Mục từ này cần được bình duyệt
Giấy dó
Phiên bản vào lúc 16:01, ngày 9 tháng 12 năm 2020 của Minhpc (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} Giấy dó là loại giấy được làm từ xơ sợi vỏ cây dó, hoặc vỏ cây dướng theo phương pháp thủ công truyền th…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Giấy dó là loại giấy được làm từ xơ sợi vỏ cây dó, hoặc vỏ cây dướng theo phương pháp thủ công truyền thống.

Cây dó cũng như cây dướng là những loại cây sinh trưởng tư nhiên ở rừng. Cây dó có vỏ thích hợp cho làm giấy gọi là cây dó giấy. Còn có loại cây dó khác là cây dó trầm, sinh trưởng nhiều ở các tỉnh miền Trung, vỏ cây này không phù hợp cho làm giấy. Cây dó trầm có khi tạo được trầm hương, là loại hương liệu quý. Cây dó giấy, cây dướng mọc nhiều ở các tỉnh niền Bắc, nhất là Quảng Ninh, Hòa Bình, Yên Bái…. Vỏ hai loại cây này dày, chứa nhiều xơ sợi dài, dai và mảnh. Khi khai thác cây được chặt hạ, bóc lấy vỏ, bó thành từng bó cung cấp cho những người làm giấy.

Để làm giấy vỏ cây được trộn với vôi tôi, ủ trong một số ngày, tùy theo mùa, mùa lạnh lâu hơn mùa nóng. Sau đó nguyên liệu được đưa vào thùng. Thêm nước và đun nóng kiểu hấp trong thời gian nhiều tiếng đồng hồ, phụ thuộc vào loại giấy cần làm, “ thô “ hay “ tinh”.Sau khi hấp xong nguyên liệu được đem đi “giặt giũ “ với nước ở ao hồ hay sông suối. Sau khi giặt sạch ( vừa giặt vừa đập ), nguyên liệu được đưa vào cối để giã như giã gạo. Bởi vậy mới có câu ca:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, gợn gương Tây Hồ

. Nhịp chày ở đây là tiếng chày giã giấy ở làng Yên Thái, Bưởi, Hà Nội. Công việc giã giấy là rất vất vả, nặng nhọc và do những người trai tráng khỏe mạnh đảm nhiệm.

Nguyên liệu sau khi giã đạt yêu cầu, được hòa loãng với nước trong thùng, thường được gọi là tầu xeo, có thể tích 1,5-2 m3. Ngoài xơ sợi vỏ cây có thể bổ sung hồ bột gạo, thường là gạo nếp, nước ngâm gỗ cây mò để cho giấy đều hơn, bền hơn. Sau khi cho đủ nguyên liệu, hóa chất người ta dùng gậy tre khuấy mạnh liên tục, gọi là đánh hồ. Khi đạt yêu cầu người ta dùng khung lưới bằng nan trúc đan ken với độ dày phù hợp để vớt xơ sợi, tạo ra lớp xơ sợi mỏng trên lưới. Khung lưới này người ta gọi là liềm xeo Các lớp giấy ướt được xếp lần lượt cho thoát bớt nước, sau đó bóc ra từng lớp đem phơi khô để được sản phẩm giấy dó, nhiều khi gọi là giấy bản. Quá trình làm ra giấy từ nguyên liệu vỏ cây kéo dài nhiều ngày và tốn nhiều công sức.

Có nhiều loại giấy dó được sản xuất, phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Ngoài giấy bản là loại giấy thông dụng, còn có giấy chất lượng cao như giấy lĩnh, giấy lụa. Cao cấp nhất là giấy sắc phong , hay giấy sắc dùng cho vua chúa phong kiến in, viết những văn bản quan trọng

Giấy dó ( bao gồm cả giấy từ vỏ cây dướng ) trước đây thường được dùng đẻ in sách, ghi chép, học hành, thi cử, làm tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, hay tranh thờ của nhân dân các dân tộc ít người ở miền núi, làm đồ chơi Trung thu, làm vàng mã, làm pháo, làm hợp chất tạo khuôn đúc đồng, làm quạt giấy, làm vật độn thêu nổi, in tiền giấy, làm bao bì gói hàng, gói đồ, kể cả bao gói thi thể người chết như trường hợp hai vị sư ở chùa Đậu. Cho đến nay hàng triệu bản sách Hán-Nôm được in khắc gỗ và chép tay, hay hàng vạn bản in đá, in rôneô trên giấy dó vẫn đang được lưu giữ ở nhiều thư viện, trung tâm lưu trữ, các cơ quan, tổ chức, đình chùa, đền miếu trên khắp cả nước cũng như nhiều nơi trên thế giới. Giấy dó thực sự mang trên mình sứ mạng gìn giữ di sản văn hóa, lịch sử

Sở dĩ giấy dó, giấy sắc có khả năng trường tồn, vượt qua thử thách của không gian và thời gian nhiều thế kỷ chính nhờ ở bản chất đặc biệt của xơ sợi cũng như công ngệ sản xuất.

Từ thời Bắc thuộc người Việt đã phát triển nghề làm giấy từ các loại nguyên liệu vỏ cây khác nhau, trong đó chủ yếu là giấy dó. Giấy đã được sử dụng làm đồ cống nạp quan trọng cho các triều đình Trung Hoa. Nghề làm giấy dó, giấy bản bắt đâu phát triển mạnh từ thế kỷ XI, khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, ở những địa phương xung quanh kinh thành, thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu theo đường thủy, có sông, hồ thuận lợi cho quá trình sản xuất. Đó là một số địa phương ở Bắc Ninh, như Dương Ô, Xuân Ổ gần sông Tương (sau này là sông đào Ngũ Huyện Khê ). Gần kinh thành xuất hiện những làng giấy, dần dần trở nên rất nổi tiếng như Yên Thái- Bưởi bên Hồ Tây, Nghĩa Đô, làng Cót- Cầu Giấy cạnh sông Tô lịch.

Sau hòa bình lập lại năm 1954, miền Bắc bắt đầu công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa tạo cơ hội cho nghề giấy bắt đầu phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nghề làm giấy dó được nhà nước tập trung phát triển ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và các hợp tác xã khu vực Thụy Khuê- Bưởi, Hà Nội. Cùng với giấy công nghiệp được đầu tư phát triển giấy dó vẫn góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của xã hội. Rất tiếc là không có số liệu thống kê về sản lượng các loại giấy dó được sản xuất hàng năm. Đáng ghi nhận là năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời nhân dân làng giấy Bưởi- Thụy Khuê đã lam một lô giấy dó đặc biệt, chất lượng cao, có thể lưu trữ rất lâu dài để in Bản Di chúc của Người. Nghề làm giấy dó vẫn giữ được thị phần cho đến thời kỳ đổi mới những năm 90 thế kỷ trước. Khi kinh tế phát triển mạnh, ngành giấy ngày càng đa dạng sản phẩm cùng với sự phát triển công nghệ mới nên giấy dó đã đánh mất vai trò của mình và mai một nhanh chóng. Đến nay chỉ còn một vài gia đình ở Phong Khê Bắc Ninh vẫn làm giấy dó với quy mô rất nhỏ, cung cấp cho các các họa sĩ làm tranh giấy dó và tranh Đông Hồ. Ngoài xơ sợi vỏ cây dó, cây dướng người ta bổ xung thêm bột giấy công nghiệp từ gỗ để giảm giá thành và dễ làm hơn.

Trên thế giớ nghề làm giấy thủ công từ nguyên liệu vỏ cây cũng đã trừng rất phát triển, nhất là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt ở Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghiệp, nghề làm giấy thủ công cũng rất phát triển, cao điểm đã có thời kỳ Nhật Bản có khoảng 500 cơ sở sản xuất giấy thủ công, chủ yếu từ nguyên liệu vỏ cây, đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của thị trường, kể cả các loại giấy kỹ thuật cho ngành điện-điện tử, ngành chế tạo máy, ô tô. Trên VTV đã nhiều lần phát những phim tài liệu, phóng sự về nghề làm giấy thủ công ở Nhật Bản, Hàn Quốc, với những cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và tính mỹ thuật các loại giấy.Tuy nhiên cùng với sự phát triển, đổi mới của công nghệ, giấy thủ công cũng đã mất vai trò thị trường của mình và nghề làm giấy thủ công kiêu như giấy dó trên trên thế cũng chỉ còn là di sản được lưu giữ ở quy mô nhỏ, không còn là sản xuất hàng hóa. .