Thảo luận:Biến đổi khí hậu
Phiên bản vào lúc 12:59, ngày 26 tháng 6 năm 2021 của Tttrung (Thảo luận | đóng góp) (→‎Bố cục)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Ghi công[sửa]

Phiên bản đầu tiên của mục từ này được xây dựng dựa trên nguyên liệu theo giấy phép CC-BY-SA: mục từ "Climate change" ở Wikipedia tiếng Anh.

Bình duyệt[sửa]

Đang phát triển[sửa]

Phạm vi[sửa]

Có 2 phạm vi nội dung liên quan đến chủ đề này

  • Biến đổi khí hậu nói chung, đã từng diễn ra trong lịch sử Trái đất:
    • Climate change ở Britannica
    • Changement climatique ở L'Encyclopédie canadienne
    • Khái niệm "biến đổi khí hậu" nêu trong Ngô Đức Thành 2021 (PGS.TS. Ngô Đức Thành, Giáo trình Đánh giá Biến đổi Khí hậu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021, ISBN 978-604-324-216-4, Mã số: 2K - 04Đ H2021, Số xuất bản: 700 - 2021/CXBIPH/07 - 74/ĐHQGHN, ngày 04/3/2021)
    • [1] [2] ở một số Wikipedia
  • Biến đổi khí hậu gần đây, liên quan nhiều đền "ấm lên toàn cầu" / "nóng lên toàn cầu", chủ yếu do người gây ra:

-> Bài này đang đi theo phạm vi thứ 2. Chúng ta nên thống nhất phạm vi cho bài này: lựa chọn giữ theo phạm vi này, hay gộp 2 phạm vi, hay theo phạm vi 1, hay phạm vi 2+ (phạm vi 2 nhưng có đề cập thêm nội dung ở phạm vi 1)? Tttrung (thảo luận) 12:59, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (+07)

Gộp hai phạm vi thì nội dung sẽ rất nhiều, mỗi phạm vi một mục từ thì phù hợp hơn. Phạm vi 2+ thì có thể nhưng nội dung của phạm vi 1 chỉ nên nhắc qua rất ít (đúng như trong bài đã làm), nên tập trung toàn bộ vào phạm vi 2, vấn đề vô cùng hệ trọng và đáng chú ý hơn cả. Marrella (thảo luận) 16:54, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (+07)
Phạm vi 1 sẽ đưa vào mục từ có tiêu đề như nào nhỉ ? (và giúp độc giả tìm kiếm "biến đổi khí hậu" theo nghĩa Climate change ở Britannica dễ dàng thấy được ? ) Tttrung (thảo luận) 21:05, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (+07)
"Biến hóa khí hậu", "thất thường khí hậu", "biến động khí hậu", "biến đổi khí hậu tổng quan". Marrella (thảo luận) 23:52, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (+07)
Thống nhất phạm vi 2+, phạm vi 1 vào "biến đổi khí hậu tổng quan" hay "biến đối khí hậu tổng quát". Tttrung (thảo luận) 15:26, ngày 9 tháng 6 năm 2021 (+07)

Bố cục[sửa]

Đề xuất bố cục lại mục từ này như sau. Mọi người cho ý kiến nha. Tttrung (thảo luận) 12:45, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (+07)

Lựa chọn nội dung và bố cục
Lựa chọn Diễn giải Phiên bản đầu Global warming ở Britannica Climate change ở Britannica Réchauffement planétaire ở L'Encyclopédie canadienne Réchauffement climatique ở Encyclopédie Larousse Changement climatique ở L'Encyclopédie canadienne Ngô Đức Thành 2021
1 - Khái niệm Mở rộng phần "Thuật ngữ" hiện tại, để thêm đề cập ngắn gọn một số khái niệm tổng quan hơn (theo lựa chọn 2+) Thuật ngữ Hệ Trái đất một số khái niệm trong "Biến đổi khí hậu trong văn minh loài người" Khái niệm: Ấm lên toàn cầu Khái niệm: dao động khí hậu, biến động khí hậu, biến đổi khí hậu, Hệ thống khí hậu, thời tiết và khí hậu
2 - Khám phá & Đo đạc Gộp phần "Khám phá" & "Sự gia tăng nhiệt độ" , thêm các kết quả đo khác, nguồn số liệu và cách đo Khám phá, Sự gia tăng nhiệt độ Nghiên cứu khí hậu Bằng chứng biến đổi khí hậu Mức gia tăng nhiệt độ Mức gia tăng nhiệt độ Đo lường & Mức gia tăng nhiệt độ Nguồn số liệu & cách thống kê, Mô hình khí hậu
3 - Nguyên nhân Giới thiệu nhóm các nguyên nhân do con người (Khí nhà kính, Sol khí và mây, Bề mặt đất) và nguyên nhân tự nhiên ngắn hạn (Núi lửa & Mặt trời) và dài hạn (Quỹ đạo Trái đất - Chu kỳ Milankovitch, dịch chuyển Lục địa) Tác nhân khiến tăng nhiệt Tác nhân làm nóng lên toàn cầu Tác nhân làm biến đổi khí hậu Tác động của con người
3.1 - Hiệu ứng nhà kính ( ngắn hơn là "Khí nhà kính") Đề cập đến cả Hiệu ứng nhà kính tự nhiên (từ trước khi có con người) và do khí thải của con người. Đề cập đến ozone. Hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính, Ozon bình lưu Hiệu ứng nhà kính Khí nhà kính Khí nhà kính Hiệu ứng nhà kính
3.2 - Sol khí và mây Sol khí và mây Sol khí và mây
3.3 - Bề mặt đất Bề mặt đất Bề mặt đất
3.4 - Núi lửa & Mặt trời Không đề cập chi tiết các nguyên nhân tự nhiên dài hạn (Quỹ đạo Trái đất - Chu kỳ Milankovitch, dịch chuyển Lục địa), để dành cho mục từ "biến đổi khí hậu tổng quan" Núi lửa & Mặt trời Núi lửa, Mặt trời Núi lửa, Mặt trời
3.5 - Cưỡng bức bức xạ & Hồi tiếp khí hậu Mở rộng phần "Hồi tiếp khí hậu" hiện tại (tên cũ "Phản hồi biến đổi khí hậu") để thêm về Cưỡng bức bức xạ Hồi tiếp khí hậu Cưỡng bức bức xạ, Hồi tiếp khí hậu Hồi tiếp khí hậu Cưỡng bức bức xạ, Hồi tiếp khí hậu
4 - Dự báo & ảnh hưởng Mở rộng "Ấm lên tương lai", chi tiết về sự ảnh hưởng của ấm lên toàn cầu đến môi trường và kinh tế, xã hội Ấm lên tương lai Nghiên cứu khí hậu, Ảnh hưởng Nghiên cứu, Ảnh hưởng Dự báo, Tác động
4.1 - Mô phỏng tương lai Mô phỏng tương lai Nghiên cứu Dự báo một phần "Khí hậu cực đoan"
4.2 - Ảnh hưởng đến môi trường Ảnh hưởng đến môi trường
4.3 - Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội
5 - Đối phó Gộp các mục "Đối phó", "Chính trị / chính sách", "Đồng thuận Khoa học & xã hội" ở bản hiện tại lại để thể hiện phản ứng của con người, từ nhận thức đến hành động. Đối phó, Chính trị / chính sách, Đồng thuận Khoa học & xã hội
5.1 - Nhận thức Đồng thuận Khoa học & xã hội Đồng thuận khoa học, Xã hội Phủ nhận sự tồn tại của biến đổi khí hậu
5.2 - Giảm thiểu Giảm thiểu
5.3 - Thích nghi Thích nghi Thích nghi
5.4 - Chính sách Chính trị / chính sách Lựa chọn, Hiệp định quốc tế Chính trị / chính sách Lựa chọn / chính sách tương lai, Hiệp định quốc tế Hành động quốc tế Giải pháp, Hợp tác quốc tế
[Không đề cập ở mục từ này] Để dành cho mục từ "biến đổi khí hậu tổng quan" Biến đổi khí hậu ngắn hạn, Biến đổi khí hậu trong văn minh loài người, Biến đổi khí hậu qua các kỷ địa chất Quỹ đạo Trái đất Quỹ đạo Trái đất, Lục địa Khí hậu hiện đại, Cổ khí hậu, Chu kỳ Milankovitch

Thuật ngữ[sửa]

  • Climate feedback: theo Ngô Đức Thành 2021 (sách dẫn bên trên, mục 1.5, tr.31) thì là "Hồi tiếp khí hậu", phân thành "Hồi tiếp dương" và "Hồi tiếp âm". Tttrung (thảo luận) 11:44, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (+07)
Đồng ý sửa thành "hồi tiếp". Marrella (thảo luận) 17:11, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (+07)
  • Global warming: theo Ngô Đức Thành 2021 (sách dẫn bên trên, mục 1.5, tr.31) là "nóng lên toàn cầu" Tttrung (thảo luận) 11:52, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (+07)
Có lẽ "ấm lên" hay "nóng lên" đều được, chúng ta chọn một từ thống nhất. Tôi thiên về "ấm lên" (cũng chính xác với warming). "Ấm lên" mức độ nhẹ hơn, cho cảm nhận nhiệt độ nhích dần qua thời gian, có vẻ phù hợp với thực tế. Marrella (thảo luận) 17:11, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (+07)