Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Thụ tinh trong ống nghiệm
Phiên bản vào lúc 15:33, ngày 1 tháng 10 năm 2022 của Deepmind (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Thụ tinh trong ống nghiệm''' là kỹ thuật lấy noãn từ người vợ, thụ tinh với tinh trùng chồng trong labo, sau khi t…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật lấy noãn từ người vợ, thụ tinh với tinh trùng chồng trong labo, sau khi tạo thành phôi, sẽ chuyển trở lại vào tử cung người vợ.

Mục đích[sửa]

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để hỗ trợ những cặp vợ chồng hiếm muộn có con. Chẩn đoán vô sinh được đặt ra khi một cặp vợ chồng sinh hoạt tình dục đều đặn không sử dung các biện pháp tránh thai mà không có thai sau một năm. Một trong những nguyên nhân hay gặp là tổn thương ống dẫn trứng, mất cân bằng hoc-mon hoặc lạc nội mạc tử cung. Ở nam giới chất lượng tinh trùng yếu hoặc số lượng tinh trùng ít có thể gây vô sinh.

Minh họa thụ tinh trong ống nghiệm với bơm tinh trùng.

IVF là một trong những phương pháp giúp những cặp vợ chồng vô sinh có con. Chỉ định của IVF phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh bao gồm: tắc vòi trứng, lạc nội mạc tử cung (vừa và nặng) tinh trùng yếu hoặc số lượng ít. Một trong những phương pháp có thể điều trị trước khi làm IVF ví dụ như phẫu thuật giải quyết tắc vòi trứng.

IVF sẽ không thành công trong trường hợp người vợ không có nang noãn phát triển hoặc người chồng không có ít nhất một vài tinh trùng bình thường.

Mô tả[sửa]

IVF được tiến hành thành công lần đầu tiên vào năm 1978, khi mà em bé ống nghiệm đầu tiên ra đời tại Anh. 30 năm sau đó, hàng ngàn cặp vợ chồng được điều trị bằng IVF. Ít nhất 5 triệu trẻ em đã ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm trên toàn thế giới. Ước tính rằng 350.000 em bé ra đời bằng IVF mỗi năm, con số này ngày càng tăng.

IVF là một phương pháp mà trứng và tinh trùng kế hợp với nhau ở bên ngoài cơ thể người phụ nữ. Người phụ nữ có thể dung thuốc để có nhiều nang noãn chín cùng một thời điểm. Những noãn này được lấy ra ngoài bằng kim dài qua ngả âm đạo (dưới sự hướng dẫn của siêu âm) hoặc qua đường nội soi ổ bụng (đưa một camera qua sát vào ổ bụng dưới đường rạch nhỏ, điều này giúp bác sỹ quan sát được buồng trứng).

Sau khi noãn lấy ra khỏi cơ thể người phụ nữ, sẽ cho phối hợp với tinh trùng trong đĩa petri hoặc ống nghiệm (đây là nguồn gốc của từ “em bé ống nghiệm”). Noãn sau khi thụ tinh, và các tế bào bắt đầu phân chia, sẽ được chuyển lại tử cung người phụ nữ.

Nếu lấy đủ noãn khi chọc hút, số noãn thừa (có thể đã thụ tinh hoặc chưa thụ tinh) sẽ được đông lạnh để dành cho những lần sau.

Chuẩn bị[sửa]

Bác sỹ sản phụ khoa được đào tạo về IVF sẽ giám sát các bước thực hiện IVF. Bác sỹ này sẽ thực hiệ hầu hết các khâu trong quy trình IVf liên quan đến người phụ nữ. Hầu hết các chu kỳ IVF được thực hiện tại các cơ sở IVF chuyên sâu.

Sau khi có chỉ định làm IVF, người phụ nữ sẽ bắt đầu sử dụng thuốc kích thích buồng trứng để có nhiều nang noãn phát triển. Các thuốc này bao gồm: GnRH đồng vận (GnRHa), Pergonal, Clomid, Gonaldotropin nhau thai (hCG). Sự phát triển và trưởng thành noãn sẽ đượctheo dõi bằng siêu âm và xét nghiệm máu. Nếu có đủ nang noãn phát triển, bác sỹ sẽ thực hiện thủ thuật để hút các noãn trưởng thành ra ngoài. Người phụ nữ sẽ được an thần, gây tê hoặc gây mê khi thực hiện thủ thuật này.

Quá trình sàng lọc, điều trị vô sinh có thể mất thời gian và tốn kém tiền bạc và đôi khi kết quả không như mong muốn, Mỗi chu kỳ IVF mất ít nhất 1 chu kỳ kinh và 10 000 - 15 000 đô la, có thể được hoặc không được bảo hiểm chi trả, tùy thuộc vào quy định cảu từng bang. Ở Việt Nam mỗi chu kỳ IVF tốn trung bình khoảng 50 đến 120 triệu đồng, và không được bảo hiểm chi trả. Mệt mỏi khi đối diện với căn bệnh vô sinh là thách thức cho chính người trong cuộc và ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng. Áp lực và chi phí cho việc chạy chữa khám nhiều nơi, xét nghiệm, điều trị, phẫu thuật có thể là quá sức, các cặp vợ cồng vô sinh có thể cần tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình điều trị.

Chăm sóc sau thủ thuật[sửa]

Sau IVF, người phụ nữ có thể hoạt động hàng ngày bình thường, xét nghiệm có thai sau 12 đến 14 ngày để xem có thai hay không.

Nguy cơ[sửa]

Nguy cơ đi kèm với IVF bao gồm: đa thai (Khi nhiều phôi chuyển vào buồng tử cung và làm tổ) thai ngoài tử cung (Khi phôi làm tổ ngoài buồng tử cung ví dụ như vòi trứng hay ổ bụng). Một số tai biến hiếm gặp như xoắn buồng trứng, nhiễm khuẩn, chảy máu hoặc biến chứng của vô cảm. Năm 2013, em bé đầu tiên ra đời bằng công nghệ IVF mới, giúp làm giảm biến chứng có thể gặp là hội chứng quá kích buồng trứng. Nếu mà có thai nhờ IVF, thì những tai biến sản khoa tương tự như mang thai tự nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2012 cho rằng 1/3 số trẻ IVF sinh sa bị dị tật nhiều hơn so với mang thai tự nhiên. Nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục, và đối với nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con vẫn trội hơn so với những nguy cơ có thể của IVF.

Kết quả[sửa]

Kết quả phụ thuộc vào bác sỹ điều trị và trung tâm thực hiện, tuổi mẹ đóng vai trò quan trọng đến tỷ lệ thành công. Phụ nữ dưới 35 tuổi có 30 đến 35% cơ hội có thai trên mỗi chu kỳ làm IVF. Tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng giảm. Phụ nữ 35 đến 37 tuổi có tỷ lệ 25%, 38 đến 40 tuổi có tỷ lệ 15 đến 20%, trên 40 tuổi có tỷ lệ 6-10%. Nhiều cặp vợ chồng phải làm IVF nhiều lần mới có con.

Kết quả không mong muốn như thai ngoài tử cung, đa thai cần phải bỏ thai, hoặc đình chỉ thai nghén nếu sức khỏe mẹ có vấn đề.

Bệnh lý hay mắc phải nhất là thai ngoài tử cung. Đau thường đi kèm với thủ thuật chọc hút trứng. Tử vong khi làm IVF là cực hiếm.

Các phương pháp khác[sửa]

Có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Tiên tinh trùng vào bào tương noãn là phương pháp sử dụng kính hiển vi tiêm từng tinh trùng vào từng noãn. Noãn thụ tinh được chuyển lại vào buồng tử cung. Chuyển giao tử vào vòi trứng sử dụng một ống nhỏ chuyển hỗn hợp trứng và tinh trùng vào vòi trứng. Chuyển hợp tử vào vòi trứng sử dụng ống nhỏ chuyển hợp tử vào vòi trứng.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Nagy, Zsolt Peter, ed. Practical Manual of In Vitro Fertil-ization. New York: Springer, 2012.
  2. Steiger, Samantha P., ed. In Vitro Fertilization. New York: Nova Science, 2011.
  3. Vercellini, Paolo, et al. "In Vitro Fertilization and Ovarian Malignancies: Potential Implications for the Individual Patient and for the Community." Human Reproduction 27, no. 9 (2012): 2877-79.
  4. Wang, Shirley S. "New Strategy May Boost Fertility Clinic Success Rate." Wall Street Journal, October 2, 2012. http://online.wsj.com/article/SB10000872396390443862604578030600949336888.html (accessed July 19, 2013).
  5. A.D.A.M. Medical Enyclopedia. "In Vitro Fertilization (IVF)." MedlinePlus. http://www.nlm.nih.gov/medline plus/ency/article/007279.htm (accessed July 19, 2013).
  6. RESOLVE: The National Infertility Association, 1760 Old Meadow Rd., Ste. 500, McLean, VA, 22102, (703) 5567172, Fax: (703) 506-3266, http://www.resolve.org.
  7. Nguyễn Viết Tiến và cs. Các quy trình chẩn đoán và điều trị vô sinh, Nhà xuất bản y học, 2018.