Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Thuốc chống viêm đường hô hấp

Thuốc chống viêm đường hô hấp là nhóm thuốc kháng viêm có nguồn gốc từ các hormon tuyến thượng thận, được sử dụng cho các trường hợp viêm đường hô hấp hoặc phổi.

Mục đích[sửa]

Các thuốc nhóm này thường được bào chế dưới dạng thuốc hít, nhằm đưa thuốc trực tiếp tới các mô của đường hô hấp. Thường bao gồm hai loại: loại 1 thường được đưa vào mũi, để điều trị polyp mũi, viêm mũi dị ứng lâu năm, viêm mũi dị ứng theo mùa, mãn tính tái phát hoặc viêm xoang; loại 2 được thiết kế để đưa sâu vào trong đường hô hấp, được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn mãn tính, và các trường hợp cấp cứu đối với hen cấp tính.

Các thuốc chống viêm đường hô hấp đều là các corticoid có tác dụng chống viêm, được thiết kế giống nhau về phương thức sử dụng và phân liều. Các thuốc hít được thiết kế dạng hít bằng mũi hoặc bằng miệng. Hít bằng miệng có thể đưa thuốc vào sâu trong phổi, do đó thường được sử dụng trong điều trị các bệnh hen suyễn.

Mô tả[sửa]

Thuốc chống viêm đường hô hấp hiện nay bao gồm 8 loại được kể tên như:

- Beclomethasone dipropionate (Qtar, Vanceril, Beclovent)

- Budesonide (Pulmicort)

- Flunisolide (AeroBID)

- Fluticosone propionate (Flovent)

- Và triamcinolone acetonide (Azmacort)

Ngoài ra, một vài chế phẩm là sản phẩm kết hợp như fluticasone propionate và salmeterol xinafoate (Advair Diskus) sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Mặc dù sản phẩm khác nhau về hiệu quả và thời gian tác động, tuy nhiên liều và tần suất liều được đã được điều chỉnh, và dường như không có sự khác nhau đáng kể giữa các loại thuốc.

Cần tư vấn sử dụng sản phẩm cho bệnh nhân để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Liều khuyến cáo[sửa]

Liều lượng thực tế được đo bằng dụng cụ phân liều đi kèm với sản phẩm. Liều được khuyến cáo là phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân hoặc tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân. Ví dụ: beclomethasone (1-2 liều x 2 lần/ngày), budesonide (1-2 liều x 2 lần/ngày), flunisolide (2 liều x 2 lần/ngày), fluticasone propionate (100 ug x 2 lần/ngày hoặc 2 liều x 50ug/lần x 2 lần/ngày), triamcinolone acetonide (2-3 liều x 4 lần/ngày).

Thận trọng[sửa]

Chăm sóc đặc biệt là cần thiết cho những bệnh nhân chuyển từ corticosteroid toàn thân sang hít steroid.

Các thuốc chống viêm đường hô hấp có thể giúp kiểm soát đầy đủ bệnh hen suyễn, tuy nhiên chúng không thay thế được dạng chống viêm toàn thân khác.

Trong trường hợp căng thẳng hoặc hen suyễn nặng, phải sử dụng thuốc chống viêm đường uống khác, đồng thời đều đặn kiểm tra nồng độ cortisol cho đến khi trở lại bình thường.

Đối với những bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp toàn thân và đang chuyển sang hít corticosteroid, khoảng thời gian giảm liều uống có thể gây ra các triệu chứng, bao gồm đau khớp hoặc cơ, mệt mỏi và trầm cảm. Cần theo dõi liên tục cho đến khi các chức năng bình thường được phục hồi. Điều cần thiết là bệnh nhân phải học cách sử dụng ống hít đúng cách. Nếu ống hít không được sử dụng đúng cách, corticosteroid có thể không đạt được vị trí tác dụng dự kiến. Thay vào đó, chúng có thể bị bỏ lại trong miệng hoặc nuốt phải và lắng đọng trong đường tiêu hóa. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, đồng thời làm giảm khả năng bảo vệ khỏi các cơn hen.

Corticosteroid dạng hít không dùng để điều trị cơn hen cấp tính hoặc giảm nhanh cơn co thắt phế quản.

Tác dụng không mong muốn[sửa]

Có thể khó đánh giá tác dụng phụ của corticosteroid dạng hít vì nhiều tác dụng phụ được báo cáo có liên quan chặt chẽ với việc giảm liều hoặc ngừng sử dụng steroid toàn thân.

Vấn đề nghiêm trọng thường gặp nhất là các mảng trắng trong miệng do nhiễm trùng khu trú. Các tác dụng phụ phổ biến bổ sung là: ho, đau nhức tổng quát hoặc cảm giác ốm yếu nói chung, chất nhầy màu vàng xanh trong mũi, đau đầu, khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói khác, ăn mất ngon, chảy nước mũi, đau hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi bất thường.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm: mù, mờ mắt, đau mắt, gãy xương, triệu chứng của đái tháo đường (cảm giác đói, khát, tiểu nhiều), mọc lông ở mặt, béo cổ mặt, các vấn đề tim mạch khác, tăng huyết áp, giảm kinh nguyệt hoặc bất lực ở nam giới.

Tương tác thuốc[sửa]

Vì steroid dạng hít không đạt đến mức điều trị trong máu nên không có tương tác nghiêm trọng. Ketoconazole (Nizoral) đã được báo cáo là làm tăng nồng độ budesonide và fluticasone trong máu, nhưng không có bằng chứng đối với steroid được sử dụng qua đường hô hấp. Thuốc như troleandomycin và ketoconazole có thể làm giảm tốc độ chuyển hóa và giảm tốc độ đào thải của corticosteroid. Do đó, liều lượng corticosteroid nên được giảm xuống để tránh độc tính của steroid.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Katzung, Bertram G. Basic & Clinical Pharmacology. New York: McGraw-Hill Medical, 2006.
  2. Kirn, Timothy F. ‘‘Corticosteroids Are Not for All Asthma Patients: Physicians Need to Be Careful about Greatly Raising the Dose When a Patient Fails to Achieve Control.’’Pediatric News (February 2007): 52.
  3. Martinez, Fernando D. ‘‘Inhaled Corticosteroids and Asthma Prevention.’’The Lancet (August 26, 2006):708–710.
  4. Miller, Karl E. ‘‘Inhaled Corticosteroids Effective in Acute Asthma Attacks.’’ American Family Physician (May 1, 2007): 1383.
  5. Saunders, Cathy. ‘‘Reduced Lung Cancer Risk with Inhaled Corticosteroids.’’Australian Doctor (April 13, 2007): 1.
  6. Bộ môn dược lý- Đại học y Hà Nội. Dược lý lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.