ISBN
Phiên bản vào lúc 23:03, ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Taitamtinh (Thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
UnderCon icon.svg Mục từ này chưa được bình duyệt và có thể cần sự giúp đỡ của bạn để hoàn thiện.
International Standard Book Number
{{{image_alt}}}
A 13-digit ISBN, 978-3-16-148410-0, as represented by an EAN-13 bar code
Từ viết tắtISBN
Được giới thiệu1970
Tổ chức quản lýInternational ISBN Agency
Số và chữ số13 (formerly 10)
Check digitWeighted sum
Ví dụ978-3-16-148410-0
WebsiteISBN-international.org
ISBN của tạp văn Sương khói quê nhà (Nguyễn Nhật Ánh)[1]

ISBN (viết tắt International Standard Book Number, Mã số Tiêu chuẩn Quốc tế cho Sách) là mã số tiêu chuẩn quốc tế có tính chất thương mại duy nhất để xác định một quyển sách, đây còn là hệ thống phân định quốc tế đơn nhất cho mỗi dạng sản phẩm hoặc lần in ra của một xuất bản phẩm chuyên khảo được một nhà xuất bản riêng xuất bản hoặc sản xuất.[2][3][4]

Tổng quan[sửa]

Hệ thống lần đầu tiên được thảo luận tại Hội nghị về nghiên cứu thị trường Sách và Hợp lý hóa trong thương mại Sách vào tháng 11 năm 1966 tại Berlin.[3]Năm 1970, ISBN đã được thừa nhận trên bình diện quốc tế là hệ thống phân định cho ngành công nghiệp xuất bản và thương mại sách.[4]ISBN có mặt cùng với xuất bản phẩm chuyên khảo từ khâu in ấn đến các quá trình tiếp theo suốt chuỗi cung ứng và phân phối.[4]

Hệ thống ISBN dùng như là một yếu tố chủ chốt trong hệ thống đặt hàng và kiểm kê đối với nhà xuất bản, nhà bán sách, thư viện và các tổ chức khác, nó là cơ sở để thu thập dữ liệu về các lần xuất bản mới và tiếp nối của các xuất bản phẩm chuyên khảo đối với các danh mục dùng trong ngành thương mại sách.[3]

ISBN như một hệ thống nhận dạng quốc tế duy nhất cho mỗi dạng sản phẩm hoặc ấn bản của một ấn phẩm độc bản được xuất bản hoặc sản xuất bởi một nhà xuất bản cụ thể.[3]Năm 2005, tiêu chuẩn ISO 2108 về ISBN được thông qua và áp dụng đến nay.[3]

Cấu trúc[sửa]

Yếu tố đầu tiên của ISBN 13 chữ số là số tiếp đầu 3 chữ số do cơ quan ISBN quốc tế quy định phù hợp với hệ thống đánh số sản phẩm toàn cầu GS1.[5] Số tiếp đầu này do GS1 quốc tế dành riêng cho cơ quan ISBN quốc tế.[6]Số tiếp đầu này bao gồm trong mã số sản phẩm 13 chữ số chỉ ra rằng mã số sản phẩm này xuất phát từ hệ thống ISBN và là một phần của hệ thống ISBN.[5]

Mã số ISBN gồm 13 chữ số 1, bao gồm các yếu tố sau:[7]

  • Yếu tố tiếp đầu (tiếp đầu tố);
  • Yếu tố nhóm đăng ký;
  • Yếu tố tổ chức xin đăng ký;
  • Yếu tố xuất bản phẩm;
  • Số kiểm tra

Cấu trúc một ISBN 13 chữ số:[5]

  • Thử ISBN : 9789528988885
  • Tiếp đầu tố GS1: 978
  • Nhóm đăng ký: 952 (phân đoạn thử tổ chức xin đăng ký): 89888
  • Tổ chức xin đăng ký: 89
  • Tên: 8888
  • Số kiểm tra:5
  • ISBN có thể trình bày: 978-952-89-8888-5

Nguyên tắc cấp và sử dụng ISBN[sửa]

  • Một ISBN khi đã được cấp cho một xuất bản phẩm thì không được sửa đổi, thay thế hoặc dùng lại.[8]
  • Mỗi ISBN riêng rẽ phải được cấp cho từng xuất bản phẩm chuyên khảo riêng, hoặc là một bản in riêng của một xuất bản phẩm chuyên khảo do một nhà xuất bản phát hành[4]
  • Mỗi bản in bằng một thứ ngôn ngữ của một xuất bản phẩm chuyên khảo phải được cấp một ISBN riêng rẽ[9]
  • Mỗi dạng sản phẩm khác nhau (ví dụ sách bìa cứng, bìa mềm, chữ nổi Brail, sách âm thanh, video, xuất bản phẩm điện tử trực tuyến…) phải được cấp một ISBN riêng rẽ[4]
  • Mỗi dạng xuất bản phẩm điện tử khác nhau (ví dụ “lit”, “pdf”, “html”, “pdb”) được xuất bản và phát hành riêng rẽ phải được cấp một ISBN riêng rẽ[4]
  • Một khi đã được cấp cho một xuất bản phẩm, một ISBN không bao giờ được sử dụng lại cho một xuất bản phẩm khác, ngay cả khi thấy rằng ISBN này được phát hành sai lầm.[10]Một tổ chức xin đăng ký đã xác định rằng một ISBN được cấp một cách sai lầm phải báo cáo ISBN sai lầm đó cho cơ quan đăng ký ISBN khu vực có liên quan[10]
  • Thay đổi về dạng sản phẩm mà trong đó một xuất bản phẩm cụ thể được xuất bản đòi hỏi một ISBN riêng; ví dụ sách bìa cứng, bìa mềm, sách chữ nổi Brail, bản micro, bản mềm, video và phiên bản điện tử trực tuyến và các dạng sản phẩm của cùng một xuất bản phẩm mỗi loại đòi hỏi một ISBN riêng[10]
  • Không được cấp một ISBN riêng nếu xuất bản phẩm chỉ thay đổi về giá của nó[10]

Vị trí ISBN trên ấn phẩm[sửa]

Đối với sách in[sửa]

  • Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải in tại góc dưới bên phải bìa 4.[11]Nếu là sách có bìa bọc thì in trên bìa bọc.[4]Phía trên mã vạch phải có dòng chữ “ISBN” và tiếp sau là các thành phần của mã số, cách nhau bởi dấu gạch nối.[4]Phần dãy số phía dưới trùng với dãy số phía trên, nhưng không có gạch nối[4]Ngoài ra, cuối trang ghi số quyết định xuất bản phải ghi mã ISBN dạng số.[12]
  • Trường hợp sách có nhiều tập: Cuối trang bản quyền của mỗi tập ghi thêm mã số ISBN dạng số của tất cả các tập khác (nếu đã xuất bản)[4]
  • Trường hợp sách dịch: Cuối trang bản quyền ghi mã số ISBN dạng số của sách gốc (nếu có)[4]
  • Trường hợp sách được xuất bản ở nhiều định dạng khác nhau: Cuối trang bản quyền của mỗi định dạng ghi thêm mã số ISBN dạng số của tất cả các định dạng khác (nếu đã xuất bản)[4]

Đối với sách điện tử[sửa]

  • Đối với sách xuất bản, phát hành trên mạng Internet hoặc trên phương tiện điện tử khác: Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải ghi tại giao diện đầu tiên hoặc giao diện hiển thị tiêu đề hoặc giao diện trang bản quyền của sách[12]
  • Đối với sách dạng CD, CD-ROM, DVD, VCD: Mã số ISBN tích hợp mã vạch phải ghi trên nhãn gắn cố định vào vật thể đó[4]

Một số ví dụ[sửa]

  • Sách in và sách nhỏ có bìa mềm (và các dạng sản phẩm khác nhau của nó);
  • Xuất bản phẩm chữ Brail;
  • Xuất bản phẩm mà nhà xuất bản không định cập nhật thường xuyên hoặc tiếp tục không định trước;
  • Phim hướng dẫn/đào tạo, video và phim giấy trong;
  • Sách audio trên cát-xét hoặc CD hoặc VCD (sách nói);
  • Xuất bản phẩm điện tử và phim giấy trong;
  • Sách audio trên cát-xét hoặc CD vật mang vật thể (chẳng hạn băng đọc bằng máy, CD-ROM) hoặc là trên internet;
  • Các bản số hóa của các xuất bản phẩm chuyên khảo in;
  • Xuất bản phẩm micro phim;
  • Phần mềm hướng dẫn hoặc đào tạo;
  • Xuất bản phẩm đa phương tiện hỗn hợp dựa trên nguyên lý văn bản;

Ứng dụng[sửa]

Một ISBN riêng biệt sẽ được chỉ định cho mỗi ấn phẩm sách chuyên khoa riêng biệt hoặc ấn bản hoặc định dạng của một ấn phẩm do một nhà xuất bản phát hành.[2]Một ISBN riêng biệt sẽ được chỉ định nếu có những thay đổi đáng kể đối với bất kỳ phần nào hoặc các phần của một ấn phẩm, thay đổi về thiết kế hoặc màu sắc của bìa.[4]Những thay đổi nhỏ trong một ấn bản (ví dụ: sửa chữa các bản in sai) không yêu cầu ISBN riêng.[2]

Nhà xuất bản này mua lại của nhà xuất bản khác có thể tiếp tục sử dụng các ISBN chưa được chỉ định, cơ quan ISBN quốc gia chịu trách nhiệm thông báo về sự thay đổi quyền sở hữu của người đăng ký thành phần.[2][7]

Sau khi được chỉ định cho một ấn phẩm chuyên khảo, ISBN không bao giờ có thể được sử dụng lại để xác định một ấn phẩm độc bản khác, ngay cả khi ISBN ban đầu được phát hiện là đã được chỉ định lỗi; người đăng ký phát hiện ra rằng ISBN sai phải xóa số này khỏi danh sách các số có thể sử dụng và báo cáo ISBN sai đối với cơ quan ISBN của họ.[2]

Xem thêm[sửa]

  • DOI (Định danh số cho đối tượng)
  • ISSN (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ như Tạp chí...)
  • ISMN (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho Nhạc)
  • ISWC (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho tác phẩm Nhạc)
  • ISAN (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho Nghe nhìn)
  • ISTC (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho bản văn)
  • LCCN (Số kiểm soát của Thư viện Quốc hội Mỹ)

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Öchsner, Andreas (2013), "Types of Scientific Publications", Introduction to Scientific Publishing, Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg, doi:10.1007/978-3-642-38646-6_3, ISBN 978-3-642-38645-9, ISSN 2191-530X
  2. Ayers, F.H. (1976), "The Universal Standard Book Number (USBN): why, how and a progress report", Program, Emerald, 10 (2): 75–80, doi:10.1108/eb046736, ISSN 0033-0337
  3. Ibrahim, Lukman; Bahri, Syamsul (ngày 28 tháng 12 năm 2018), "Penerapan aritmatika modulo untuk menguji validitas dan mengembangkan nomor ISBN (International Standard Book Number)", EIGEN MATHEMATICS JOURNAL, Universitas Mataram, 2 (2): 1, doi:10.29303/emj.v2i2.18, ISSN 2615-3270
  4. Hanh Pham; Andre Dvorak; Miguel Perez, Recognizing Call Numbers for Library Books: The Problem and Issues, doi: 10.3196/18642950115834290
  5. ISBN International Standard Book Number: bibliography, doi:10.1109/CSCI46756.2018.00079
  6. ISBN recognition using a modified probabilistic neural network (PNN), Chen, ISBN: 0818629150, doi:10.1109/ICPR.1992.201807, 1992
  7. ISBN users' manual, Berlin: International ISBN Agency, 2001, ISBN 978-3-88053-075-1, OCLC 52602690
  8. ISBN, international standard book numbering : incorporating guidelines for numbering software intended for sale by retailers, London: Standard Book Numbering Agency, 1993, ISBN 978-0-949999-07-8, OCLC 29246226
  9. International standard book numbering in South AFrica, Place of publication not identified: Staatsbiblioteek, 1971, ISBN 978-0-7989-0008-9, OCLC 85959239
  10. Information and documentation : International Standard Book Number (ISBN, Pretoria: Standards South Africa, 2005, ISBN 978-0-626-17111-7, OCLC 64555605
  11. Woolford, Sandra (2001), Directory of Caribbean publishers, Georgetown, Guyana: Documentation Centre, Caribbean Community Secretariat, ISBN 978-976-600-142-1, OCLC 50556775
  12. Splane, Lily (2002), The book book : a complete guide to creating a book on your computer, San Diego, Calif: Anaphase II, ISBN 978-0-945962-14-4, OCLC 54527545
  13. Walravens, Hartmut (2010), ISBN - International Standard Book Number bibliography ; literature on the ISBN and ISMN (International Standard Music Number) from all over the world = ISBN - Internationale Standard-Buchnummer, Berlin: Simon-Verl. für Bibliothekswissen, ISBN 978-3-940862-21-1, OCLC 648766999
  14. ISBN user's manual the international standard book number system ; [the new ISBN, valid as of January 2007, Berlin: Internat. ISBN Agency, 2005, ISBN 978-3-88053-118-5, OCLC 76771716
  15. Callus, Anthony (2003), The Malta International Standard Book Number directory, San Gwann (Malta: Publishers enterprises Group, ISBN 978-99909-0-362-1, OCLC 54956980
  16. Information and documentation : International Standard Book Number (ISBN, Pretoria: SABS Standards Division, 2011, ISBN 978-0-626-25329-5, OCLC 730435306
  17. Schmierer, Helen F; Pasternack, Howard (1979), Study of current and potential uses of international standard book number in United States libraries, ERIC Document Reproduction Service, OCLC 978070207
  18. "Libros españoles ISBN", Libros españoles ISBN ... (trong español), Agencia Española del International Standard Book Number (ISBN), 1975, OCLC 906143260
  19. International ISBN Agency (1977), "ISBN review international standard book number", ISBN review international standard book number (trong Undetermined), OCLC 224478560CS1 maint: unrecognized language (link)
  20. Dansk Standard (2005), Information og dokumentation : ISBN (internationalt standardbognummer) = information and documentation : International Standard Book Number (ISBN) (trong dansk), Dansk Standard, OCLC 1137217699
  21. National Library of Canada, "Isbn: international standard book number - pamphlet", Isbn: international standard book number - pamphlet. (trong Undetermined), OCLC 976645286CS1 maint: unrecognized language (link)
  22. International Standard Book Number and the librarian, ISBN Publicity Committee, 1970, OCLC 2603315
  23. "ISBN review : Internationale Standard-Buchnummer. Numéro normalisé international du livre. Mezhdunarodnyi standartnyi knizhnyi nomer. International standard book number", ISBN review, Verlag Dokumentation., 1977, OCLC 219890319
  24. Slovenija; Urad za standardizacijo in meroslovje (1992), International standard. ISO 2108, ISO 2108, Urad RS za standardizacijo in meroslovje, OCLC 444258843

Chú thích[sửa]

  1. Nguyễn, Nhật (2012), Sương khói quê nhà : tạp văn, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tre, ISBN 978-604-1-01661-3, OCLC 820451005
  2. a b c d e Rāī, Śānti (2017), Nepālamā ādivāsī adhikāra : nītigata avasthā, cunautī ra avasaraharu (trong Kiswahili), Kāṭhamāḍaum: Nepālakā Ādivāsīharūko Mānava Adhikāra Sambandhī Vakila Samūha (Lāhurnipa, ISBN 978-92-95055-02-5, OCLC 1001463966
  3. a b c d e Số tay hướng dẫn ISBN, Caribbean, Georgetown: CCS, 2012, ISBN:978-976-600-269-5, File PDF
  4. a b c d e f g h i j k l m n Association française de normalisation (2006), Numéro international normalisé du livre (ISBN) : NF ISO 2108 = nformation and documentation-International Standard Book Number = nformation und Dokumentation-International Standard Buchnummer (trong français), AFNOR, OCLC 496293168
  5. a b c doi:10.1163/9789004337862_lgbo_com_090425
  6. Información y documentación : número normalizado internacional del libro (ISBN) (ISO 2108:2005) (trong español), AENOR, 2006, OCLC 804394966
  7. a b Information and documentation : International Standard Book Number (ISBN, Sydney, NSW Wellington N.Z: Standards Australia Standards New Zealand, 2006, ISBN 978-0-7337-7334-1, OCLC 166310667
  8. Corsten, Severin (1987), Lexikon des gesamten Buchwesens : LGB (trong Deutsch), Stuttgart: Anton Hiersemann, Verlag, ISBN 978-3-7772-1412-2, OCLC 14001390
  9. ISBN-Handbuch : die Internationale Standard-Buchnummer ; [der ISO-Standard 2108 (trong Deutsch), Frankfurt am Main: ISBN-Agentur für die Bundesrepublik Deutschland, 2005, ISBN 978-3-7657-2781-8, OCLC 886285173
  10. a b c d Slovenski standard. SIST ISO 2108:2005, SIST ISO 2108:2005, Slovenski institut za standardizacijo, 2005, OCLC 448623378
  11. 8802-1AB-2014 - ISO/IEC/IEEE International Standard for Information technology -- Telecommunications and information exchange between systems -- Local and metropolitan area networks -- Part 1AB : Station and Media Access Control Connectivity Discovery, Place of publication not identified: IEEE, 2014, ISBN 978-0-7381-8939-0, OCLC 1112392662
  12. a b Norma española UNE-ISO 2108 (trong español), AENOR, 2006, OCLC 1085829248

Liên kết ngoài[sửa]

  1. Trang chủ của ISBN Quốc tế
  2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6380:2007 (ISO 2108:2005) về ISBN
  3. Thông tư 05/2015 BTTT quản lý và sử dụng mã số sách tiêu chuẩn quốc tế