, 34 (04): 307–312, doi:10.1055/s-0037-1608702, PMC 5730447, PMID 29249853, S2CID 20406491
  44. Gospodarowicz, Mary; O'Sullivan, Brian (2003), "Prognostic factors in cancer", Seminars in Surgical Oncology, 21 (1): 13–18, doi:10.1002/ssu.10016, PMID 12923911, S2CID 71764912
  45. Wild et al. 2020, tr. 122.
  46. Faguet, Guy B. (ngày 5 tháng 9 năm 2014), "A brief history of cancer: Age-old milestones underlying our current knowledge database", International Journal of Cancer, 136 (9): 2022–2036, doi:10.1002/ijc.29134, PMID 25113657, S2CID 205950849
  47. Bona, Lalisa Gemechu; Geleta, Dereje; Dulla, Dubale; Deribe, Bedilu; Ayalew, Mohammed; Ababi, Girma; Bogale, Netsanet; Mengistu, Kurabachew; Gadissa, Anteneh; Gebretsadik, Achamyelesh (ngày 1 tháng 1 năm 2021), "Economic Burden of Cancer on Cancer Patients Treated at Hawassa University Comprehensive Specialized Hospital", Cancer Control, 28: 107327482110092, doi:10.1177/10732748211009252, PMC 8204646, PMID 33858225
  48. Hofmarcher, Thomas; Lindgren, Peter; Wilking, Nils; Jönsson, Bengt (tháng 4 năm 2020), "The cost of cancer in Europe 2018", European Journal of Cancer, 129: 41–49, doi:10.1016/j.ejca.2020.01.011, PMID 32120274, S2CID 211831708

Sách[sửa]