Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Phân tích và lựa chọn công nghệ

Phân tích và lựa chọn công nghệ (tiếng Anh Technology Analysis and Choice) là xem xét và đề xuất để lựa chọn các phương án công nghệ cho một dự án ứng dụng công nghẹ thông tin trên cơ sở các yếu tố như mục tiêu của dự án, kinh phí được cấp, các công nghệ hiện có cùng xu hướng công nghệ, các sản phẩm cũng như khả năng của các nhà cung cấp trên thị trường. Kết quả phân tích và lựa chọn công nghệ bắt buộc phải được thể hiện thành một chương trong tài liệu của dự án đó.

Hầu hết các hệ thống thông tin theo "mô hình kim tự tháp" với bốn cấp bao gồm: Hệ thống xử lý giao dịch (TPS ¬- Transaction processing system), Hệ thống thông tin quản lý (MIS - Management information system), Hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS - Decision Support System), Hệ thống thông tin điều hành (EIS – Executive Information system). Các dự án ứng dụng công nghẹ thông tin phục vụ cho tổ chức hay doanh nghiệp thường thuộc vào các loại hệ thống nói trên. Lựa chọn công nghệ cho các dự án ứng dụng công nghẹ thông tin cần thỏa mãn các tiêu chí về: Năng lực của công nghệ; Xu thế phát triển công nghệ; Điều kiện ứng dụng cụ thể; Tác động lên các quy trình; Năng lực tài chính của tổ chức; Chi phí sở hữu toàn phần (TCO - Total Cost of Ownership) của công nghệ so với các công nghệ khác. Khi thực hiện các dự án công nghẹ thông tin cần xét những công nghệ hiện đại và thích hợp như mô hình cơ sở dữ liệu, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật (Internet of thing)... Phân tích và lựa chọn công nghệ là một quy trình gồm một số bước.

Các bước phân tích và lựa chọn công nghệ[sửa]

• Bước 1: Xác định dự án thuộc nhóm nào trong mô hình phân cấp của hệ thống thông tin. Quá trình bắt đầu bằng việc tóm tắt dự án và xác định dự án này thuộc nhóm nào: TPS, MIS, DSS hay EIS.

• Bước 2: Xác định bộ tiêu chí lựa chọn. Các chuyên gia nghiên cứu phân tích hầu hết các xu hướng công nghệ trong nhiều thập kỷ, trên cơ sở đó chuẩn bị các bộ tiêu chí toàn diện cho nhiều chủ đề chính để giúp lựa chọn giải pháp tốt nhất hiện có. Các tiêu chí lựa chọn là điểm khởi đầu quan trọng đối với dự án đang được xem xét.

• Bước 3: Cân nhắc các tiêu chí và đánh giá kết quả chào hàng của nhà cung cấp. Khía cạnh thách thức nhất của quy trình lựa chọn nhà cung cấp là phải đảm bảo các giải pháp của nhà cung cấp đáp ứng được nhu cầu của của dự án một cách lý tưởng. Điều này có nghĩa là nhóm phân tích và lựa chọn công nghệ cần hiểu rõ nhu cầu của dự án, thấy được những nhà cung cấp được lựa chọn không chỉ thỏa mãn những yêu cầu trong tình huống hiện tại mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu tương lai của dự án. Sau khi phân tích các kết quả về trọng số gán cho các nhà cung cấp đã được xem xét, các chuyên gia thực hiện nhiệm vụ này sẽ lập bảng phân tích dựa trên kỹ thuật Kepner-Tregoe® (KT). Bảng này sẽ cho kết quả xếp hạng nhà cung cấp, giúp chủ đầu tư có thêm thông tin cho việc ra quyết định. Thông tin đáng giá mà chủ đầu tư nhận thêm được ở đây là những lĩnh vực có thể tác động đáng kể đến tổng chi phí vòng đời của sản phẩm dự án.

Dịch vụ phân tích và lựa chọn công nghệ[sửa]

Có nhiều công ty dịch vụ phân tích và đánh giá để lựa chọn công nghệ và nhà cung cấp Lĩnh vực làm dịch vụ phân tích và lựa chọn công nghệ đã phát triển. Các nhà cung cấp dịch vụ này đã có được kỹ năng và kiến thúc rộng lớn dựa trên kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án lựa chọn nhà cung cấp trong những thập kỷ qua. Thực hiện những dịch vụ như vậy, các nhà cung cấp dịch vụ phải kết hợp nghiên cứu chuyên sâu với các tiêu chí lựa chọn cụ thể cho từng loại công nghệ giải pháp và một phương pháp lựa chọn nhất quán giúp đảm bảo rằng khách hàng có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất có thể.

Loại dịch vụ này cung cấp các lợi ích bao gồm: 1) Quy trình kinh doanh chuẩn hóa. 2) Tiêu chí lựa chọn giải pháp chất lượng cao. 3) Các công cụ phân tích dựa trên sự thật, đã được chứng minh. 4) Rút ngắn thời gian chu kỳ dự án và tiết kiệm kinh phí đầu tư. 5) Tạo quy trình kiểm tra sản phẩm.

Điều tra nghiên cứu nhằm đưa ra các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp trong gia công công nghệ thông tin Việc lựa chọn một nhà cung cấp thích hợp từ một tập hợp các nhà cung cấp cạnh tranh trong lĩnh vực gia công công nghẹ thông tin là một quyết định cần thiết cho việc quản lý hiệu quả các cung ứng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Các chuyên gia đến từ các tổ chức giáo dục đại học, y tế, thanh tra và thử nghiệm, tài sản, vận chuyển, doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương và giao thông vận tải, những người chia sẻ quan điểm của họ về các tiêu chí đều ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp cho ứng dụng công nghẹ thông tin của họ. Quyết định lựa chọn nhà cung cấp được đặc trưng bởi mức độ chủ quan, phụ thuộc lẫn nhau, các tiêu chí ràng buộc lẫn nhau và có thể mâu thuẫn nhau. Do vậy, một quy trình phân tích có tính phân cấp được áp dụng để xác định trọng số của các tiêu chí đã sử dụng. Các nhà cung cấp tiềm năng cung cấp dịch vụ gia công công nghẹ thông tin cho các tổ chức được đánh giá và xếp hạng theo các mẫu được lấy. Cỡ mẫu bao gồm các tiêu chí: chi phí, chất lượng, cam kết, nguồn lực bổ sung, chuyên môn bổ sung, công việc trước đó, điều khoản hợp đồng, tính bảo mật, vị trí, cơ sở dữ liệu nhà cung cấp và trao quyền kinh tế. Chất lượng sản phẩm là thuộc tính quan trọng nhất để lựa chọn nhà cung cấp trong gia công công nghẹ thông tin.

Một số câu hỏi cụ thể sau đây giúp định hướng nhiệm vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ phân tích lựa chọn công nghệ trong việc tham gia xây dựng dự án:

  • Điều lãnh đạo của tổ chức/công ty muốn là gì từ dự án này?
  • Mục tiêu chiến lược của công ty đặt vào dự án này là gì?
  • Yêu cầu của nghiệp vụ là gì?
  • Mỗi nhà cung cấp đáp ứng được bao nhiêu % yêu cầu nghiệp vụ?
  • Nhà cung cấp đã triển khai cho ai trong quá khứ? Kết quả dự án như thế nào? Bao nhiêu dự án thất bại và thành công? Nguyên nhân thành công và thất bại là gì?
  • Đội ngũ nhân lực của dự án gồm những ai? Khả năng thực hiện dự án của họ như thế nào?
  • Nhà cung cấp có sẵn sàng cam kết sẽ bị phạt nếu quá hạn và chất lượng không đảm bảo trong một giới hạn cụ thể?
  • Nhà cung cấp có thể tham gia làm tài liệu hay không? Chuyên gia nào của nhà cung cấp tham gia?
  • Phương pháp luận để tiếp cận dự án là gì?
  • Tư duy kinh doanh của lãnh đạo bên nhà cung cấp là gì? Chiến lược kinh doanh ra sao? Liệu nhà cung cấp còn tồn tại và hỗ trợ tốt cho đến hết vòng đời của sản phẩm?

Với một bộ tiêu chí rõ ràng thì người có trách nhiệm của dự án mới đánh giá được đâu là điểm mạnh và giới hạn của nhà cung cấp.

phân tích và lựa chọn công nghệ là một trong những chương quan trọng nhất của việc lập tài liệu dự án. Phân tích công nghệ đúng, lựa chọn công nghệ đúng là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo dự án thành công, thực hiện đúng được mục tiêu đề ra.

Nhà quản lý hệ thống ứng dụng công nghẹ thông tin phải nắm vững các phân tích về công nghệ để quản lý, vận hành, đề nghị nâng cấp đúng như những nguyên tắc đề ra khi lựa chọn công nghệ. Nếu cần sửa đổi nâng cấp, nhà quản lý hệ thống cần phải thuyết minh về việc lựa chọn công nghệ khác.

Thị trường phân tích công nghệ để lựa chọn sẽ ngày càng phát triển theo sự phát triển phong phú của công nghệ và thị trường các dự án công nghẹ thông tin.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Bugwandin, Roshelle, Investigating vendor selection criteria in information technology outsourcing using multiple criteria decision making, 2017, Open scholar. https://doi.org/10.51415/10321/2929
  2. Andrew McAfee, Mastering the Three Worlds of Information Technology, Mastering the Three Worlds of Information Technology, 2006, Harvard Business Review
  3. Chee MengYap, Wm.E. Souder, A filter system for technology evaluation and selection, Technovation, Vol 13, Issue 7, November 1993, Pages 449-469.